Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Cầu được cũng khổ, cầu không được cũng khổ

Quý vị biến thành đau khổ như vậy là vì có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, tự tư tự lợi, có tham – sân – si – mạn, hằng ngày truy cầu danh văn, lợi dưỡng; cầu được thì lại sợ mất; cầu không được bèn đau khổ không thể nói nổi!

Không có ý niệm được – mất nên tâm quý vị thanh tịnh, tâm chân thành, trong tâm vui sướng, không thọ khổ. Thành công, thọ lạc; không thành công, vẫn cứ thọ lạc, không thọ khổ.

Người thế gian mê hoặc, điên đảo, lo được, lo mất, sung sướng thì sướng phát cuồng; mất mát thì đau khổ quá đỗi, chẳng liễu giải chân tướng sự thật, ý niệm tự tư tự lợi quá nặng. Vì thế, “chuyển Thức thành Trí” phải chuyển từ chỗ này.

Lúc tôi mới học Phật, Chương Gia đại sư dạy tôi thấy thấu suốt, buông xuống. Buông xuống chính là chuyển, buông tự tư tự lợi xuống, buông danh văn, lợi dưỡng xuống, buông sự hưởng thụ ngũ dục, lục trần xuống, buông tham – sân – si – mạn xuống, trí huệ bèn tăng trưởng!

Rõ ràng nhất không sai mấy là cảnh giới mỗi tháng mỗi khác, mỗi tháng đều có lạc thú; đấy chính là như sách Luận Ngữ nói: “Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ?” (Học rồi thường tu tập, cũng chẳng vui sao?), trong nhà Phật gọi điều này là “pháp hỷ sung mãn”.

Pháp hỷ bổ dưỡng con người, dưỡng thân, dưỡng tâm, thân tâm mạnh khỏe. Ngạn ngữ Trung Hoa có câu: “Nhân phùng hỷ sự tinh thần sảng” (người gặp chuyện vui, tinh thần sảng khoái), suốt cả đời quý vị sống trong hoan hỷ, đó là hạnh phúc lớn lao nhất.

Quý vị không phiền não, không lo lắng, không vướng mắc chuyện gì trong lòng, vui nào sánh bằng! Niềm sung sướng ấy quý vị vốn có, nay quý vị biến thành đau khổ như vậy là vì có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, tự tư tự lợi, có tham – sân – si – mạn, hằng ngày truy cầu danh văn, lợi dưỡng; cầu được thì lại sợ mất; cầu không được bèn đau khổ không thể nói nổi!

Vì thế, cầu được cũng khổ, cầu không được cũng khổ; nỗi khổ ấy do chính mình chuốc lấy, chứ đâu phải quý vị sẵn có!

PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG!
Tâm Hướng Phật/St!

Bài viết cùng chuyên mục

Tất cả pháp thành tựu từ Nhẫn

Định Tuệ

Học Phật không chịu thiệt thòi thì không học Phật được

Định Tuệ

Bồ Tát Địa Tạng là ai? 19 công đức chí tâm niệm danh hiệu, tán thán ngài

Định Tuệ

Công đức và phước đức khác nhau như thế nào? 

Định Tuệ

Công đức là gì? Chúng ta phải tu công đức bằng cách nào?

Định Tuệ

Người mẹ mang thai có nên lưu giữ bào thai dị tật?

Định Tuệ

Thế nào gọi là Lậu Tận? Trần Lao nghĩa là gì?

Định Tuệ

Như thế nào thì gọi là Thành Phật?

Định Tuệ

Pháp môn nào, kinh điển nào khế cơ nhất?

Định Tuệ

Viết Bình Luận