Tâm Hướng Phật
Luận Tạng

Tánh Không và Kinh Kim Cang – Nghiêm Xuân Hồng – PDF

Sách Tánh Không và Kinh Kim Cang của cư sĩ Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng, sách được gõ lại theo đúng bản gốc của cụ và không thay đổi bất kỳ chi tiết nào dù nhỏ nhất.

Vài nét về Cư Sĩ Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng (1920 -2000)

Cư Sĩ Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng sinh năm 1920 tạI Hà Đông, Bắc Việt.
Năm 1953, hành nghề Luật Sư.
Năm 1954, đất nước chia đôi, di cư vào Nam.
Nguyên Luật Sư Tòa Thượng Thẩm Saigon, Cựu Bộ Trưởng Phủ Thủ Tướng năm 1965, thời Nguyễn Khánh.
Sáng lập viên nhóm Quan Điểm, Saigon.
Năm 1975, miền Nam Việt Nam mất, di cư sang Hoa Kỳ.
Trước năm 1975, viết sách về Chính Trị, Triết Học và Văn Chương.
Sau năm 1975, chuyên đọc Kinh Đại Thừa, tịnh tu, viết sách Phật và giảng dạy Phật Pháp tại chùa Trúc Lâm Yên Tử, Santa Ana và chùa Liên Hoa, Garden Grove, bang California.

Những Tác Phẩm của ông viết về Phật Học sau năm 1975 tại Hoa Kỳ, đã phản ảnh đầy đủ một ngã rẽ đổi thay quan trọng trong tư tưởng của ông.

Đời người là Vô Thường, ông đã bình thản ra đi ngày 07 tháng 05 năm 2000, nhằm ngày 04 tháng 04 năm Canh Thìn tại Orange County, California, Hoa Kỳ.

Tinh thành trong Lịch Sử chuyển mình của Quốc Gia, cư sĩ Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng, ngoài “Một nhà văn luôn luôn thiết tha với đất nước. Một nhà tư tưởng luôn luôn thiết tha với đại thể. Một hồn thơ luôn luôn thiết tha với cái “MỸ” và cái “HẢO”, ông còn là “Một Thiền gia luôn luôn thiết tha với thế nhân.” Cư sĩ quả là bậc tiền bối hữu công sang chói, ông đã “khước từ những quyền uy, những hạnh phúc, những danh vọng, những phú quý, những sang giầu” để tựu thành đạo nghiệp cao quý cho hàng hậu tấn ngưỡng vọng.

Trích đoạn Lời Tựa

Ba mươi năm trước đây, khi còn để chổm ngồi nghe Sư Ông Chùa Kim Huê Giảng Chữ “Tánh Không”, tôi chỉ hiểu chữ “Không” là “Không”. Sau hơn ba mươi năm học Đạo hay học “Tánh Không”, cố gắng hết sức, tôi mới hiểu ra trong cái “Tánh Không” sao bao gồm đủ thứ cả. Và bây giờ, trí tuệ càng ngày càng phát triển, tôi càng ngày càng hiểu rõ hơn “Tánh Không”, cũng là không. Chữ “Không” trong nhà Phật có tầm mức tối ư quan trọng, quan trọng hơn và huyền bí hơn chốn hư không đối với các nhà khoa học không gian ngày nay.

Trước hết, muốn hiểu nghĩa cao thâm của chữ “Không”, chúng ta cố gắng hiểu nghĩa đen của nó. Chữ “Không”, chúng tôi đề cập ở đây được dịch từ tiếng Sanskrit là SŨNYA và Pàli là SUÑÑA đều có nghĩa là “Không”, là một danh từ chỉ CHÂN TÂM DIỆU HỮU, NHƯ LAI TẠNG, vân vân. Chữ Sanskrit NA hay NAHI chúng ta cũng dịch là KHÔNG, có nghĩa là có hay không, là một trạng từ hay tính từ, đồng nghĩa với chữ NO hay YES của tiếng Anh.

