Phật dạy cho chúng ta điều gì? Phật dạy cho chúng ta hiếu kính mà thôi, cả thảy Phật giáo chính là dạy chúng ta hiếu thân tôn sư.
Các bạn phải nên biết cái gì gọi là tội lỗi? Tội lỗi là từ trong tự tư tự lợi mà sanh ra. Khi bạn tu tất cả thiện mà bên trong xen tạp tự tư tự lợi, đây gọi là Tạo Nghiệp.
Nếu như không có một chút ý niệm tự tư tự lợi xen tạp, đây chính là nhà Phật gọi là thanh tịnh công đức. Thanh tịnh công đức, xin nói với các bạn là không gì có được, không gì có được là thảy đều có được. Cái bạn có được là gì vậy? Tận hư không, khắp pháp giới, cái bạn có được là trí tuệ đức tướng vốn đầy đủ trong tự tánh của bạn hiện tiền. Đại đạo lý này có mấy người hiểu.
Cho nên, Phật hạnh phải làm từ chỗ nào? Làm từ “Tịnh Nghiệp Tam Phước” trong “Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật”, làm từ hiếu dưỡng cha mẹ. Hai chữ “hiếu dưỡng” này rất không dễ hiểu. Hiếu là gì? Có mấy người hiểu được hiếu?
Cho nên, lão tổ tông của chúng ta nêu ra, chúng ta không thể không phủ phục năm vóc sát đất, đích thực là đầy đủ trí tuệ cao độ, nghệ thuật cao độ. Lão tổ tông tạo ra những văn tự này, văn tự là phù hiệu, phù hiệu của trí tuệ, để bạn xem thấy cái phù hiệu này, nghe được cái âm thanh này, bạn liền giác ngộ.
“Hiếu”, chữ phù hiệu này, bên trên là chữ lão, bên dưới là chữ tử, là ý gì vậy? Trên một đời cùng dưới một đời là một thể, đây gọi là hiếu. Cho nên người phương tây có đứt khoảng, đứt khoảng thì không có hiếu, họ đoạn dứt, trên một đời cùng sau một đời có cách khoảng. Trên một đời còn có trên một đời nữa, sau một đời còn có sau một đời nữa, quá khứ vô thỉ, vị lai vô cùng. Vô thỉ vô chung là một thể. Đây là bổn ý của chữ hiếu, là từ trên thời gian mà nói.
Nếu từ nơi không gian mà nói, là rộng khắp mười phương, nhà Phật có hai câu nói: “Tận cùng ba cõi, rộng khắp mười phương”, chữ hiếu – phù hiệu này chính là đại biểu cho cái ý này. Mười phương ba cõi là một thể, đây là ý nghĩa của chữ hiếu. Cho nên, hiếu dưỡng cha mẹ là tận hiếu. Ai mới có thể làm được viên mãn? Phật mới được viên mãn. Bồ Tát Đẳng Giác vẫn còn một phẩm sanh tướng vô minh chưa phá, hiếu đạo của họ vẫn còn kém khuyết một phần.
Phật dạy cho chúng ta điều gì? Phật dạy cho chúng ta hiếu kính mà thôi, cả thảy Phật giáo chính là dạy chúng ta hiếu thân tôn sư. Sinh mạng của chúng ta có được là nhờ ở cha mẹ, huệ mạng của chúng ta có được là nhờ ở lão sư. Không có cha mẹ và lão sư thì chúng ta không hiểu được đạo lý đối với vũ trụ nhân sanh. Nếu không hiểu rõ những đạo lý này, người và những loại động vật khác có gì khác nhau đâu? Con người sở dĩ khác với loại cầm thú chính là họ rõ lý, họ có tiếp nhận qua giáo dục, cho nên họ có sư đạo. Thị hiện của chư Phật Bồ Tát đều là dùng thân phận của lão sư xuất hiện ở thế gian, dạy bảo chúng ta trải qua đời sống trí tuệ, trải qua đời sống giác ngộ. Đây là Phật hạnh.
Phật là ý nghĩa của giác ngộ, ý nghĩa của trí tuệ. Phàm phu không hiểu được Phật hạnh, trải qua là phiền não, đời sống của họ rất khổ. Cái rất khổ này không phải là cái khổ thiếu vật chất, đời sống vật chất không thiếu kém, như hào môn quý tộc ở thế gian này, thậm chí thiên vương trên trời, trong Phật Kinh thường nói phước báo lớn nhất là Đại Phạm Thiên Vương, Ma Hê Thủ La Thiên Vương, họ không có tu phạm hạnh, nên họ vẫn là rất khổ. Bần cùng có cái khổ của bần cùng, giàu sang có cái khổ của giàu sang, bần tiện có cái khổ của bần tiện, quý nhân họ cũng có cái khổ, thảy đều là có khổ.
