Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Phật là gì, Pháp là gì, Tăng là gì?

Phật chính là giác, giác mà không mê thì là Phật; Pháp chính là chánh, chánh mà không tà là pháp; Tăng chính là tịnh, tịnh mà không nhiễm là tăng.

Nghe nói Phật thì liền nghĩ đến tượng Phật, vậy là gay go rồi. Nghe nói pháp thì liền nghĩ đến Kinh điển, nghe nói Tăng liền nghĩ đến người xuất gia. Nếu cách nghĩ của bạn là như vậy thì tất cả chư Phật đều rơi nước mắt, ý của các Ngài không phải như vậy.

Ở trong Đàn Kinh (Pháp Bảo Đàn Kinh), Lục Tổ Đại Sư của Thiền tông đã chỉ dạy cho chúng ta một phương hướng chính xác. Tam bảo là gì? Là Giác Chánh Tịnh.

Bạn xem, Ngài truyền hương sám hối ở trong phẩm này nói, qui y Tam bảo là qui y tự tánh Giác, tự tánh Chánh, tự tánh Tịnh, cả thảy đều quay về với tự tánh. Cái tự tánh Tam bảo này, đây là cái đức mà tự tánh vốn có.

Chúng ta nói đến đức năng, đây là thuộc về đức, tự tánh Tam bảo. Sau đó Ngài có giải thích, Phật chính là giác, giác mà không mê thì là Phật; Pháp chính là chánh, chánh mà không tà là pháp; Tăng chính là tịnh, tịnh mà không nhiễm là tăng. Ở chỗ này xin nói với quí vị, sáu căn của bạn tiếp xúc sáu cảnh ở bên ngoài, sáu cảnh giới này đều là pháp tánh. Điều này nên biết.

Người ở Thế giới Tây Phương Cực Lạc không giống như chúng ta, chúng ta thấy sắc thì dùng nhãn thức để nhìn, bạn xem, tùy vào cái thấy. Tùy vào chính là khởi tâm động niệm, chính là phân biệt chấp trước, đây là nhãn thức thấy. Sáu thức, bảy thức, tám thức cùng nhau khởi tác dụng.

Người ở Thế giới Tây Phương Cực Lạc là dùng tánh thấy để thấy. Tánh thấy thấy tánh sắc, cho nên các Ngài là giác chánh tịnh, không phải nói vừa nhìn thấy thì liền niệm Phật niệm Pháp niệm Tăng, như vậy là chúng ta làm sai hết rồi, không biết là sai đi đến chỗ nào.

Sáu căn của họ tiếp xúc cảnh giới bên ngoài, họ không sanh phiền não mà sanh giác chánh tịnh. Sanh giác chánh tịnh, xin nói với quí vị, cái dấu tích sinh ra đều không có.

Nếu bạn cho rằng thật sự sanh giác chánh tịnh, họ vẫn còn khởi tâm động niệm, vậy là sai rồi. Đây là cảnh giới không thể nghĩ bàn. Tại làm sao họ lại không sanh ra dấu tích? Tự tánh vốn dĩ là như vậy, vậy thì còn sanh ra cái gì nữa. Có sanh thì có diệt. Nó là thường hằng không gián đoạn, nó không sanh không diệt. Là thuộc về cảnh giới này.

Hôm nay nói với quí vị về sanh diệt là phương tiện mà nói, trên thực tế cảnh giới này nói ra không được, cho nên gọi là bất khả tư nghì, không có cách nào tưởng tượng, không có cách nào nói ra. Nếu có thể tưởng tượng, có thể nói ra, thì đã rơi vào nghĩa thứ hai, nghĩa thứ ba rồi.

Ngày nay chúng ta muốn học thì học theo Thích Ca Mâu Ni Phật, chúng ta từ ý thứ hai, ý thứ ba mà thể hội ý thứ nhất. Cái ý thứ nhất xác thực là không có cách để nói ra, cũng không có cách để tư duy. Chúng ta từ chỗ này mà lĩnh ngộ, mà thể hội thì bạn mới đạt được điều này.

Ở trong Pháp chân thật tuyệt đối không phải thông qua ngôn ngữ thì bạn mới có thể đạt được, ngôn ngữ chỉ là phương tiện, bạn lợi dụng cái phương tiện này mà thể hội được sự chân thật, sau đó thì bạn mới biết được Phật Pháp Tăng là gì. Điều này mới bỗng nhiên đại ngộ.

