Thiện Đạo Đại Sư dạy: “Hành giả, mỗi ngày niệm Phật A-di-đà ba vạn câu trở lên là hành nghiệp Thượng phẩm thượng sanh”.
LỜI DẠY CỦA TỔ SƯ, HÒA THƯỢNG, CƯ SĨ
+ Cổ đức nói: “Nếu ai chỉ niệm A Di Đà Phật, bèn gọi là Vô Thượng Thâm Diệu Thiền”
+ Cổ đức dạy: “Một câu A Di Đà Phật không niệm gì khác, không nhọc, khẩy tay đến Phương Tây (Thế giới Cực Lạc)”.
+ Cổ đức đã nói: “Pháp môn Tịnh độ này trước là độ phàm phu, sau là độ thánh nhân”
+ Sơ Tổ Huệ Viễn Đại Sư: “Lại các môn Tam muội rất nhiều, nhưng dễ được mà công lại cao, thời duy có niệm Phật Tam muội là hơn hết. Vì cùng nơi huyễn, tột nơi tịch mà tôn hiệu “Như Lai”. “Thể hiệp”, “Thần biến” không chi sánh bằng.”
+ Thiện Đạo Đại Sư: “Xưng danh hiệu Phật là hạnh dễ làm nên nơi tâm mau được tương tục. Nếu có thể niệm niệm tương tục mãi đến trọn đời, thời mười người niệm, mười người vãng sanh, trăm người niệm trăm người vãng sanh.”
+ Thiện Đạo đại sư dạy: “Hành giả chuyên tu Tịnh độ trăm người tu, trăm người vãng sanh, vạn người tu, vạn người vãng sanh, với điều kiện niệm Phật đạt được Niệm lực tương tục (Bất niệm tự niệm.)”
+ Thiện Ðạo đại sư bảo: “Chỉ có con đường tắt tu hành là niệm A Di Ðà Phật”.
+ Thiện Đạo Đại Sư dạy: “Hành giả , mỗi ngày niệm Phật A-di-đà ba vạn câu trở lên là hành nghiệp Thượng phẩm thượng sanh”.
+ Thiện Đạo Đại Sư: “Tuy hoằng thệ nhiều đến bốn mươi tám nguyện, nhưng chỉ để nói lên Niệm Phật là việc thiết yếu nhất”, nghĩa là: Nguyện nào cũng vì niệm Phật cả.
+ Ngẫu Ích Đại Sư: “Niệm danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật thuần thục, thì tất cả tinh hoa của tam tạng kinh điển đều ở trong ấy. Một ngàn bảy trăm công án, các cơ quan hướng thượng cũng ở bên trong, ba ngàn oai nghi, tám muôn tế hạnh, tam tụ tịnh giới cũng ở trong ấy. Một danh hiệu Phật đầy đủ cả Thiền, Giáo, Mật và tất cả phương pháp tu hành. Một danh hiệu Phật đầy đủ cả Giới, Định, Huệ.”
+ Ngẫu Ích đại sư dạy: “Niệm Phật A-di-đà mỗi ngày ba vạn câu trở lên, lấy cái chết làm kỳ hạn, mà không vãng sanh thì ba đời chư Phật đều nói dối”.
+ Ngẫu Ích đại sư đã nói: “Chư Phật do niệm Phật mà thành Phật”. Chư Phật đạt được tam muội rất sâu có tên là Niệm Phật tam-muội.
+ Ngẫu Ích đại sư nói: “Niệm A-di-đà Phật để dời công đức đến với mình, thì công đức nào cũng phải đến hết”.
+ Ngẫu Ích Đại Sư: “Một câu A Di Ðà Phật chính là pháp để đắc Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác của đức Bổn Sư Thích Ca trong đời ác Ngũ Trược, nay đem toàn thể Quả Giác này trao cho chúng sanh trược ác. Ðó là cảnh giới sở hành của chư Phật, chỉ Phật với Phật mới có thể hiểu cùng tận được nổi, chẳng phải là điều cửu giới dùng tự lực mà tin hiểu được nổi”.