Con người có ai là không khổ? Người giác ngộ không khổ, người tường tận không khổ. Phàm hễ không tường tận đối với chân tướng của vũ trụ nhân sanh thì không thể nào không khổ. Khổ từ do đâu mà ra? Do mê mà ra. Cho nên nhà Phật nói lìa khổ được vui, đây là quả; nhân là phá mê khai ngộ. Nếu bạn giác ngộ thì bạn liền an vui, mê rồi thì có khổ.
Giáo học của cả thảy Phật Pháp đều là phá mê khai ngộ mà thôi. Cương yếu của cả thảy Phật Pháp chính là hiếu thân tôn sư mà thôi. Cho nên người hiểu được hiếu thân, người hiện đại đối với hiếu dưỡng cha mẹ chỉ hiểu được hiếu dưỡng thân của cha mẹ, chăm sóc đời sống vật chất cho họ rất chu đáo, đây có thể xem là tận hiếu hay sao? Không phải!
Bạn phải hiểu được dưỡng cái tâm của cha mẹ, để cha mẹ không có lo lắng, để cha mẹ thường sanh tâm hoan hỉ, vậy mới có thể tận một chút hiếu đạo. Cho nên, người làm con mà đi học, làm bài khóa không tốt, để cho cha mẹ lo lắng thì là bất hiếu. Không nghe lời dạy của thầy thì cha mẹ buồn lo, đó cũng là bất hiếu. Cùng ở chung với các bạn học mà bất hòa, cha mẹ lại lo lắng, vậy là bất hiếu. Anh em bất hòa, chị em bạn dâu bất hòa đều làm cho cha mẹ lo lắng, đây đều là bất hiếu.
Bạn liền biết được phạm vi của hiếu dưỡng rộng lớn đến cỡ nào. Bạn bước vào xã hội, làm việc ở trong xã hội, bạn là một công nhân nhưng không tôn kính ông chủ, không phục tùng ông chủ, đây là bất hiếu. Bạn cùng với đồng sự không thể nào hợp tác giúp đỡ lẫn nhau, không chân thành hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau thì cũng là bất hiếu.
Phạm vi của hiếu quá rộng quá lớn, không có bờ mé. Đây là gì vậy? Chính là dưỡng cái tâm của cha mẹ. Càng quan trọng hơn nữa, đó là dưỡng cái chí của cha mẹ, cũng chính là kỳ vọng của cha mẹ đối với bạn. Ngạn ngữ chúng ta thường nói: “Mong con trai thành rồng, mong con gái thành phụng”. Nếu bạn không làm được rồng phụng thì bạn bất hiếu. Rồng phụng là thí dụ, chính là nói đức hạnh của bạn, trí tuệ của bạn. Bạn cống hiến đối với xã hội chúng sanh, phải làm đến được tròn đầy viên mãn thì cha mẹ bạn mới hoan hỉ vui vẻ. Bạn dưỡng cái chí của cha mẹ, “chí” đạt đến đỉnh điểm chính là bạn làm được Phật, vậy thì cha mẹ liền vui mừng, chữ hiếu bạn mới làm đến được viên mãn.
Khi vừa nghe nói làm Phật, các bạn lại sanh ra một quan niệm sai lầm: “Vậy đại khái phải xuất gia hay sao?”. Quan niệm này là sai lầm. Ý nghĩa của “làm Phật” là gì? Chính là trí tuệ viên mãn, đức năng viên mãn, trong tất cả các pháp đều làm đến được viên mãn thì người này liền được gọi là Phật. Không thể nói xuất gia thì mới có thể làm Phật, vậy thì bạn lại sai rồi! Tại gia cũng đều có thể thành Phật. Bạn phải đem cái chữ này làm cho rõ ràng, phải nhận biết tường tận.
Xuất gia là một loại trong hạnh Phật. Cũng giống như cả thảy sinh hoạt trong xã hội, bạn ở trong xã hội chọn lấy một nghề nghiệp, khi đi học bạn chọn lấy một khoa hệ. Nghề nghiệp này là nghề nghiệp giáo dục của Phật Đà, là khoa hệ giáo học của Phật Đà, bạn chọn lấy nghề này. Từ nơi nghề nghiệp này, nếu như nói Phật và Bồ Tát thì người người đều là Phật, người người đều là Bồ Tát, bất luận nam nữ già trẻ, các ngành các nghề, chỉ cần bạn giác ngộ. Tâm hạnh của Phật Bồ Tát không giống như người thế gian. Người thế gian làm bất cứ việc gì đều là vì chính mình, đây gọi là phàm phu, người thế gian. Phật Bồ Tát làm bất cứ việc gì đều là vì chúng sanh, vì lợi ích xã hội, chắc chắn không vì lợi ích của chính mình, các Ngài chính là Phật, chính là Bồ Tát.
Hoà Thượng Tịnh Không!
Nam Mô A Di Đà Phật!