Cái lúng túng của người Việt mới học Phật ở chỗ tiếng Việt không có chữ để dịch chữ Sùnya cho rốt ráo ý nghĩa. Để khỏi nhầm lẫn với chứ NA hay NAHI, chúng ta nên dịch chữ SŨNYA là TÁNH KHÔNG, CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU hay gì gì đó để tránh sự hiểu nhầm.

Nay cách Phật trên hai ngàn năm trăm năm rồi, chúng ta khó xác định được vị trí chữ không theo hàm ý của Đức Phật. Theo kinh điển của Phạt Giáo Nam Tông, danh từ SUÑÑA được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, nhưng mỗi lần danh từ SUÑÑA được hiểu với nhiều ý nghĩa khác nhau. Trong bộ Dìgha-Nikàya, Samyutta-Nikàya và chữ SUÑÑA được hiểu như CHÂN TÁNH, chân tánh sáng suốt của mỗi chúng sanh đã có. Là hữu tình ai cũng có bản tánh sáng suốt này.

Người tu sau khi diệt trừ được cực vi tế phiền não, bản tánh này sẽ ảnh hiện ra như vầng thái dương (D1.17.S1.180). Cũng danh từ SUÑÑA trong kinh khác chúng ta lại thấy ý nghĩa khác – bộ Samyutta-Nikàya và Suttanipàta, chữ SUÑÑA được hiểu như KHÔNG THẬT TÁNH, KHÔNG THẬT THỂ, sơn hà đại địa, ngay cả tâm tư của ta đang suy tưởng cũng đều là giả, không thật có (S111.167, Sn 1119). Cũng với ý này trong kinh SUÑÑA, Đức Phật dạy ngài ANANDA rằng: “Thế giới này, gồm cả đại thiên thế giới đều không có thực thể. Từ trước tới nay Ananda cho rằng thực thể và cái thực thể đó do vọng căn, vọng thức và ngã chấp tạo ra (S1V.54). Lại có nơi trong kinh chữ SUÑÑA được Đức Phật giảng dạy như là ĐỊNH. NIẾT BÀN là ĐƯỜNG GIẢI THOÁT, chúng sanh nên y cứ theo đó để cầu ĐẠO VÔ THƯỢNG. Như thế, chúng ta thấy rằng chữ SUÑÑA trong kinh điển Nam Tông được hiểu như là Tâm Vương, Tâm Sở, Sắc Pháp hay Niết Bàn là tùy Vị Trí hay căn cơ của chúng sanh trong thời thuyết Pháp đó.

Mời quý bạn đọc sách Tánh Không và Kinh Kim Cang – Cư Sĩ Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng tại file PDF dưới đây. (File với dung lượng khá lớn nên các bạn hãy tải về để đọc, nguồn sách: Pháp Âm Sư Khang)/Tâm Hướng Phật/St!

Tánh Không và Kinh Kim Cang – Nghiêm Xuân Hồng – PDF

Bài viết cùng chuyên mục

Quy Sơn Cảnh Sách – Hòa Thượng Thích Thanh Từ giảng PDF

Định Tuệ

Sách Phật Học Cơ Bản trọn bộ 4 tập PDF

Định Tuệ

100 Câu Hỏi Phật Pháp tập 2 PDF – Thích Phước Thái

Định Tuệ

Tám Quyển Sách Quý – HT Thích Thiện Hoa – Sách PDF

Định Tuệ

Giáo Trình Phật Học – Lê Kim Kha biên dịch – Sách PDF

Định Tuệ

Niệm Phật Vô Tướng – Hạnh Cơ dịch – Sách PDF

Định Tuệ

Những Điều Phật Đã Dạy – Lê Kim Kha dịch – Sách PDF

Định Tuệ

Đoạn Trừ Lậu Hoặc – Dịch giả Pháp Thông – Sách PDF

Định Tuệ

Tứ chủng thanh tịnh minh hối – Hòa Thượng Tuyên Hóa giảng PDF

Định Tuệ

Viết Bình Luận