Tâm Hướng Phật
Lời Phật Dạy

Những lời khai thị niệm Phật trọng yếu của chư Phật, Bồ Tát

Phật A Di Đà: “Nếu có chúng sanh nghe danh hiệu ta, cầu sanh nước ta, dẫu chỉ mười niệm, nếu như chẳng sanh, chẳng lấy Chánh Giác”.

LỜI DẠY CỦA CHƯ PHẬT, BỒ TÁT

+ Phật A Di Đà: “Nếu có chúng sanh nghe danh hiệu ta, cầu sanh nước ta, dẫu chỉ mười niệm, nếu như chẳng sanh, chẳng lấy Chánh Giác”.

+ Phật A Di Đà: “Phật Tánh của chúng sanh vốn là bình đẳng, tùy nghiệp mình làm đảo điên ý thức, lấy giả làm thực tạo nhân chịu báo, trôi lặn trong sáu nẻo luân hồi không dứt, chịu khổ vô vàn. Bốn mươi tám nguyện ta thề hằng độ chúng sanh, trai gái già trẻ, lấy tín nguyện hạnh nhất tâm bất loạn, tịnh độ thiền, chỉ cần mười niệm quyết được vãnh sanh.”

+ Phật Thích Ca: “Mặt trời, mặt trăng có thể rơi rụng, núi Tu Di có thể tiêu tan, nhưng lời nói của Phật không bao giờ hư dối, Phật A-di-đà thành Phật đến nay đã mười kiếp rồi.”

+ Phật Thích Ca: “Niệm một câu Phật hiệu, diệt tám mươi ức kiếp trọng tội sinh tử”.

+ Phật Thích Ca: “Trong tương lai, đến lúc Phật pháp bị diệt, tức là vào chín ngàn năm sau, Phật pháp bị diệt trên thế gian này, kinh Vô Lượng Thọ bị diệt cuối cùng. Sau khi hết thảy các kinh bị diệt, kinh Vô Lượng Thọ còn tồn tại trên thế gian này một trăm năm. Một trăm năm sau đó, kinh Vô Lượng Thọ cũng chẳng còn, hãy còn một câu “Nam-mô A Di Đà Phật”. Gặp được danh hiệu này cũng là có duyên phận đặc biệt, có thể đắc độ. Pháp môn chẳng thể nghĩ bàn”.

+ Thích Ca Mâu Ni Phật đã nói : “Trong một đời, mà ngay cả vô lượng vô biên pháp môn do hết thảy chư Phật, chư Bồ Tát trong mười phương vô lượng vô biên thế giới đã nói, cũng chẳng vượt ra ngoài một câu Nam Mô A Di Đà Phật.”

+ Phật Thích Ca: “Chúng sanh ở cõi Diêm Phù Đề phần nhiều tâm trược loạn, vì thế ta chỉ tán thán một Tịnh Độ ở Tây Phương khiến các hữu tình chuyên tâm vào một cảnh để cho sự vãng sanh được dễ thành tựu. Cho nên niệm Phật A Di Đà tức là niệm tất cả Phật, sanh Tây Phương Tịnh Độ, tức là sanh tất cả Tịnh Độ.”

+ Đức Phật Thích Ca bảo ngài Di Lặc: “Trong thế giới Ta Bà này có bảy trăm hai mươi ức Bồ Tát đã từng cúng dường vô số chư Phật, gieo các cội đức, sẽ sanh về thế giới Tây Phương Cực Lạc của Phật A Di Đà”.

+ Phật Thích Ca: “Nay đang thời Mạt Pháp, chúng sanh phước huệ cạn mỏng, cấu chướng sâu nặng, chỉ cậy vào pháp môn phương tiện này, chỉ nhờ vào tín nguyện trì danh, công liền có thể vượt trỗi bao kiếp, vãng sanh Cực Lạc, nhanh chóng chứng lên Bất Thoái”.

+ Phật Thích Ca nói trong Kinh Thập Vãng Sanh: “Nếu có chúng sanh niệm A Di Đà Phật, nguyện vãng sanh, đức Phật ấy liền sai hai mươi lăm vị Bồ Tát ủng hộ hành giả. Dù đi, hay ngồi, dù đứng, hay nằm, dù ngày, hay đêm, trong hết thảy thời, hết thảy chỗ, chẳng để cho ác quỷ, ác thần có cơ hội thuận tiện quấy nhiễu hành giả”.

