Cầu mong con cái là nhu cầu thiết thực của con người. Nhiều người lựa chọn việc chép kinh Địa Tạng cầu con để mong mỏi đạt được nguyện vọng này.
1. Tại sao nên chép kinh Địa Tạng?
Hiện nay, việc chép kinh được nhiều Phật tử khuyến khích nhau thực hiện, trong đó có kinh Địa Tạng. Đây là một trong những phương pháp tu học thiết thực, giúp mỗi người có cơ hội đào sâu những lời dạy cao quý của Đức Phật và ứng dụng vào cuộc sống.
Không chỉ thế, nhiều người khi chép kinh còn gắn liền với tâm nguyện siêu độ vong linh ông bà, cha mẹ, người thân… đã qua đời. Rộng hơn nữa, đó là cầu nguyện cho chúng sanh đang chịu khổ đau trong các cõi. Dĩ nhiên, trong đó có cả những người chép kinh Địa Tạng cầu con.
Tông chỉ tu hành của Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện được thể hiện qua tám chữ: Hiếu đạo, Độ sanh, Bạt khổ, Báo ân.
Bồ tát Địa Tạng có danh xưng đầy đủ là Địa Tạng Vương Bồ tát. Ngài có đại nguyện cứu độ tất cả chúng sanh trong sáu cõi luân hồi và không thành Phật quả khi địa ngục vẫn còn chúng sanh phải chịu đau khổ. Thông qua hai hình ảnh đối lập, một bên là tinh thần từ bi cao cả của Bồ tát Địa Tạng, một bên là sự đau khổ cùng cực của địa ngục, kinh này cảnh tỉnh người đời từ bỏ tham sân si, tu tập các việc lành, giải trừ vô minh…
Đến với kinh Địa Tạng, chúng ta có thể học tập theo tấm gương từ bi rộng lớn của Bồ tát Địa Tạng. Mỗi người có thể tùy vào khả năng của bản thân mà làm những việc lành để giúp đỡ cho các chúng sanh chịu đau khổ. Ngoài ra, hiếu thảo cũng là một trong những nội dung quan trọng được đề cập trong kinh Địa Tạng, Phật tử cần nương theo những lời dạy ấy để làm tròn nghĩa vụ của con cháu đối với cha mẹ và ông bà.
Người Phật tử nếu chuyên tâm thọ trì, đọc tụng, biên chép kinh Địa Tạng sẽ có được nhiều công đức lớn lao, đặc biệt là hồi hướng đến người thân đã mất. Bởi, đây là vị Bồ tát phát nguyện cứu giúp chúng sanh trong cảnh giới địa ngục.
2. Chép kinh Địa Tạng cầu con như thế nào?
Cầu mong con cái là nhu cầu thiết thực của con người. Nhiều người lựa chọn việc chép kinh Địa Tạng cầu con để mong mỏi đạt được nguyện vọng này. Do đó, mỗi người có thể phát tâm chép kinh Địa Tạng Vương Bồ tát tùy theo khả năng của mình.
Chép kinh Địa Tạng Vương Bồ tát là một trong những việc làm mang lại công đức. Điều này được chỉ dạy rõ trong Phẩm 6 của Kinh Địa Tạng. Phẩm này có tên là “Như Lai tán thán” nghĩa là Đức Phật khen ngợi Bồ Tát Địa Tạng.
Phần lớn nội dung của phẩm này về những lợi ích đối với các chúng sanh khi lễ bái và cúng dường Bồ Tát Địa Tạng, trì tụng và biên chép kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện, khuyên nhủ người khác noi theo công hạnh của Bồ Tát Địa Tạng…
Công đức khi chép kinh Địa Tạng rất lớn lao. Những phước đức có thể kể ra như tiêu trừ tội chướng, được thân xinh đẹp, thoát kiếp nô lệ, siêu độ vong linh… Nhờ phước đức ấy mà chúng ta được chư Phật, Bồ tát, chư Thiên… gia trợ hộ trì.
Trong kinh Địa Tạng dạy rằng: “Người thiện nam, người thiện nữ nào tự mình biên chép kinh này, hoặc bảo người biên chép, hoặc tự mình đắp vẽ hình tượng của Bồ Tát, cho đến bảo người khác đắp vẽ, thì quả báo mà người đó thọ nhận tất được lợi ích lớn.”
Mục đích chính của chép kinh Địa Tạng là để hiểu sâu nội dung kinh điển và vận dụng vào trong cuộc sống, mang lại lợi lạc cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Biên chép gắn liền với thực hành thì lại càng quý báu hơn nữa.
Chép kinh Địa Tạng không chỉ thể hiện sự trân trọng đối với Pháp Bảo cao quý, đồng thời là cơ hội để Phật tử nương theo giáo pháp mà học hỏi, tu tập, hành trì. Đời này chúng ta đã tôn kính Pháp Bảo, chắc chắn đời sau sẽ tiếp tục có duyên lành được gặp lại kinh điển để tu học.
3. Chép kinh cầu con sao cho linh nghiệm?
Ngày xưa khi kinh sách còn quý hiếm, việc phát tâm chép kinh công đức vô lượng. Tuy nhiên, để chép kinh Phật đúng pháp vô cùng khó và cầu kỳ mới tránh được cái lỗi khinh nhờn. Nếu Phật tử muốn chép kinh cầu con, chúng ta hãy giữ thân tâm thanh tịnh trước rồi hẵng đặt bút.
Với tấm lòng từ bi hướng về chúng sanh, mỗi cá nhân sẽ tự tìm được lối đi hạnh phúc cho mình. Hãy chép kinh cầu con đúng chánh pháp, đừng cúng bái một cách lãng phí mà vô ích!
Khi có tâm thành, hồng ân Tam Bảo, chư Phật – Pháp – Tăng mười phương ba đời, chư Thiên, hiền thánh… sẽ gia hộ cho chúng ta đạt thành sở nguyện.
Bên cạnh đó, Phật tử cần tinh tấn sám hỗi các nghiệp tội trong quá khứ, đồng thời tích cực làm các việc lành để giúp đỡ chúng sanh. Bố thí, cúng dường, trì giới, thiền định… là các phương thức tu tập bổ trợ, góp phần giúp thân tâm an lạc, trí tuệ mở mang, công đức tăng trưởng.
Tâm Hướng Phật/ST!