Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Tuần tự và trạng thái khi bốn đại phân ly

Trong thân người, chất cứng rắn thuộc về đất, chất lưu động thuộc về nước, hơi ấm thuộc về lửa, sự chuyển động thuộc về gió, bốn nguyên chất nầy cùng khắp cả thế-giới nên gọi là đại.

1.- Trạng thái địa đại lấn áp thuỷ đại. – Lúc đó khắp trong thân người, cho đến một lỗ lông; đều có cái cảm-giác nặng nề mỏi mệt xâm lấn vào trong tạng phủ, cho đến trong các lóng đốt, đều cảm thọ sự áp bức chướng ngại đau đớn xâm ngất, không thể tả được. Thế nên biểu hiện những trạng thái: tay chân co rút gân mạch run-rẩy. Đây là những triệu chứng về địa đại lấn áp thuỷ đại vậy.

2.- Trạng thái thuỷ đại lấn áp hoả đại. – Lúc đó, hơi lạnh truyền khắp trong thân thể rồi thấm vào cốt tuỷ thì nội tạng rung động, gan ruột đều giá lạnh, khi lạnh trong ngoài xâm lấn nhau, dù cho lửa lò khó trừ được sự khổ ấy. Tuy nằm trên băng tuyết cũng không thể sánh nỗi một phần trong muôn phần! Bấy giờ bề ngoài nhan sắc nhợt nhạt, hơi thở khò khè, thân mình run rẩy; Đấy là triệu chứng của thuỷ đại áp lấn hoả đại vậy.

3.- Trạng thái hoả đại lấn áp phong đại.– Lúc đó, sinh cơ đã lui mất hai phân nữa, sức chống chọi đã yếu dần, sự khổ lại thêm nhiều, nên phong đại thổi hoả đại, nóng như lửa đốt. Trong thì ngũ tạng, ngoài thì tứ chi, khác nào nung nướng, thứa lòng đốt như bị cắt chặt đau đớn quá nên cứng chơ như lê gỗ. Khi đó hiện ra ngoài nhan sắc ửng đỏ, tinh thần tối tăm, hơi thở ra thì nhiều nhưng hít vào thì ít. Đấy là triệu chứng của hoả đại lấn áp phong đại.

4.-Trạng thái phong đại phân ly.– Lúc đó, thân thể của người bệnh bỗng nhiên cảm thọ một thứ gió mãnh liệt thổi bạt thân thể tan nát như vi-trần, hết sức đau đớn rã rời. Khi ấy bốn đại đều phân ly, sáu căn bại hoại, chỉ còn nghiệp thức (trong nầy nói là nghiệp thức cũng như thông thường nói là thần thức) tuỳ theo nghiệp lực đã tạo lúc sống còn mà thọ sanh.

Xét ra nếu được sanh về Tịnh-độ ở phương Tây thì được nhờ oai thần của Phật A-di-Đà, Ngài đến dẫn đi. Nếu sanh lên thiên-giới thì có chư thiên nghinh tiếp, nhờ ở thiện nghiệp của mình nên khi nghiệp thức bỏ thân được nhiều khoái cảm và không bị những khổ cảnh như trên.

Chỉ có một điều rất cần là: gia nhân quyến thuộc phải dè dặt chớ khóc lóc rộn ràng. Vì sợ làm cho kẻ chết bị tình thương lôi quấn, tham đắm theo cảnh thế-gian, chướng ngại cho sự vãng-sinh vậy; cũng không nên gấp rút động đậy như dọn dẹp mền nệm, chùi rửa thay đổi áo quần, cần phải để yên độ 8 tiếng đồng hồ, rồi sẽ tắm rửa thân thể, thay đổi quần áo và nhập liệm. Nếu không như thế, thì khi nghiệp thức chưa hoàn toàn bỏ thân, bị xúc-động phải cảm-thọ sự đau đớn nhân đó mà sinh ra sân hận, tức phải đọa vào ác đạo.

Lại nên xét kỷ lúc sinh thời của người chết, hoặc tuy rằng tin Phật, nhưng biếng nhác không tu trì. Hoặc chưa đủ tín nguyện thâm thiết, vì nghiệp chướng nặng nề, thì khi lâm chung bị mê mờ, tức là hiểu được người đó chưa được vãng-sinh.

Khi ấy nên mời các vị Thiện-tri-thức tu Tịnh-độ tôn đối trước thi thể của người chết, hay đối trước linh sàng của người chết, vì vong linh mà khai thị. Còn gia quyến phải mỗi ngày ba phen luân phiên niệm Phật cứu độ, để dắt dìu cho nghiệp-thức của người chết chăm chú về Cực-lạc, vì khi đó chỗ thọ sinh chưa quyết định, có thể chuyển đổi, nên nếu dùng như pháp mà cứu độ thì có thể trở vọng về chân, chuyển phàm thành thánh một cách dễ dàng.

Trích: Liễu Sinh Thoát Tử – Dịch giả Thích Quang Phú!

Bài viết cùng chuyên mục

Công đức và lợi ích của pháp tu lạy Phật sám hối hàng ngày

Định Tuệ

Tại sao chúng ta tu theo pháp môn Tịnh độ?

Định Tuệ

Hãy dạy con niệm Phật khi còn bé để bảo vệ trẻ tránh xa tai ương

Định Tuệ

Như thế nào thì gọi là Thành Phật?

Định Tuệ

Thần Chú Phổ Hiền Bồ Tát tiếng Phạn và tiếng Việt

Định Tuệ

Khéo giữ khẩu nghiệp không nói lỗi người, phải làm cho được

Định Tuệ

Phật pháp tạng là chân tâm bổn tánh của tất cả chúng sanh

Định Tuệ

Ngũ uẩn hay ngũ đạo

Định Tuệ

Trong Phật pháp, Thiền Định có thể trở về quá khứ, cũng có thể bước vào tương lai

Định Tuệ

Viết Bình Luận