Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Thế nào gọi là tu hành? Tu hành thế nào gọi là công phu?

Tu hành chính là y chiếu theo giáo huấn của Phật Đà mà tu sửa hành vi của chúng ta, đó gọi là tu hành. Tu hành thế nào gọi là công phu?

1. Thế nào gọi là tu hành?

Tu hành chính là y chiếu theo giáo huấn của Phật Đà mà tu sửa hành vi của chúng ta, đó gọi là tu hành. Chứ không phải là mỗi ngày đi thắp hương tụng Kinh, lạy Phật, hay là đi niệm Phật, đi tham thiền. Đây có xem là tu hành không? Nói các vị biết, đó là hình dáng của tu hành, chưa chắc là thật.

Trên miệng thì niệm A Di Đà Phật, nhưng nếu gặp phải người không hợp với ý của mình thì lập tức nổi cáu, tức giận mắng người, vậy thì tu hành gì chứ? Gặp người thuận theo ý mình thì khởi tham ái, không thuận theo ý mình thì lại nổi giận, vậy là bạn không có tu hành, việc bạn tụng Kinh niệm Phật đó đều không tác dụng, đều không hiệu nghiệm. Nhất định phải làm cho được những gì Phật dạy chúng ta ở trên Kinh, đây gọi là tu hành.

Ví dụ như Phật dạy chúng ta không sát sanh, chúng ta ở trong tất cả lúc, tất cả chỗ, tất cả cảnh giới, chúng ta đều có thể tuân thủ, tuyệt đối không tổn hại đến sinh mạng của chúng sanh, chúng ta thật sự làm được thì mới gọi là tu hành.

Trước khi chưa có học Phật, nhìn thấy con kiến dù vô tình hay cố ý thì bạn sẽ rất dễ dàng giết chúng; ở trong nhà nhìn thấy nào là gián, nào là chuột, bạn nhất định sẽ giết hại chúng, chúng đến quấy nhiễu hoàn cảnh cuộc sống chúng ta. Thường nhìn thấy nhất là muỗi, chúng cắn đốt, bạn đập một cái nó chết ngay, giết nó là sát sanh rồi.

Tu hành chính là tu chính những hành vi này, những hành vi này là sai. Con muỗi bay đi khắp nơi kiếm ăn, giống như con người chúng ta ở bên ngoài đi mưu sinh kiếm sống, mưu sinh không có phạm tội, cho nên con muỗi chích chúng ta một cái thì không phạm tội, không phạm tội chết. Nếu bạn không bằng lòng cúng dường nó, không sẵn lòng bố thí thì bạn đuổi nó đi là được rồi, đâu có quyền được giết nó.

Người chân thật học Phật, nghe theo giáo huấn của Phật, bị muỗi cắn chúng ta hoan hỷ kết cái duyên với nó, bố thí nó, cúng dường nó, đây là một việc tốt. Hành vi sai lầm, tư tưởng sai lầm của chúng ta sửa chữa trở lại, tu chính trở lại, đây gọi là tu hành.

Tu chính cái tư tưởng sai lầm của chúng ta, tu chính cái kiến giải sai lầm, tu chính cái hành vi sai lầm, thì người này là chân tu hành. Tu hành không ở tại hình thức, có hình thức, không có thực chất thì không có tác dụng; có thực chất, không có hình thức thì vẫn được chư Phật hộ niệm, thiện thần bảo hộ. Phật Bồ Tát thiện thần coi trọng thực chất, không trọng hình thức. Đạo lý này chúng ta nhất định phải hiểu.

2. Tu hành thế nào gọi là công phu?

Tu hành, thế nào gọi là công phu? Không bị ngoại cảnh quấy nhiễu gọi là công phu. Khi ngoại cảnh có mặt, phản ứng quấy nhiễu là gì? Hỷ, Nộ, Ái, Ố, Ai, Lạc, Dục (mừng, giận, thương, ghét, buồn, vui, muốn) đấy là phản ứng, ta bị nó quấy nhiễu. Khi cảnh giới này hiện ra ta yêu thích, là bị quấy nhiễu. Tâm vốn như nước như như bất động, làm sao lại bị gợn sóng? Vì đã yêu thích, hoặc ghét bỏ nó, lại bị nó quấy nhiễu. Hỷ, Nộ, Ái, Ố, Ai, Lạc, Dục: được gọi là thất tình, nghĩa là khi ta bị quấy nhiễu, chắc chắn nổi lên tác dụng của bảy loại này.