+ Liên Trì Đại Sư: “Dùng nhất niệm vạn đức hồng danh chí tôn vô thượng để trung hòa tất cả vọng niệm và thói xấu tham, sân, si từ vô thủy kiếp đến nay. Những nghiệp chướng nặng nề này sẽ dung hòa vào câu thánh hiệu Nam-mô A-di-đà Phật, (người niệm) được đức Phật A-di-đà đại từ đại bi và tất cả chư Phật trong muời phương hộ niệm, che chở, bảo bọc, giúp tiêu trừ nghiệp chướng của chính mình.”
+ Liên Trì Đại Sư dạy: “Một câu A Di Đà Phật gồm hết tám giáo, nhiếp cả năm tông”.
+ Liên Trì Đại Sư: “Học hết tất cả học vấn thế gian không bằng không biết một chữ, chuyên niệm một câu Nam Mô A-di-đà Phật”.
+ Liên Trì Đại Sư: “Nên biết niệm Phật là cha của Bồ Tát sanh ra Pháp Thân, cho đến bậc Thập Ðịa từ đầu đến cuối chẳng lìa niệm Phật. Lẽ đâu bọn Sơ Tâm tự mãn, chẳng nguyện vãng sanh.
+ Liên Trì đại sư dạy: “Vọng niệm là bệnh, niệm Phật là thuốc”. Vậy muốn hết bệnh phải uống thuốc, muốn trừ vọng niệm phải niệm Phật.
+ Liên Trì Đại sư Nói “Niệm danh hiệu” là: Phật có vô lượng phước đức, nay chỉ niệm có bốn chữ danh hiệu là A Di Ðà Phật cũng đủ bao trùm hết cả, do vì đức Phật A Di Ðà tức là toàn thể của nhứt tâm mà tâm nó gồm cả các đức nào Thường, Lạc, Ngã, Tịnh, Bổn giác, Thỉ, Giác Chơn Như, Phật Tánh, Bồ Ðề, Niết Bàn, cho đến trăm ngàn vạn tên, đều chỉ trong một tên Phật A Di Ðà đây, thâu gồm được tất cả.”
+ Đại Sư Liên Trì: “Một pháp Niệm Phật lại có nhiều môn. Nay pháp Trì Danh đây là đường tắt nhất trong các đường tắt. Bởi vì đức Phật có vô lượng đức nên bốn chữ danh hiệu đã bao gồm trọn cả”.
+ Lão pháp sư Đàm Hư kể: Ngài Đế Nhàn có một học trò, tức là đồ đệ, không biết chữ, chưa từng nghe kinh, chưa hề nghe Phật pháp. Ông ta theo lão nhân gia xuất gia, Sư dạy ông ta một câu Nam Mô A Di Đà Phật. Niệm được ba năm, biết trước lúc mất, đứng vãng sanh. Sau khi vãng sanh, còn đứng sững suốt ba ngày, chờ sư phụ đến lo liệu hậu sự cho mình.
+ Vĩnh Minh Đại Sư: “Di Đà rất dễ niệm, Tịnh Độ rất dễ sanh. Người tham thiền niệm Phật rất tốt. Nếu kẻ căn cơ hơi kém, sợ e đời nay chưa được đại ngộ, kiếp sau dễ lạc bến mê, thì nên nhờ sức bi nguyện của Đức A Di Đà để sớm vãng sanh về Cực Lạc. Nếu vị nào chí tâm niệm Phật mà không được sanh về Tịnh Độ, lão tăng xin chịu đọa vào địa ngục Bạt Thiệt (ngục rút lưỡi).”
+ Đại sư Thái Hư đã từng nói: “một câu A Di Đà Phật đại diện cho toàn thể Phật giáo Trung Quốc”.
+ Đại Sư Đại Hư: “Trong việc tán thán rất giản tiện là xưng danh hiệu của Như Lai. Danh hiệu của Như Lai gồm có nhiều thứ công đức. Khen ngợi tên của Như Lai là khen ngợi công đức chơn thực của Như Lai. A Di Ðà Phật có nghĩa là Vô Lượng Quang. Xưng hiệu A Di Ðà Phật là xưng dương ánh sáng vô lượng của Phật”.
