Nếu như khi lâm chung, tham sân si trỗi dậy thì đi vào đường ác, không thể đến thế giới Cực Lạc, đây là việc phiền phức nhất, là thời khắc then chốt nhất trong cả đời chúng ta.
Việc chính không ai chịu chăm chỉ làm, chính là chăm chỉ niệm Phật mà thích đi làm những việc phụ… Chỉ cần nỗ lực làm xong 1 việc thì xong các việc.
Lão Hòa thượng Hải Hiền tự hành hoá tha, thường luôn nhắc nhở mọi người một câu nói, đây là lời nói chân thật của ngài: Chăm chỉ niệm Phật, thành Phật là thật, còn lại đều là giả.
Phật Bồ tát và các vị Tổ sư Đại đức dạy chúng ta, chúng ta phải nhân lúc có sức khỏe mà thật làm, phải thật làm để vãng sanh.
Bởi vì làm xong việc này thì làm xong tất cả mọi việc, không thể thành tựu việc này thì vẫn còn phải luân hồi trong lục đạo, luân hồi trong lục đạo rất phiền phức. Khi lâm chung, Tín Nguyện Hạnh hàng phục được Tham Sân Si, gọi là Đới nghiệp vãng sanh…
Kinh A Di Đà có ghi rằng: “Bỉ Phật quốc độ, vô tam ác đạo. Xá Lợi Phất, kỳ Phật quốc độ, thượng vô ác đạo chi danh, hà huống hữu thiệt”. Trong kinh này đã nói rất rõ ràng, ở thế giới Cực Lạc không có ba đường ác.
Thử chính đệ nhất đại nguyện, quốc vô ác đạo chi thành tựu. Nguyện thứ nhất trong 48 nguyện, là Tỳ kheo Pháp Tạng phát tâm sau này cõi nước của Ngài, cũng tức là đạo tràng của Ngài không có ba đường ác. Không có ba đường ác, hay nói cách khác, không có người tham sân si.
Người tham sân si, khi lâm chung tín nguyện hạnh hàng phục được tham sân si, gọi là đới nghiệp vãng sanh. Nếu như khi lâm chung, tham sân si trỗi dậy thì đi vào đường ác, không thể đến thế giới Cực Lạc, đây là việc phiền phức nhất, là thời khắc then chốt nhất trong cả đời chúng ta.
Vì vậy, Phật Bồ tát và các vị Tổ sư Đại đức dạy chúng ta, chúng ta phải nhân lúc có sức khỏe mà thật làm, phải thật làm để vãng sanh.
Bởi vì làm xong việc này thì làm xong tất cả mọi việc, không thể thành tựu việc này thì vẫn còn phải luân hồi trong lục đạo, luân hồi trong lục đạo rất phiền phức. Quý vị muốn luân hồi đến đời nào kiếp nào đây? Vì vậy làm người phải có sự giác ngộ cao độ.
Trích: Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2012 – tập 335
Pháp Sư Tịnh Không!