+ Phật Thích Ca: “Thời mạt pháp, muôn ức người tu hành, khó có một người được giải thoát, chỉ nương nơi pháp môn niệm Phật mà được thoát khỏi luân hồi”.

+ Phật Thích Ca nói với A Nan: “Nếu ai có thể lễ Phật, ai có thể niệm Phật, ai có thể quán Phật, thời người ấy sẽ đồng với Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát”.

+ Đức Phật Thích Ca nói : “Người nghe Kinh điển này đúng như chỗ Kinh dạy mà tu hành, sau khi mạng chung liền được sanh về cõi Cực Lạc của Phật A Di Đà. Sanh trong hoa sen trên tòa báu, ở chung với chúng đại Bồ Tát, liền được Bồ Tát thần thông vô sanh pháp nhẫn. Được pháp nhẫn này rồi, nhãn căn thanh tịnh thấy được trăm vạn hai ngàn ức na-do-tha hằng sa chư Phật Như Lai v.v…”.

+ Phật Thích Ca: “Nếu người chuyên niệm Tây phương Cực Lạc thế giới A Di Đà Phật, bao nhiêu thiện căn công đức của mình tu tập đều hồi hướng nguyện cầu về thế giới ấy, thời bèn đặng vãng sanh. Khi được sanh về Cực Lạc Tịnh Độ rồi, vì thường được thấy Phật nên vĩnh viễn không còn bị thoái chuyển”.

+ Quan Thế Âm Bồ Tát xoa đầu ngài Huệ Nhựt mà bảo rằng :“Ông muốn truyền pháp để độ mình độ người, thời nên chuyên niệm Tây phương Cực Lạc thế giới A Di Đà Phật và phát nguyện vãng sanh. Lúc về Cực Lạc thấy Phật và ta thời được lợi ích lớn. Ông nên biết rằng Tịnh độ pháp môn hơn tất cả hạnh khác”.

+ Quán Thế Âm Bồ Tát: “Người địa cầu phần nhiều còn vọng nghiệp che lấp, rất nhiều cái gần hơn còn chưa nhìn thấy, nếu họ chịu nhất tâm niệm Phật không dấy vọng tưởng, tâm như hư không, thì người địa cầu cũng có thể nhìn thấy thế giới Tây Phương Cực Lạc được.”

+ Bồ Tát Quán Thế Âm : “ Khi xưng niệm danh hiệu Phật, hành giả không để tâm dong ruổi theo thanh trần, mà xoay cái nghe trở vào Chân Tánh, Chính nó thật là Tánh Nghe của mình, Tiếp tục hành trì niệm Phật như thế, chẳng bao lâu thì Tánh Nghe cũng không còn. Khi ấy, Phật Trí tự nhiên tỏa rạng, danh hiệu Phật vẫn tương tục, không gián đoạn”

+ Đại Thế Chí Bồ Tát: “Con nhớ trong hằng hà sa kiếp xưa có đức Phật tên là Siêu Nhật Nguyệt Quang dạy con Niệm Phật Tam Muội.”

+ Đại Thế Chí Bồ Tát nói : “Tưởng Phật niệm Phật, hiện tiền và tương lai quyết định thấy Phật”

+ Đại Thế Chí Bồ Tát: “Nay con ở trong cõi này, nhiếp thọ người niệm Phật về Tịnh Độ”

+ Văn Thù Bồ Tát nói với Pháp Chiếu Đại Sư: “Nay ông niệm Phật là hợp thời nhất. Các môn tu hành không gì hơn được niệm Phật, cúng dường Tam Bảo, phước huệ song tu. Hai môn này nhanh chóng, quan trọng nhất. Phía Tây thế giới này có A Di Đà Phật, đức Phật ấy nguyện lực chẳng thể nghĩ bàn. Ông hãy nên niệm liên tục đừng để gián đoạn, sau khi mạng chung chắc chắn vãng sanh, vĩnh viễn không thoái chuyển”.

+ Văn Thù Bồ Tát: “Đời quá khứ, ta do quán Phật, do niệm Phật, do cúng dường, nên nay đắc Nhất Thiết Chủng Trí. Các môn tu hành không môn nào qua môn niệm Phật. Do vậy biết Niệm Phật là vua trong các pháp”.

+ Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát kết luận : “Đồng tử Giới Hộ tối sơ do nhờ thọ pháp Tam quy, một lần chí thành lễ Phật, quán Phật, tâm không mỏi nhàm, nên rồi được gặp vô số chư Phật. Huống là người chuyên lòng luôn tưởng nơi Phật !

+ Ngài Phổ Hiền Đại Bồ tát bạch Phật rằng: “Bạch Thế Tôn! Con nay vì thương tưởng chúng sinh nơi thời mạt pháp, khi ấy kiếp giảm thọ mạng ngắn ngủi, phước đức kém thiếu, loạn trược tăng nhiều, kẻ chân thật tu hành rất ít. Con sẽ ban cho người niệm Phật thần chú Đà la ni này để thủ hộ thân tâm, nhổ tận gốc rễ nghiệp chướng, trừ sạch phiền não, được mau chóng sinh về Cực Lạc.”

+ Ngài Phổ Hiền Bồ Tát có bài kệ rằng: “Nguyện khi tôi sắp mạng chung, trừ sạch hết thảy các chướng ngại, gặp mặt đức Phật A Di Đà, liền được vãng sanh cõi An Lạc”

+ Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát nói: Pháp môn niệm Phật là tâm tông của chư Phật, là con đường giải thoát tắt nhứt của mọi loài.”

+ Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát: “ Pháp môn Tịnh độ đây thật là tâm tông của chư Phật. Là con đường đi đến quả vị giải thoát tắt nhứt của mọi loài. Các người phải nhứt ý nhứt tâm bền tu pháp môn này quyết sẽ được lợi ích lớn. Nếu các người tinh tấn bền chí nhứt tâm, thời không đợi gì đời sau mới được gần Phật, mà hiện tiền đây cũng được thấy Phật.”

+ Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát: “Phàm phu đời trược tâm trí cạn cợt, kém cỏi, chưa thể thâm đạt chí lý nên phát đại nguyện, nguyện sanh về Cực Lạc. Sau đó, chí thành khẩn thiết xưng niệm A Di Ðà Phật sao cho tiếng niệm duyên theo tâm, tâm duyên theo tiếng, tiếng và tâm nương dựa lẫn nhau như mèo rình chuột, lâu ngày chẳng mất thì nhập chánh ức niệm tam muội.”

+ Mã Minh Bồ Tát: “Nếu ai chuyên niệm Tây Phương Cực Lạc Thế Giới A Di Ðà Phật, đem tất cả thiện căn hồi hướng, nguyện cầu sanh về thế giới ấy liền được vãng sanh. Vì thường thấy Phật nên trọn chẳng thối chuyển”.

+ Long Thọ Bồ Tát ( Hoan Hỷ Địa Bồ Tát): “Bồ Tát thường thích niệm Phật nên đời đời luôn luôn gặp chư Phật. vì thường niệm Phật nên tùy tâm nguyện được sanh về Tịnh Độ, thời hiện đời sanh về cõi Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà”.

+ Long Thọ Bồ Tát: “Nếu ai muốn mau đạt đến địa vị Bất Thối Chuyển thì hãy nên dùng tâm cung kính, chấp trì xưng danh hiệu A Di Đà Phật”.

Tâm Hướng Phật/St!

Bài viết cùng chuyên mục

Phẩm thứ 31: Đại Kiếp Tân Ninh – Hiền Ngu Nhân Duyên Kinh

Định Tuệ

Những lời dạy của chư Tổ sư, Hòa thượng, Cư sĩ về niệm Phật

Định Tuệ

Mã Minh Bồ Tát khuyên người nên niệm Phật cầu sanh Tịnh độ

Định Tuệ

Cách cúng dường Phật cao thượng nhất là thực hành giáo Pháp

Định Tuệ

Kinh Địa Tạng phẩm thứ năm: Danh hiệu của địa ngục

Định Tuệ

Chấp thủ là chướng ngại lớn nhất của sự giác ngộ

Định Tuệ

Những lợi ích của việc lạy sám hối 35 vị Phật

Định Tuệ

Kinh Hoa Nghiêm tập 21: Phẩm Thập Hạnh thứ hai mươi mốt

Định Tuệ

Phẩm thứ 24: Trùng Tín – Hiền Ngu Nhân Duyên Kinh

Định Tuệ

Viết Bình Luận