+ Hòa Thượng Tuyên Hoá: “Lúc bình thường thì mình phải biết niệm Phật, tu pháp môn tịnh độ. Tới khi lâm chung thì mình mới không sinh hoảng hốt, luống cuống, mà sẽ an lạc vãng sinh về cõi Cực Lạc.”
+ Hòa Thượng Tuyên Hóa: “Khi bạn niệm một câu Phật hiệu thì bạn lại phóng quang. Phóng một ánh hào quang, yêu ma quỷ quái đều bỏ chạy. Yêu ma quỷ quái đó chính là cái tâm vọng tưởng, tạp niệm vô cùng tận của bạn. Công đức và oai lực của việc niệm Phật là như thế, không thể nói hết được”.
+ Hòa Thượng Tuyên Hóa: “Niệm Phật một tiếng, sen nở lớn chút. Niệm niệm đều là Nam Mô A Di Ðà Phật thì sen nở lớn như bánh xe. Chờ tới khi bạn vãng sinh thế giới Cực Lạc thì linh tánh của bạn sẽ an trú nơi hoa sen ấy:”
+ Hòa Thượng Tuyên Hóa: “Niệm Nam mô A Di Ðà Phật! Nam mô A Di Ðà Phật! Chỉ một tiếng Nam mô A Di Ðà Phật, đừng có vọng tưởng gì khác: Ðó gọi là dùng độc để trị độc. Nếu bạn có quá nhiều vọng tưởng thì tức là có quá nhiều độc. Nhất định phải chết thôi!
+ Ấn Quang Đại Sư: “Cội nguồn tột đỉnh thâm sâu nhất chỉ trong một câu hồng danh A Di Đà Phật”.
+ Ấn Quang Đại Sư: “Cõi đời đang lúc Kiếp Trược, cướp bóc, giết hại lẫn nhau. Chẳng có lá bùa hộ thân, sẽ khó tránh khỏi họa hại được mãi! Lá bùa hộ thân vừa nói đó cũng chỉ là chí thành lễ niệm A Di Đà Phật mà thôi!”
+ Ấn Quang Đại Sư: “Quý vị niệm câu A Di Đà Phật, không chỉ là Giáo, mà còn bao gồm Thiền, lại còn bao quát Mật, cũng bao gồm Giới Luật, tất cả hết thảy các pháp môn đều được bao gồm chẳng sót”.
+ Ấn Quang Đại Sư: Câu “Nam Mô A Di Đà Phật” như đã nói chính là diệu pháp để tiêu nghiệp chướng, chuyển phàm thành thánh, nếu có thể thường niệm thì tâm địa tự nhiên mở mang, thông suốt, tri kiến tự trở về chánh lý, học hành, làm việc đều có lợi ích lớn. Huống hồ nay đang lúc thế đạo hoạn nạn, niệm Phật sẽ có thể gặp dữ hóa lành, gặp nạn trở thành chuyện may, lợi ích chẳng thể nói trọn hết.
+ Tây Tư Sao nói: ‘Chúng sanh được về Tịnh Độ là do nhờ Đức Thích Ca chỉ đường, Phật A Di Đà tiếp dẫn, và chư Phật mười phương đều hộ niệm.
+ Trí Giả Đại Sư: “Hành giả chỉ cần niệm Phật A Di Đà, cơ cảm hợp nhau, liền được vãng sanh. Như ở thế gian chiêu mộ người, nếu kẻ nào muốn gia nhập thì cơ hội hợp nhau, liền thành sự việc.”
+ Trí Húc Đại Sư dạy: “Niệm A Di Đà Phật được thuần thục, thời tam tạng giáo lý gồm trong đó, một nghìn bảy trăm công án cơ quan hướng thượng cũng ở trong đó, ba ngàn oai nghi, tám vạn tế hạnh, tam tụ tịnh giới cũng không ra ngoài câu Phật hiệu”.
