Tâm Hướng Phật
Lời Phật Dạy

Phật dạy 7 cách bố thí mà ai cũng có thể làm được

Vậy là việc bố thí không phải chỉ dành cho người giàu và có thể thực hiện bất kỳ lúc nào. Suy cho cùng đó là lối sống tử tế, nhân hậu và quan tâm đến người khác.

Một người hỏi Đức Phật: “Tại sao con nghèo vậy?”

Phật nói: “Vì con chưa học được cách bố thí cho người khác.”

Người ấy nói: “Con không có thứ gì cả, thì lấy gì con bố thí?”

Đức Phật trả lời: “Cho dù con hoàn toàn không có cái gì, con vẫn có thể thực hiện bố thí 7 điều sau đây:

  1. Nhan thí – Bố thí nụ cười.
  2. Ngôn thí – Bố thí ái ngữ, nói lời hay.
  3. Tâm thí – Bố thí tâm hòa ái, lòng biết ơn.
  4. Nhãn thí – Bố thí ánh mắt nhìn thẳng hiền từ.
  5. Thân thí – Bố thí hành động nhân ái.
  6. Tọa thí – Bố thí nhường chỗ cho người cần.
  7. Phòng thí – Bố thí lòng bao dung.”

Cuối cùng Đức Phật nói: “Cho dù là ai, chỉ cần tập thành 7 thói quen này thì vận may sẽ đi theo “như hình với bóng”!

Vậy là việc bố thí không phải chỉ dành cho người giàu và có thể thực hiện bất kỳ lúc nào. Suy cho cùng đó là lối sống tử tế, nhân hậu và quan tâm đến người khác. Cho là nhận, chúng ta sẽ nhận được tương ứng với những gì mà chúng ta đã sẵn lòng cho đi. Đức Phật nói với chúng ta hạnh của bố thí có rất nhiều cách, chỉ cần dùng chân tình và thiện tâm là có thể làm được.

Ví như trong cuộc sống hàng ngày, mưu sinh kiếm tiền nuôi gia đình, kỳ thực nuôi gia đình cũng là một dạng bố thí!

Nếu như bạn cảm nhận thấy bản thân là làm trâu làm ngựa, hay kiếm tiền trả khoản nợ nào đó cho người ta, thế thì chính là bạn đang ôm giữ trong lòng một bụng khí oán giận, bạn sẽ cảm nhận thấy cuộc sống rất khổ!

Một khi bạn chuyển ý niệm đầu tiên “nuôi gia đình” thành là bố thí, là cho đi, là chăm sóc, nuôi dưỡng, cung phụng; bạn là cần cho gia đình này, gia đình này cần bạn và bạn là đang cho đi, đang bố thí, đang cung phụng nuôi dưỡng mọi người trong nhà, khi đó bạn sẽ cảm thấy ấm áp nhẹ nhàng và vui vẻ thoải mái.

Đây chính là giác ngộ và trong mê, tỉnh và thức, khi mê thì thấy rõ ràng xác thực là như bị đòi nợ, trả nợ, một khi giác ngộ ra rồi thì không phải là đòi nợ, trả nợ nữa mà là thực hành bố thí, cung phụng phụng dưỡng cho đi.

Đừng tưởng rằng đến đền chùa bỏ một chút tiền vào đó mới là bố thí, bởi vì trong vô lượng phương diện bố thí thì bạn mới chỉ hiểu được có một mặt.

Bạn có biết rằng, trong cuộc sống thường nhật hàng ngày, hết thảy các hành động và việc làm của chúng ta đều là bố thí, là cung phụng, phụng dưỡng.

Thí dụ như bạn sắp xếp thu dọn nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ giúp cho cuộc sống những người trong cả nhà được thoái mái, dễ chịu, thì chính là bạn đang tu dưỡng bố thí trong gia đình.

Bạn là đang thực hành hạnh Bồ Tát Đạo! Tại công ty bạn tận lực tận tâm làm việc đó là hạnh bố thí trong công việc, và là cung phụng, cung dưỡng đối với xã hội.

Chúng ta có đủ khả năng khởi lên những niệm đầu này, chúng ta sẽ sống tự tại!

Chúng ta vất vả chăm chỉ làm việc, có thể tính là không nhận được quyền lợi gì tới mình, nhưng cũng sẽ không còn cảm thấy khó sống, tại sao lại thế?

Bởi vì chúng ta bằng sức lao động và bằng chính thể lực, trí tuệ của bản thân mình để bố thí, cung phụng, phụng dưỡng cho người, cho nên tâm chúng ta hoan hỷ hài lòng và sẽ vô cùng vui vẻ…!!!

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Tâm Hướng Phật/Sưu tầm!

Bài viết cùng chuyên mục

Kinh Pháp Hoa: Phẩm dược thảo dụ thứ năm

Định Tuệ

Kinh Vô Lượng Thọ phẩm thứ 41: Hoặc tận kiến Phật

Định Tuệ

Keo kiệt người khác xin nước không cho, chết đọa ngạ quỷ

Định Tuệ

Kinh Pháp Hoa: Phẩm Đà La Ni thứ 26

Định Tuệ

Lời Phật dạy về lòng tin giúp ta tránh đau khổ, mất mát và thất vọng

Định Tuệ

Đức Phật dạy bí quyết để gia đình phát triển hưng thịnh

Định Tuệ

Phẩm thứ mười chín: Sa Di Hộ Giới – Hiền Ngu Nhân Duyên Kinh

Định Tuệ

Kinh Pháp Cú phẩm Già và hình vẽ minh họa

Định Tuệ

Phẩm thứ 29: Phú Na Kỳ – Hiền Ngu Nhân Duyên Kinh

Định Tuệ

Viết Bình Luận