Tâm Hướng Phật
Lời Phật Dạy

Đức Phật dạy về tổng nghiệp của thân Tứ Đại và cách dừng nghiệp

Như Lai dạy các ông bà rõ: Ai tập sống được như vậy, dòng nghiệp lành hay dữ mà ông bà đã tạo ra từ nhiều đời trước lần lần tan mất.

Đức Phật dạy:

– Này ông Ưu Ba Ly và đại chúng: Các ông phải hiểu 2 phần căn bản như sau thì mới tu giải thoát được:

1/- Một: Thân của các ông bà là do Tứ đại duyên hợp lại mới có, gọi là Sắc thân.

2/- Hai: Trong Sắc thân của ông bà có 4 phần:

1- Phật tánh là cái vỏ bọc cấu tạo bằng điện từ Quang.

Trong Phật tánh có cái Ý là Chủ: “Ông Chủ” này lúc nào cũng: Hằng Thấy, Nghe, Rung động, muốn phát ra tiếng là có Tiếng nên gọi là Pháp và Biết. Phật tánh này ở nơi Trung tâm não bộ để điều khiển Sắc thân; chính Phật tánh này là “Sự sống” của các ông bà đó.

2- Bao bọc Phật tánh của ông bà, là Tánh của con người; mà Tánh của con người có đến 16 thứ bao quanh, gồm có: Thọ, Tưởng, Hành, Thức, Tài, Sắc, Danh, Thực, Thùy, Tham. Sân, Si, Mạn, Nghi, Ác, Kiến! Bao phủ bên ngoài Tánh người có đến 8 muôn 4 ngàn cái bong bóng ảo giác nữa.

Cái bong bóng ảo giác này do đâu mà có?

Nó là do sự luân chuyển của điện từ Âm Dương co bóp Tánh người liên tục, nên 16 thứ của Tánh người mới phát sanh ra cái ảo giác bong bóng này.

3- Điện từ Âm Dương có bổn phận như sau:

Điện từ Âm: Hút cứng vật thể lại.

Điện từ Dương: Đẩy vật thể không cho va chạm với nhau.

Điện từ Âm Dương này, lúc nào cũng xoay chiều trái ngược nhau.

-> Lớn lao là điều hành Càn khôn Vũ trụ.
-> Nhỏ hơn là điều hành Tam thiên Đại thiên Thế giới.
-> Nhỏ hơn nữa là điều hành Trung thiên Thế giới.
-> Nhỏ hơn nữa là điều hành Tiểu thiên Thế giới.
-> Còn nhỏ hơn nữa là điều hành Tam giới.
-> Nhỏ hơn nữa là điều hành Thế giới này.
-> Nhỏ hơn nữa là điều hành: Biển, Núi non, Sông, Hồ, loài Người và vạn vật.
-> Còn nhỏ nhất là điều hành Vi trần.

4- Sắc thân của ông bà cũng như vạn vật là do Tổng nghiệp tích tựu lại mà hình thành ra Sắc thân. Tổng nghiệp của ông bà đã tạo ra từ vô lượng kiếp trước; trong Tổng nghiệp này, từng tế bào là “Vi biệt nghiệp”.

Như Lai nói cho các ông bà rõ: cấu tạo hành tinh cũng như cá thể của ông bà nó là như vậy.

Ông bà muốn giải thoát thì phải hiểu thật rõ 4 phần nói trên. Ở Thế giới Nhân quả Vật lý Âm Dương này, mà ông bà sử dụng bất cứ thứ gì trong Thân và Tâm Vật lý của ông bà để mong thoát ra ngoài sự cuốn hút của Nhân quả Vật lý Âm Dương thì không thể được. Vì sao vậy?

Vì điều hành Nhân quả Luân hồi của Vật lý Âm Dương nó tự nhiên là như vậy, không ai có thể phá vỡ được. Các ông bà muốn giải thoát ra ngoài sự cuốn hút Nhân quả của Vật lý Âm Dương, duy nhất các ông bà đừng sử dụng bất cứ thứ gì trong Nhân quả Vật lý Âm Dương là đủ. Vì sao Như Lai dạy như vậy?

Đức Phật dạy về tổng nghiệp của thân Tứ Đại và cách dừng nghiệp

1- Các ông bà có mặt ra đây là do Tổng nghiệp của ông bà đã tạo ra được lưu trong vỏ bọc Tánh người, do Nhân quả Vật lý Âm Dương kéo luân chuyển đi.

2- Làm sao cho hết nghiệp?

Cái nghiệp này là do cái Tưởng của ông bà tạo ra. Cái Tưởng này là do sức co bóp của quả Tim mới có Tưởng tượng phát ra. Quả Tim co bóp được là nhờ điện từ Âm Dương luân chuyển. Như Lai dạy các ông bà biết nguyên lý của cái Tưởng tượng tạo nghiệp này:

Nếu ông bà không muốn tạo nghiệp, duy nhất phải làm như sau:

1- Quả Tim co bóp, Tưởng tượng phát ra; Tưởng tượng phát ra kệ nó, ông bà thấy biết cứ thấy biết, để những cái Tưởng tượng đi theo dòng luân hồi của nó, khi tập thuần thục được như vậy, tự nhiên tánh Phật thanh tịnh của ông bà sẽ hiện ra, đừng mừng, cứ tự nhiên sống với cái thanh tịnh này. Như Lai dạy các ông bà rõ: Ai tập sống được như vậy, dòng nghiệp lành hay dữ mà ông bà đã tạo ra từ nhiều đời trước lần lần tan mất.

2- Ông bà muốn thoát ra ngoài vòng sinh tử này thì phải biết tạo ra công đức. Tạo ra bằng cách nào?

Bằng cách là dạy cho người khác biết công thức này. Hoặc viết ra lời Diệu pháp này tặng cho người muốn giải thoát đọc, nếu người này tập được thành công thì ông bà có công đức thật lớn.

Người nào biết công thức giải thoát này mà luôn thực hành thì có 3 cái lợi:

  1. Không mê tín.
  2. Không tạo nghiệp lành hay dữ.
  3. Không bị người khác lừa mình.

Nhờ vậy mà cuộc đời rất an nhàn.

Trích quyển 07: Đức Phật dạy tu Thiền Tông!

Bài viết cùng chuyên mục

Kinh Địa Tạng phẩm thứ mười ba: Dặn dò cứu độ nhơn thiên

Định Tuệ

Kinh Pháp Hoa: Phẩm Đà La Ni thứ 26

Định Tuệ

Kinh Địa Tạng phẩm thứ ba: Quán chúng sanh nghiệp duyên

Định Tuệ

Kinh Hoa Nghiêm tập 3: Phẩm Phổ Hiền Tam Muội thứ ba

Định Tuệ

Kinh Hoa Nghiêm tập 28: Phẩm Thập Thông thứ hai mươi tám

Định Tuệ

Phẩm thứ 41: Ư Bà Tư – Hiền Ngu Nhân Duyên Kinh

Định Tuệ

Kinh Vô Lượng Thọ phẩm thứ 12: Quang minh biến chiếu

Định Tuệ

Định luật nghiệp quả: Bốn loại nghiệp

Định Tuệ

Kinh Kim Quang Minh Quyển 5: Phẩm Đà-la-ni Kim Thắng

Định Tuệ

Viết Bình Luận