+ Pháp sư Nguyên Hiểu (đệ tử của Thiện Đạo đại sư, là bậc cao tăng của Tịnh Tông Hàn Quốc) nói như sau: “Bốn mươi tám nguyện trước là vì phàm phu, sau là vì kèm thêm thánh nhân trong tam thừa”.
+ Pháp Nhiên Thượng Nhân dạy: Không cần để ý đến vọng niệm, tán loạn, mà chỉ chuyên cần xưng danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật . Nếu thường xưng danh hiệu thì do công đức của Phật danh, vọng niệm tự dừng, tán loạn tự yên, tam nghiệp (thân, khẩu, ý) tự điều hòa, nguyện tâm tự phát.”
+ Pháp Thiên Thượng Nhân: “Công đức niệm Phật là vô thượng, thì một niệm là một vô thượng, mười niệm là mười vô thượng, trăm niệm là trăm vô thượng, ngàn niệm là ngàn vô thượng. Cho đến lần lượt tăng tiến từ ít đến nhiều, đến hằng sa niệm Phật, vô thượng công đức cũng hằng sa. Vậy những người nguyện cầu vãng sanh, sao lại bỏ niệm Phật có lợi ích lớn vô thượng mà lại cưỡng tu các hạnh có lợi ích hữu thượng?”.
+ Pháp Thiên Thượng Nhân: “Người niệm Phật như hoa Phân-đà-lợi, người niệm Phật là người tốt nhất trong đời, là người diệu tuyệt trong đời, là người tối thượng trong đời, là người hiếm có trong đời, người tối thắng trong đời.”
+ Ưu Đàm Đại Sư: “Pháp môn tuy nhiều nhưng tìm một pháp ổn thỏa, thẳng tắt, thích hợp mọi căn cơ thì không gì hơn niệm Phật. Trên từ hàng Bồ tát Đẳng giác, dưới đến kẻ phàm phu dẫy đầy phiền não, đều tin tưởng hướng về. Pháp tu này, người trí quyết tâm niệm Phật hiện đời vào sâu Tam muội, kẻ ngu chỉ cần mười niệm thành công về nơi chín phẩm.”
+ Ưu Đàm Đại Sư: “Muốn vãng sanh Cực Lạc, cần chuyên nhất ý niệm, nắm chặt một câu A Di Đà Phật”.
+ Ưu Đàm Đại Sư: “Dù có gặp cảnh giới khổ, vui, thuận, nghịch xảy ra cũng chỉ niệm A Di Ðà Phật, không hề có một niệm sanh tâm biến đổi, tâm thối đọa, tâm tạp tưởng. Cho đến hết đời, trọn không có niệm nào khác thì sẽ quyết định sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới.”
+ Ngài Tứ Minh nói: Ðức Di Ðà nay lại đã chứng được Ðệ Nhất Nghĩa Ðế rốt ráo, nên một phen xưng tụng danh hiệu A Di Ðà Phật, vạn đức cùng phô bày. Di Ðà vạn đức tuệ nhật đã phô bày trọn vẹn toàn thể thì tội lỗi hắc ám của chúng sanh ngay trong niệm ấy sẽ tự nhiên tiêu tan trần kiếp. Tội tánh vốn không, hư dối chẳng thật đã bị tiêu thì công đức xưng danh lớn như hư không sẽ tự nhiên sanh ra”.
+ Long Thọ Tôn giả nói: “Niệm Phật Tam muội” có đại trí huệ, có đại phước đức, hay đoạn trừ tất cả phiền não, hay độ được tất cả chúng sanh, “Niệm Phật Tam muội” hay sanh vô lượng Tam muội cho đến “Thủ lăng nghiêm Tam muội”.
+ Đài Nham Pháp Sư: “Với thế giới ác trược này, mọi người nên nhàm chán; với Cực Lạc Tịnh Độ kia, nên hết lòng tinh tấn”.
+ Diên Thọ Đại Sư: “Chuyên tâm niệm Phật, chứa nhóm công đức, hồi hướng cầu vãng sanh, niệm niệm không quên Phật, không rời Cực Lạc”.
+ Tổ Thiên Thai bảo: “Bốn môn Tam muội đồng tên niệm Phật. Niệm Phật Tam muội là vua trong các môn Tam muội”.