Phật Pháp Tăng một là ba, ba là một, nó là một thể, tuyệt đối không phải là ba thứ. Cái này thuộc về tánh đức. Thấy nghe hay biết là tánh năng. Tánh đức và tánh năng đều là không sanh không diệt. Tánh đức vừa mở rộng, thì đức hạnh vô lượng vô biên, không những là những điều Thích Ca Mâu Ni Phật đã nói trong 49 năm không rời khỏi phạm vi này, những điều mà mười phương ba đời chư Phật đã nói cũng không rời khỏi phạm vi này. Đây là đại đức của tự tánh vốn có. Cái thấy nghe hay biết này là đại năng, tất cả chúng sanh đều có, cùng với chư Phật Như Lai không khác.

Trong “Phẩm Xuất Hiện” của “Kinh Hoa Nghiêm” nói rất hay: “Tất cả chúng sanh đều có đức tướng trí huệ của Như lai, nhưng vì vọng tưởng chấp trước mà không thể chứng đắc”. Câu này đã nói ra được cái gốc căn bệnh của chúng ta.

Cái gốc căn bệnh của chúng ta chính là vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, những thứ này sẽ hại chết bạn, hại bạn đời đời kiếp kiếp học Phật mà không thể vào được cửa.

Cho nên quí vị tu học muốn trong một đời này thật sự khế nhập cảnh giới của Phật, điều này tôi thường hay nói, nói cũng đã nhiều năm, bạn nhất định phải buông xuống tự tư tự lợi, phải buông xuống danh vọng lợi dưỡng, phải buông xuống hưởng thụ ngũ dục lục trần, phải buông xuống tham sân si mạn. Tại sao vậy?

Những thứ này là chướng ngại đầu tiên cho bạn. Điều chướng ngại đầu tiên bạn không thể phá bỏ được, chỉ một chút xíu bạn cũng không thể nào vào được, bạn vĩnh viễn ở ngoài cửa. Bạn có thể thật sự buông bỏ những thứ này xuống, thì bạn mới có thể khế nhập vài phần, nhưng mà lợi ích của vài phần này rất là lớn. Cho nên phải nhìn cho thấu, phải buông xuống được.

Nhìn thấu là gì? Chính là hiểu rõ chân tướng sự thật, đây gọi là nhìn thấu. Hiểu được chân tướng sự thật, khoa học ngày nay tuy là chỉ phát hiện cái điểm này, nhưng mà đối với người học Phật chúng ta mà nói thì lợi ích vô cùng lớn.

Chúng ta trước kia bao giờ cũng có nghi hoặc, có hoài nghi. Nghi hoặc ở trong pháp Đại Thừa là sự chướng ngại lớn nhất của Bồ Tát hạnh, cho nên thiện căn duy nhất của Bồ Tát là tinh tấn. Nghi thì chướng ngại sự tinh tấn của chúng ta, khiến cho chúng ta không thể tiến bộ.

Một số công việc mà khoa học đã làm giúp cho chúng ta đoạn nghi sanh tín, chúng ta càng có tín tâm đối với Kinh điển. Tín tâm đã vững chắc rồi thì càng thanh tịnh. Điều này tốt, thật sự là khó được. Cho nên những điều chúng ta đã đạt được so với các nhà khoa học đạt được không biết là nhiều gấp bao nhiêu lần, họ chẳng có cách nào để so sánh.

Phải hiểu được tâm niệm Phật, niệm pháp, niệm tăng, đó là đức năng tự tánh vốn có hiển hiện ra. Sự việc là như vậy. Lộ ra bên ngoài thì liền có tác dụng. Ở trên giáo mà nói câu này cũng là nói tổng quát, cũng là tổng cương lĩnh, Tam Bảo. Dưới đây là nói riêng, nói riêng chính là từ đức hạnh chung này diễn dịch thành vạn đức vạn năng, vô lượng đức năng là từ sự diễn biến này mà ra.

TRÍCH TỪ BÀI GIẢNG KINH VÔ LƯỢNG THỌ, TẬP 283) HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG GIẢNG!

Bài viết cùng chuyên mục

Thiền định Ba la mật là gì? Sự chú tâm siêu nhiên

Định Tuệ

Pháp thập niệm ký số, niệm lâu dần sẽ được nhất tâm bất loạn

Định Tuệ

Bát khổ: Tám cái khổ lớn nhất của đời người ai cũng phải nếm trải

Định Tuệ

Kham nhẫn là gì? Những lợi ích của hạnh kham nhẫn

Định Tuệ

Ý nghĩa chân thực của ngày vía Thần Tài là gì?

Định Tuệ

Chơi game bạo lực có phạm tội sát sanh hay không?

Định Tuệ

Trong vô lượng vô biên nhân duyên, nhân duyên nào quan trọng nhất?

Định Tuệ

Cách niệm 10 danh hiệu Phật A Di Đà

Định Tuệ

Những lợi ích khi trì tụng chú Đại Bi không thể nghĩ bàn

Định Tuệ

Viết Bình Luận