Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Thường trụ có nghĩa là gì?

Thường trụ nghĩa là luôn luôn có mặt trong tất cả mọi không gian và thời gian, là chưa hề lìa khỏi chúng sanh một giây phút nào dù bao nhiêu sanh tử.

Thường trụ theo Bộ hành sự sao chép: “Tăng vật có bốn loại”:

1. Thường trụ thường trụ:

Nghĩa là chúng Tăng nhà cửa, vật dụng, cây cối, ruộng vườn, súc vật, người phục vụ, gạo thóc,.. do cái thể vốn ở ngay trú xứ, không cho mang đi sang trú xứ khác. Chỉ được thông dụng không cho chia bán, cho nên nói hai lần chữ thường trụ.

2. Thập phương thường trụ:

Nghĩa là những đồ ẩm thực trong một ngôi chùa, nấu chín cúng Tắng… do vì cái thể vốn thông khắp mười phương nhưng chỉ hạn cuộc ở trú xứ.

Luật thiện kiếp chép: “Không đánh chuông mà ăn thì phạm tội trộm. Nay các chùa kho thọ thực, thức ăn nấu chín phải đánh chuông trống, bởi vì để triệu thỉnh mười phương Tăng. Do vì vật nầy mười phương Tăng đều có phần”.

3. Hiện tiền thường trụ: Lại có hai loại:

– Vật hiện tiền.

– Người hiện tiền, tức những vật nầy chỉ cúng cho Tăng hiện tiền ở trú xứ.

4. Hiện tiền hiện tiền:

Nghĩa là những vật của vị Tăng vừa qua đời đem chia, thể vốn thông khắp mười phương nhưng lại hạn cuộc đối với chư Tăng có mặt hiện tiền ngay chỗ đó thì được dự phần.

Đại Tỳ Bà Sa Luận hỏi: “Trộm vật của Tăng qua đời, thì trú xứ đó mắc tội căn bản nghiệp đạo với ai?

Đáp: Nếu đã làm pháp Yết Ma, mắc tội ở chỗ chúng Yết Ma, nếu chưa làm pháp Yết Ma thì mắc tội đối với tất cả những chúng khéo nói pháp. Nay phân biệt rõ việc của Tăng qua đời, Tăng ở mười phương đến ở trong số đã tham dự Yết Ma thì được phần chia vật, còn sau khi Yết ma rồi mới đến thì không được phần”.

Thích Thiện Phước!

Bài viết cùng chuyên mục

Tâm địa thanh tịnh, trí tuệ hiện tiền

Định Tuệ

Niệm Phật tâm miệng phải tương ưng, thiết tha chân thành

Định Tuệ

Những lời dạy trí tuệ rất thiết thực của HT Thích Thánh Nghiêm

Định Tuệ

Người tu đạo cần có tâm kiên trì không đổi

Định Tuệ

Nên niệm Phật vào lúc nào? Thời gian niệm Phật bao lâu?

Định Tuệ

Nội dung và ý nghĩa Vãng Sanh Tịnh độ Thần Chú

Định Tuệ

Sáu hạnh Ba La Mật cần phải thực hành một cách chân thành

Định Tuệ

Nằm đọc Kinh có được không? Có mang tội bất kính hay không?

Định Tuệ

Nghe Kinh Địa Tạng có thể thành tựu được Ngũ phần Pháp Thân

Định Tuệ

Viết Bình Luận