+ Tổ Vân Thê nói: “Một câu A Di Đà Phật gồm hết tám giáo, nhiếp cả năm tông”.
+ Trí Húc Đại Sư: “Trì hồng danh chính là “tâm tông viên đốn”. Chỉ thấy được quang minh của Đức A Di Đà Phật, chính là thấy thập phương vô lượng chư Phật. Chỉ sanh về Cực Lạc Tây phương, chính là sanh khắp vô lượng Tịnh Độ.”
+ Mặc Am Đại Sư: “Thế nào gọi là giải thoát? Chẳng chi bằng bắt chước ông lão mụ già ăn chay, niệm Phật già dặn là được”.
+ Thiệt Hiền Đại Sư: “Thoát ly sanh tử là việc lớn, mọi người nên tự giữ lòng thanh tịnh siêng niệm Phật là được”.
+ Trí Giả Đại Sư: “Nên thường tu “Niệm Phật Tam muội” và thực hành những điều lành như lễ Phật, tụng kinh, cúng dường, sám hối, trì giới, bố thí, phóng sanh v.v luôn luôn đều hồi hướng cầu được sanh về Cực Lạc thế giới. Được như vậy thời quyết định vãng sanh”.
+ Đàm Loan Pháp Sư: “Sống chết nhọc nhằn biết ngày nào dứt. Sứ thống khổ trong tam đồ phải biết lo sợ, chín phẩm Tịnh nghiệp phải gắng siêng tu !
+ Phổ Chiếu Đại Sư: “Ngay trong lúc vọng tâm tạp loạn nếu có thể khởi lên một niệm như đối trước đấng Từ Tôn, nắm vững sáu chữ hồng danh, mỗi câu niệm ra thấu vào tai thì cái tạp loạn ấy sẽ tự nhiên tịch tĩnh theo câu niệm. Pháp môn này đáng bảo là cách thức tu hành thần diệu, là đường chánh siêu việt phương tiện vậy”.
+ Thiên Như Đại Sư: “Chẳng cần biết đến là đang đi, đứng, hay nằm, ngồi, chẳng cần phải niệm ra tiếng tốn hơi; chỉ cốt chí thành, thầm tưởng thầm niệm, niệm niệm liên tục, tâm không gián đoạn. Tôi dám hứa là nhục nhãn của hành nhân trong hiện đời sẽ thấy Phật, hoặc thấy quang minh, hoặc được Phật xoa đảnh v.v… chứ chẳng cần phải đến lúc lâm chung! Ðây là một pháp môn đường tắt, giản dị nhất, thiết yếu nhất, cực kỳ linh nghiệm”.
+ Ngài Từ Vân Sám Chủ nói: “Hết thảy tội nghiệp chẳng thể tiêu sạch được, tối hậu, chỉ có niệm A-di-đà Phật mới có thể thật sự tiêu tai”.
+ Từ Vân Sám Chủ: “Trong tâm luôn niệm Phật liên tục như thế thì có thể thành tựu hết thảy công đức nhân duyên Tịnh Ðộ.
+ Ngài Thiên Như đã nói: “Lòng Phật Thích Ca quá thương, khuyên chúng sanh niệm ngay danh hiệu Phật A Di Ðà ấy vậy”.
+ Diệu Không Đại Sư: “Phải biết, niệm Phật có thể chuyển Phàm thành Thánh, là phương tiện giải thoát thứ nhất của thế gian và xuất thế gian vậy.”
+ Thiền Sư Hư Vân: “Hết thảy các pháp môn: Tham Thiền, Niệm Phật, Trì Chú v.v… đều để dạy chúng sanh phá trừ vọng niệm, hiển lộ bổn tâm của chính mình. Phật pháp không có cao, thấp; nhưng căn cơ có lợi, độn. Trong các pháp môn ấy, pháp Niệm Phật thật là phương tiện ổn thỏa, thích đáng nhất”.
