Tâm Hướng Phật
Lời Phật Dạy

Linh ứng Kinh Kim Cang: Nhờ tụng kinh mà được hưởng vui Niết bàn

Xưa ở xứ Giang Lăng (Trung Quốc) có một người tên Lý Ngươn Tôn, sinh được một cô con gái tên Lý Thị, khi mới lên 8 tuổi thì vợ ông qua đời. Ông ở vậy nuôi dạy cô con gái lớn lên.

Nhờ thân phụ dạy dỗ nghiêm minh, Lý Thị lớn lên tính nết ngoan hiền, thuần hậu. Tuy tuổi nhỏ mà rất có hiếu với cha, lễ phép với người lớn, ai thấy vậy cũng đều khen ngợi cả. Mới mười ba tuổi mà đã quán xuyến được mọi việc trong nhà.

Một đêm nọ, nàng nằm mơ thấy một vị Tăng đến nói với nàng rằng:

– Ngươi có căn lành, nên cố gắng ra công tụng kinh Kim Cang. Phàm người trong đời, nếu mỗi ngày tụng được một quyển kinh ấy, ở trên dương gian đã không bệnh hoạn và tăng tuổi thọ sống lâu, đến khi lâm chung lại được sinh lên các cõi trời nữa. Còn nếu đạt được “Thiệt tướng Bát Nhã” thì sẽ chứng được cảnh giới Niết Bàn. Thoảng như tụng kinh mà không biết nghĩa đi nữa, thì cũng sẽ tránh được mọi tai ách, kiếp nay kiếp sau hưởng được nhiều phước báo vi diệu.

Nàng Lý Thị giật mình thức giấc mới biết là mơ, nhưng tai vẫn văng vẳng lời dặn bảo của vị Tăng. Từ đó về sau, Lý Thị dốc lòng tin kính Phật Pháp, mỗi đêm đều tụng 3 quyển kinh Kim Cang, chẳng khi nào thấy nhàm chán.

Đến khi nàng 24 tuổi, tâm đã ngộ được lí chân – thường, chán ngán cõi trần thế này, chẳng màng duyên phận, nên không để ý đến việc lập gia thất.

Một bữa kia, thoạt nhiên Lý Thị bị cảm thương hàn, thuốc thang điều trị không khỏi, được mấy ngày thì bệnh trở nên trầm trọng, hồn lìa khỏi xác.

Lý Thị thấy hồn đi xuống đến chốn Âm Tào Địa Phủ. Khi Diêm Vương gặp nàng, liền phán rằng:

– Vì ngươi bình sinh có công đức Bát Nhã (kinh Kim Cang thuộc hệ kinh Bát Nhã) nên Trẫm cho hoàn dương. Còn thân phụ của ngươi ở dương thế thường tạo nhiều ác nghiệp, thường ngày thích bắt cá sống làm gỏi, đã có hơn 7000 thủy tộc đến đây kêu oan đòi mạng, nên bị giảm thọ 2 kỉ (1 kỉ là 12 năm, 2 kỉ tức 24 năm). Vậy ngươi về dương gian hỏi lại thân phụ ngươi xem có phải mỗi đêm nằm mơ thường thấy sa vào lưới, còn ban ngày hay bị bệnh nhức đầu phải không. Đó là quả báo việc thường bắt cá làm gỏi, chết rồi còn khủng khiếp gấp vạn lần.

Rồi Lý Thị được dẫn đi hồi dương. Người nhà đang khóc lóc chuẩn bị lo tẩm liệm, chôn cất thì chợt thấy nàng tỉnh lại. Ai nấy thấy vậy đều rất vui mừng, xúm lại thuốc thang cẩn thận, ít ngày bệnh khỏi hẳn.

Bình phục rồi Lý Thị mới đem chuyện dưới Âm phủ kể lại cho cha nghe. Ông Lý Ngươn Tôn nghe con gái nói trúng những chuyện chiêm bao và bệnh nhức đầu của mình thì hoảng hồn, lật đật sắm sửa lễ vật đến chùa Thiên Minh Tự cúng trai tăng cho 100 vị sư tăng, xin cầu siêu cho tất cả những oan hồn của những loài cá, thủy tộc từng bị ông giết.

Từ đó, ông không dám ăn uống những đồ rượu thịt nữa, còn đích thân chép 49 quyển kinh Kim Cang đem cúng cho người ta đọc tụng nữa.

Một đêm nọ, ông nằm chiêm bao thấy không biết bao nhiêu đứa trẻ nhỏ mặc áo xanh, có vẻ vui mừng tới bái tạ ông rằng:

Chúng tôi chịu oan ức đến nay đã lâu, nay nhờ công đức chép kinh Kim Cang của ông hồi hướng, mà chúng tôi được thoát khỏi kiếp súc sinh khổ sở mà sinh về cõi trời. Hiện nay nghiệp sát và các oán thù từ việc sát sinh của ông đã giải hết, ông lại còn được tăng thêm tuổi thọ nữa.

Khi thức giấc, ông càng quyết giữ vững tín tâm, một lòng chuyên tâm niệm Phật và tụng kinh Kim Cang. Thức khuya dậy sớm, thọ trì tinh tấn, mấy chục năm công phu như thế không sót một ngày.

Sau ông Lý Ngươn Tôn sống đến một trăm hai mươi tuổi mà không có bệnh tật gì cả. Một hôm nhằm ngày rằng tháng giêng, ông tắm gội sạch sẽ xong ngồi niệm Phật mà tịch.

Còn Lý Thị, sau khi thân phụ đã tiêu diêu về miền Cực Lạc, nàng cất một cái am tại triền núi Tung Sơn, sớm khuya tụng niệm.

Ngày tháng thanh nhàn nơi thâm sơn, Lý Thị dưa muối qua ngày, gió trăng làm bạn, để cho tâm tánh rạng ngời, cõi lòng trong sạch, dụng công “Chỉ quán song tu” mà thấu đáo lí chân – thường để cầu quả vô vi tịch diệt Niết Bàn. Về sau Lý Thị thọ 60 tuổi, ngồi kiết già niệm Phật mà viên tịch.

Theo Quang Tử!

Bài viết cùng chuyên mục

Kinh Pháp Hoa: Phẩm Pháp sư thứ mười

Định Tuệ

Cúng dường hoa cỏ bên lề đường, chứng quả A La Hán – Kinh Hiền Ngu

Định Tuệ

Phẩm thứ 33: Lê Kỳ Di – Hiền Ngu Nhân Duyên Kinh

Định Tuệ

Khẩu nghiệp là gì? Khẩu nghiệp là nghiệp nặng nhất đời người

Định Tuệ

Kinh Pháp Hoa: Phẩm Tùng Địa Dũng Xuất thứ mười lăm

Định Tuệ

Kinh Địa Tạng phẩm thứ mười một: Địa thần hộ Pháp

Định Tuệ

Lời Phật dạy về sự khiêm tốn: Khiêm tốn là đỉnh cao của tu dưỡng

Định Tuệ

Kinh Pháp Cú phẩm Thế Gian và hình vẽ minh họa

Định Tuệ

Phẩm thứ tư: Đi ở lấy công cúng dàng – Kinh Hiền Ngu

Định Tuệ

Viết Bình Luận