Hỷ, Nộ, Ai là bi ai, yêu thương nó, đau lòng. Lạc, cảm thấy vui thích, hoặc lo lắng, lo nghĩ. Hỷ, Nộ, Ái, Ố, Ai, Lạc, Dục, chỉ cần nổi lên những phản ứng đó, liền chấp trước (vướng mắc) thủ tướng, đấy là hiện tượng gì? Đấy là dấu hiệu của luân hồi lục đạo (trời, người, a tu la, ngạ quỷ, súc sanh, địa ngục). Bởi thế có thất tình ngũ dục, ta sẽ không ra được luân hồi lục đạo.

Vãng sang thế giới Cực Lạc Phương Tây, trong giây phút cuối cùng, sát na (thời gian rất ngắn) niệm Phật để vãng sanh đó, không có thất tình ngũ dục, thật sự được vãng sanh. Nếu vào giây phút đó, tuy tâm cũng niệm Phật, nhưng vẫn còn vướng bận, quý vị đi không dứt. Người niệm Phật không thể không hiểu điều này.

Mục tiêu duy nhất của người niệm Phật chúng ta, là mong cầu vãng sanh. Bây giờ với tất cả các tướng, chúng ta phải làm nhạt nó. Vấn đề này rất quan trọng, nghĩa là với chấp trước thủ tướng, càng lúc càng nhạt, khi đi chúng ta mới thật sự buông xả.

Nếu với tất cả các tướng, vẫn còn quyến luyến, đến lúc gần mất Phật không thể đến, tại sao? Tình chấp quá nặng, tình chấp là chướng ngại, đoạn được tình chấp mới cảm ứng được với Phật. Bởi khi Phật đến tiếp dẫn, nhất niệm (niệm Phật) đó là tâm thanh tịnh ta sẽ vãng sanh, nếu tâm nhất niệm đó ô nhiễm sẽ không đi được. Đây chính là người niệm Phật nhiều, người vãng sanh rất ít.

3. Vì sao gọi là công phu đắc lực?

Công phu thật sự đắc lực là niệm niệm dập tắt tham sân si, niệm niệm dập tắt thị phi nhân ngã, niệm niệm dập tắt bốn tướng thì công phu này mới gọi là đắc lực. Không những bốn tướng không còn nữa, mà bốn kiến cũng không còn. Kinh Kim Cang nói “ngã kiến, nhân kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến”.

Người dụng công thật sự, trong hai mươi bốn giờ hạ công phu ngay chỗ này, đâu có chuyện công phu dẹp vọng tưởng? Thế nhưng quí vị phải biết, nếu như công phu không đắc lực thì vọng tưởng liền khởi lên, trong Phật pháp gọi là quán chiếu; quán chiếu nếu mất hết rồi, không thể chiếu được nữa thì vọng tưởng liền khởi lên, tạp niệm liền khởi lên.

Chúng ta tự mình thường xuyên soi lại, thường xuyên giác ngộ thì thường xuyên cảm thấy vô cùng hổ thẹn, khởi tâm động niệm vẫn đang tạo nghiệp. Ở trong đời sống thường ngày, chúng ta biết Bồ-tát Phổ Hiền nói rất rõ ràng là “hằng thuận chúng sanh, tùy hỷ công đức”, nhưng chúng ta không thể làm được, vẫn cứ là hằng thuận chính mình, thuận theo tập khí phiền não của mình, thuận theo vọng tưởng, phân biệt, chấp trước của mình. Chúng ta phải giác ngộ, nếu cứ làm việc này thì chắc chắn không thể thoát khỏi sáu cõi luân hồi.

Hòa Thượng Tịnh Không giảng!
Tâm Hướng Phật/St!

Bài viết cùng chuyên mục

Việc niệm Phật cần đặt lên hàng đầu, đừng chạy theo thị phi

Định Tuệ

Nguồn gốc của Chú Đại Bi và sự linh ưng khi đọc tụng

Định Tuệ

Chúng sanh và Phật quả thật là bình đẳng

Định Tuệ

Làm thế nào để trả nghiệp? Nhẫn là cách để trả nợ nghiệp chướng

Định Tuệ

Thân ngũ uẩn giả hợp này do duyên hợp tạm có rồi không

Định Tuệ

Sự mầu nhiệm của việc lạy Phật sám hối đúng cách, thường xuyên

Định Tuệ

Khái luận về các phương pháp niệm Phật

Định Tuệ

Vì sao phải siêu độ vong nhân? Phương pháp siêu độ vong nhân

Định Tuệ

Chính chúng ta là chủ nhân tạo nghiệp, cũng là chủ nhân thọ báo

Định Tuệ

Viết Bình Luận