+ Chân Yết Liễu Thiền Sư: “Tại sao người trong tông Tào Động, ngoài sự tập thiền, còn mật tu Tịnh Độ? Sở dĩ có việc ấy, vì pháp môn niệm Phật là con đường tắt trong các lối tu hành. Vào được môn này, tức có thể vào được vô lượng pháp môn khác”.
+ Ngài Bá Trượng Trí Hải Thiền Sư là đích tử của Giang Tây Mã Tổ có lời văn như sau: “Phải nhóm chúng lại, tất cả đồng tụng bài kệ tán Phật A Di Đà, rồi cao tiếng niệm Nam Mô A Di Đà Phật, hoặc trăm câu, ngàn câu. Khi niệm xong, hồi hướng phục nguyện rằng: Nếu các duyên chưa mãn, sớm được an lành. Như hạn lớn đến kỳ, sanh về A Dưỡng”.
+ Thiền sư Trung Phong: “A Di Đà Phật là tự tánh Di Đà, Tây Phương Cực Lạc thế giới là duy tâm Tịnh Độ, chẳng ở bên ngoài! Nay ta tưởng A Di Đà Phật, ta nghĩ tới Tánh Đức trong tự tánh của ta, lẽ nào chẳng thành tựu?”.
+ Thiền sư Triệt Ngộ: “Thật vì sanh tử phát Bồ Ðề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật”.
+ Triệt Ngộ Thiền Sư: “Cõi uế cùng cõi tịnh dầu đồng cảnh huyễn mộng, nhưng ảnh hưởng cùng kết quả khác xa nhau, vì thế nên cần phải sớm tu Tịnh độ, Xưng một câu hồng danh A Di Đà Phật thời thấy đặng một phần tướng hảo”.
+ Hòa Thượng Quảng Khâm: “Khi thân thể có bệnh mà uống thuốc gì cũng chẳng lành, hãy niệm Phật thì bệnh sẽ lành, bởi Ðức Phật A-Di-Ðà là vị “Vô Thượng Y Vương”.
+ Hòa Thượng Quảng Khâm: “Mình đã hồ đồ, mê muội lúc đầu thai. Giờ đây, mình cần phải sáng suốt tìm đường đi lúc chết – con đường ấy chính là Niệm Phật A Di Ðà.
+ Hòa Thượng Hải Hiền: “Chăm chỉ niệm Phật, thành Phật là việc lớn, còn lại đều là giả”.
+ Đại Sư Hám Sơn: “Phật dạy pháp tu hành thoát sanh tử có nhiều môn phương tiện, chỉ có pháp Niệm Phật Cầu Sanh Tịnh Ðộ là thiết yếu, nhanh tắt nhất”.
+ Cư Sĩ Lý Bỉnh Nam: “Niệm Phật vãng sanh Cực Lạc là một phương pháp đặc biệt ngoài tám vạn bốn ngàn pháp môn của Phật, được gọi là “môn dư đại đạo” (đạo lớn nằm ngoài các pháp môn). Sự tuy đơn giản, lý thực thâm áo, chẳng thể dùng dăm ba câu trình bày tường tận được.”
+ Cư Sĩ Lý Bỉnh Nam: “Câu danh hiệu A Di Đà Phật này, vừa dạy liền biết niệm, vô cùng dễ dàng! Cứ nhất tâm trì niệm thì liền được đức Phật tiếp dẫn, liễu thoát sanh tử, sanh về Cực Lạc, vô cùng thẳng tắt! Đó là pháp môn đặc biệt, cũng gọi là pháp môn Tịnh Độ. Lý này chỉ có Phật và Phật mới có thể biết trọn, từ Đẳng Giác trở xuống cũng chẳng hiểu hết.
+ Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ: “Người niệm Phật được hai mươi lăm vị Bồ Tát do Phật Di Đà sai đến ủng hộ gia trì trong hết thảy lúc, hết thảy nơi, lại có những vị như Đại Thế Chí Bồ Tát v.v.. oai đức nhiếp thọ, lại được hết thảy chư Phật hộ niệm Cho nên được xa lìa ma nạn, an ổn tu trì; do cậy vào tha lực nên hóa hiểm thành lành, do đó pháp này được gọi là đạo dễ hành”.
+ Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ: “Từ nay về sau trong Thiền Tông chẳng còn bậc đại triệt đại ngộ, không còn có người căn tánh như thế! Mật Tông cũng không có, chỉ có niệm Phật vãng sanh, thân cận A Di Đà Phật là hạng người đắc độ. Chỉ có pháp môn này thích hợp khắp ba căn, gồm thâu phàm lẫn thánh, mãi cho đến khi Phật pháp trong thế gian này bị tiêu diệt”.
+ Cư sĩ Hạ Liên Cư trích dẫn Tịnh Tu Tiệp Yếu: “Đại Thế Chí Bồ Tát nay đang ở trong cõi Ta Bà này, tạo đại lợi lạc. Ngài nhiếp thủ chẳng bỏ người niệm Phật, khiến họ lìa tam đồ, đắc vô thượng lực”.
+ Hòa thượng Tịnh Không: “Một câu A Di Đà Phật thật thà niệm, niệm đến công phu thành phiến sẽ tự tại vãng sanh, biết trước lúc mất. Rất nhiều người suốt đời chưa hề nghe kinh, không biết chữ, niệm một câu A Di Đà Phật, niệm ba năm công phu thành tựu, có người đứng mất, có người ngồi mất, chẳng ngã bệnh, nói đi là đi, chẳng khó khăn gì”.
+ Hòa Thượng Tịnh Không: “Sanh tử đại sự, không ai có thể giúp mình, chỉ có thể nương nhờ A Di Đà Phật giúp ta vãng sanh thế giới Cực Lạc. Khi đã hiểu rõ điều này, giờ đã lựa chọn rồi thì phải nhất tâm, nhất ý một lòng một dạ niệm Phật cầu sanh Tịnh độ, Thật sự là không còn con đường thứ hai nào khác cho chúng ta, không còn địa điểm thứ hai nào khác cho chúng ta nương về.”
+ Thượng Tịnh Không: “Niệm Phật là sám hối, Khi niệm Phật tinh tấn, thường thấy bệnh nghiệp hiện tiền, đó là một hiện tượng chuyển nghiệp, đem tội nặng của quá khứ biến thành tội báo nhẹ hiện tại, vì nguyện lực lớn hơn nghiệp lực”.
+ Hòa Thượng Tịnh Không: “Nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu, chuyên tụng một Kinh Vô Lượng Thọ, chuyên niệm 1 câu A Di Đà Phật, không hoài nghi, không xen tạp, không gián đoạn, miệng niệm-tai nghe-tâm nhớ tưởng” để trong đời này được liễu sanh thoát tử.
+ Hòa thượng Tịnh Không: “A Di Đà Phật là Bổn Giác của chính chúng ta, là đại giác viên mãn rốt ráo. Tâm ấy và Phật hoàn toàn tương ứng, công đức lợi ích ấy bất luận pháp môn nào cũng đều chẳng có cách nào sánh bằng”.
+ Hòa thượng Tịnh Không: “Niệm Phật, tất cả vô lượng vô biên pháp môn khác thảy đều thành tựu, niệm một câu A Di Đà Phật, hết thảy các pháp môn đều tu học viên mãn; niệm đến mức nhất tâm bất loạn, tất cả hết thảy các pháp môn đều viên tu, viên chứng”.
+ Hòa Thượng Diệu Liên: “Tinh tấn niệm Phật, phàm tâm buông xả tức là Phật tâm; giống như chùi sạch bụi nhơ trên kiếng thì quang minh sẽ hiện ra. Sợ nhất là anh không chịu xả bỏ ham muốn phàm phu, không thích niệm Phật thì tâm anh mãi mãi là phàm, sao có thể thành Phật?”.
+ Hòa Thượng Diệu Liên: “Bất chấp người ta có tin Phật hay không, hễ gặp người nào thì niệm một câu “Nam Mô A Di Đà Phật”. Phật hiệu giống kim cang, có thể giảm nghiệp chướng và tăng phước huệ; hướng về họ niệm Phật tức là giúp họ gieo nhân giải thoát trong tương lai, có nhân tốt thì sẽ có quả lành.”
