Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Phật không hề quy định bạn phải mỗi ngày ăn một bữa

Phật không hề quy định bạn phải mỗi ngày ăn một bữa, Phật không có hạn chế. Trong các Kinh luận Đại Tiểu Thừa đều không có quy định này.

Công việc ăn uống này không thể nào miễn cưỡng được, miễn cưỡng thì nhất định là có hại đối với thân thể. Có một số người không hiểu đạo lý này, ưa sĩ diện, bản thân chế phục phiền não không được mà cũng học ăn ngày một bữa, học được mấy ngày thì thấy bất ổn, thật ra là chịu không nổi. Chúng ta nhìn thấy rất nhiều.

Thường thấy nhất chính là trì ngọ, không ăn bữa chiều, kỳ thật đều là giả không phải là thật, khi không có người thì vẫn ăn uống như bình thường. Việc này thì chúng tôi đã nhìn thấy qua, đã gặp qua rồi, đó đều không phải là thật.

Đây là thuộc về việc ưa sĩ diện, cái dụng tâm này thì đã sai rồi, đã mắc lỗi lầm, huống hồ việc này là thuộc về dạng hành vi lừa gạt.

Phật không hề quy định bạn phải mỗi ngày ăn một bữa, Phật không có hạn chế. Trong các Kinh luận Đại Tiểu Thừa đều không có quy định này. Đặc biệt là Phật giáo Đại Thừa ở tại Trung Quốc, Thiền tông của Trung Quốc không chủ trương việc trì ngọ.

Trong Thiền tông, mỗi ngày ngoài ba bữa cơm ra còn có hai bữa ăn nhẹ. Vì sao vậy? Việc này rất là có đạo lý. Đặc biệt là vào Thời kỳ Mạt Pháp, chúng ta dụng công, thiền đường cũng vậy, niệm Phật đường cũng vậy, giảng đường cũng như vậy không có khác, bạn phải có thể giữ gìn “sắc lực tăng trưởng”, chính là tinh thần sung mãn.

Phải như thế nào? Phải là không no không đói. Bạn ăn no quá thì hôn trầm, ngủ gục, còn khi đói thì trong tâm mất sự bình tĩnh, bạn không có cách nào, bạn sẽ không học được. Vì vậy, khi ăn uống thì để cho bạn ăn ít nhưng nhiều bữa.

Phương pháp này là đúng đắn, khiến cho bạn giữ gìn được tinh thần và thể lực luôn bình thường, dễ dụng công. Đây không những nói Thiền đường, mà Niệm Phật đường, giảng đường cũng đều như vậy. Cho nên không thể ăn uống quá bạo.

Ăn uống là phải biết điều độ, thì tinh thần của mình mới có thể tràn đầy, mới có cái thể lực này. Những việc này nhất định phải nên hiểu.

Chúng ta lấy việc đạo pháp làm hàng đầu, ăn uống là việc thứ yếu, không phải là phương pháp tu học chủ yếu nhất, cho nên không có chủ trương những sự việc này.

Lão sư Lý có một lần bàn đến với chúng tôi, cũng đã nói trong lúc đang giảng Kinh, có một số người học không đến nơi đến chốn, nhìn thấy người ta buổi tối không cần ngủ, ngồi xếp bằng nghỉ ngơi một chút thì được rồi, những người như vậy hầu hết mọi người đều rất tôn kính, họ cũng học theo. Học được ra sao?

Thực ra là họ đang ngồi ở đó mà ngủ. Lão sư Lý nói, đằng nào cũng ngủ, ngồi mà ngủ sao thoải mái bằng nằm xuống mà ngủ, hà tất phải khiến mình chịu khổ chứ? Những lời này là lời thật.

Phật dạy chúng ta là “lìa khổ được vui”, không phải dạy chúng ta đi chịu khổ chịu tội. Chịu khổ chịu tội thì chúng ta không làm những việc này, chúng ta học cái này để làm gì chứ? Nhất định phải là “lìa khổ được vui”.

Phải thấu hiểu đạo lý của nó, thấu hiểu phương pháp của nó, hiểu được sự thọ dụng của nó, sự thọ dụng ở trên quả báo này của nó thì chúng ta có thể điều chỉnh được cuộc sống thường ngày của chính mình, mới thật sự có thể đạt được khỏe mạnh sống lâu.

Trích từ: Bài giảng Kinh Vô Lượng Thọ Tập 299!
Hòa Thượng Tịnh Không giảng!

Bài viết cùng chuyên mục

Niệm Phật phải phát nguyện vãng sanh Cực Lạc

Định Tuệ

Đức Phật xuất gia ngày nào? Ý nghĩa ngày Đức Phật xuất gia

Định Tuệ

Đọc tụng Kinh Địa Tạng cho thai nhi và người mẹ khi mang thai

Định Tuệ

Ý nghĩa chân thật của 6 chữ hồng danh Nam Mô A Di Đà Phật

Định Tuệ

Tây Phương Cực Lạc Thế giới người người đều là người thiện

Định Tuệ

Ta bà ha là gì? Ý nghĩa của câu Ta bà ha ở cuối các câu Thần Chú

Định Tuệ

Nhất tâm là trong tâm chỉ có một câu Phật hiệu A Di Đà Phật

Định Tuệ

Nghe Kinh Địa Tạng có thể thành tựu được Ngũ phần Pháp Thân

Định Tuệ

Không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm

Định Tuệ

Viết Bình Luận