+ Hòa Thượng Thích Thiền Tâm: “Thân người khó được, pháp Phật khó nghe. Nay quí vị đã được thân người, và có duyên được pháp môn niệm Phật. Dù gặp phải hoàn cảnh khó khăn, xin quí vị nhận rõ duyên đời khổ mộng, quyết chí tu hành, để hoa sen báu bên trời tây được nở thêm những hàng thượng thiện.”
+ Hòa thượng Thích Trí Tịnh: “Tụng kinh niệm Phật ngoài mục đích chính yếu là vãng sanh Cực Lạc ra, còn có tác dụng hàng phục những phiền não nghiệp chướng, khiến cho những thiện căn công đức được tăng trưởng. Nếu mỗi ngày tu hành đều đặn như vậy, tất nhiên lần lần bớt đi phần phàm phu sanh tử mà tiến lần trên con đường Hiền Thánh giải thoát.”
+ Hòa Thượng Thích Trí Tịnh: “Trong những pháp môn Phật dạy, tôi cả đời chuyên tâm nơi pháp môn trì danh niệm Phật. Pháp tu niệm Phật có nhiều, trì niệm danh hiệu Phật là một trong những pháp niệm Phật. Đây là pháp môn dễ tu, dễ thực hành nhất, dễ thành tựu”.
+ Sư Bà Hải Triều Âm: “Cách thức làm thế nào để giải thoát? Giải thoát chỉ ở chỗ mình nhận thấy những có tướng này là không thật, theo nhân mà có. Chúng ta phải luôn hành trì niệm Phật miên mật, trong tâm chỉ có đức PHẬT A DI ĐÀ thôi.”
+ Sư Bà Hải Triều Âm: “Bất cứ chuyện gì hiện ra cũng đều là cái tướng của nghiệp báo của mình mà thôi, dù là hay hay dỡ. Chúng ta tu theo đức PHẬT A DI ĐÀ, chúng ta phải nhớ cái tánh của Ngài là Vô Lượng Quang, Vô Lượng Thọ ở khắp pháp giới. “
+ Sư Thích Giác Khang: “Quá khứ không có, quá khứ là hào quang, hiện tại là hào quang và tương lai cũng là hào quang, nghĩa là hiện tại không có tướng, tương lai cũng không có tướng, chỉ có hào quang là biến chuyển thôi, như vậy thế giới Tây Phương Cực Lạc là có thật, là thế giới của hào quang, của sát-na, khó tin nhưng mà có thật.”
+ Sư Thích Giác Khang: “Phật muốn cứu độ tất cả chúng sanh, nhưng chúng sanh không chịu đưa tay ra cho Phật cứu thì Phật cũng không cứu được, vì vậy chúng ta phải có lòng tin ở Pháp môn Tịnh độ, dù biết Pháp này là Pháp khó tin bậc nhất, cõi Cực Lạc là cõi của hào quang, không hình không tướng, nó nằm ngoài Tam giới nên chỉ Phật với Phật hiểu được mà thôi”.
+ Hòa Thượng Thích Chân Hiếu: “Niệm Phật nhiều thì đến một giai đoạn nào đó ở trong tâm nó tự niệm lên, nó quen rồi thì đến lúc nằm mơ, nằm ngủ gì nó cũng niệm Phật được, trong cái tiếng niệm của tự tâm phát ra thì mình đi theo cái tiếng đó mà đem cái tấm lòng chân thiết, nương theo tiếng niệm Phật mà tha thiết cầu vãng sanh. Như vậy đến lúc lâm chung chỉ cần niệm một câu thì sẽ ngồi trên hoa sen rất là tự tại giải thoát “.
+ Pháp Sư Thích Trí Thủ: “Trên con đường tu hành, việc niệm Phật là một việc vừa cần thiết, vừa cấp bách. Hễ gặp dịp tu là tu liền, gặp dịp niệm được là niệm ngay, chớ nên chần chừ để cho thời gian luống trôi qua một cách vô ích.”
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
[Nguồn: A Di Đà]
Tâm Hướng Phật/St!