Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Người niệm Phật là người có phước

Quý vị nên ghi nhớ, mỗi ngày niệm một vạn danh hiệu Phật, hai vạn danh hiệu Phật là người có phước, không nên coi thường họ, đó là xét về sự.

Quý vị nên ghi nhớ, mỗi ngày niệm một vạn danh hiệu Phật, hai vạn danh hiệu Phật là người có phước, không nên coi thường họ, đó là xét về sự. Xét về lí, miệng niệm Phật trong tâm thực có Phật, công đức đó bất khả tư nghị. Trong miệng niệm Phật, trong tâm không có Phật, trong tâm đang rối bời, cả khối tình chấp, niệm Phật kiểu đó thì sao? Có hơn không, mỗi niệm đều gieo hạt giống vào a lại da, nhưng kiếp này chưa được vãng sinh, nhất định phải hiểu vấn đề này.

Trong tâm có Phật, miệng không niệm Phật, họ có thể vãng sinh, tại sao vậy? Tâm tịnh thì cõi Phật tịnh. Sự tướng không quan trọng, dụng tâm mới quan trọng, sự tướng lúc nào mới quan trọng? Giúp chúng sinh là quan trọng, chúng sinh không thấy tâm của quý vị, nhưng thấy được tướng của quý vị. Bởi thế, tượng trưng của tướng là lợi tha, trong tâm thực có là tự lợi. Tất nhiên tự lợi rồi mới lợi tha, lợi tha rồi tự lợi là viên mãn nhất.

Nên ý nghĩa quan trọng nhất của phẩm kinh này là làm chứng cho chúng ta, giúp chúng ta phát sinh chánh tín, chánh tín mới hoan hỉ phát nguyện cầu sinh, mới có thể siêng năng. Siêng năng là “Phát tâm Bồ đề, nhất hướng chuyên niệm”, tâm Bồ đề là tâm giác ngộ, thế nào gọi là giác ngộ? Tôi buông bỏ thế giới Ta bà, nguyện vãng sinh thế giới Cực Lạc, ý niệm như thế là giác ngộ. Nói cách khác, tôi không nghĩ cách quay trở lại luân hồi lục đạo, tôi mong thành Phật ngay trong đời này, đó là giác ngộ, thực sự phát bồ đề tâm. Khi phát tâm rồi, phương pháp cầu sinh Tịnh độ đó là một câu Phật hiệu.

Bởi thế tụng kinh hay không không quan trọng, tác dụng của kinh chỉ giúp chúng ta phá mê sanh tín, tác dụng ở chỗ đó. Khi chúng ta đã tin, đạt được tác dụng, không còn hoài nghi nữa, quyết tâm niệm câu Phật hiệu này, công đức của kinh đã viên mãn rồi. Nếu vẫn còn nghi hoặc, kinh kia rất quan trọng, kinh giúp ta buông bỏ, kinh giúp ta giác ngộ.

“Phá mê khai ngộ, đoạn nghi sinh tín”, tác dụng của kinh nằm trong tám chữ đó. Ta không hoài nghi, ta không nghi hoặc, có kinh hay không không quan trọng, như những gì đại sư Huệ Năng đã nói, khai ngộ không kiên quan gì đến thứ này.

Có nhân duyên tiếp xúc kinh điển, mở kinh ra để xem, hoàn toàn giống với những gì chúng ta đã ngộ. Kinh giáo là để chứng minh cho ta, thực sự ta đã thực sự ngộ chưa. Trên thực tế, tác dụng quan trọng nhất của kinh giáo, là chúng ta đã thực sự ngộ chưa, mở kinh ra xem xem nó đã giống chưa, giống là thật, không giống chúng ta đã nhầm, nó không nhầm. Nếu chúng ta nhầm, mà còn dùng ý của mình để thay đổi, tội đó sẽ rất lớn, tội đó là cuồng vọng tự đại.

Bởi thế kinh điển lưu truyền, trong đó thế nào cũng có chữ sai, mọi người đều nhận ra chữ sai, liệu có nên sửa đổi? Không thể, phải làm thế nào? Thêm chú giải ở bên cạnh, chữ này có thể là viết sai của chữ X, Y, chú một bên, không đụng đến nguyên văn, tại sao vậy? Nếu đụng đến nó sẽ tạo nên một tiền lệ, sau này mọi người xem không hiểu, lại đổi thêm lần nữa. Tám người, mười người đều đổi, cuốn kinh đó chẳng ra làm sao, liền phá cuốn kinh đó.

Bởi thế, sách Hội Tập của Vương Long Thư tập rất gay, nhưng tại sao rất nhiều người đời sau phê bình ông? Sách của ông được đưa vào tạng, bởi ông đã thay đổi mấy chữ, tạo nên tiền lệ thay đổi chữ, như thế là không được, những gì ông thay đổi là đúng, không phải sai. Nếu bạn phiên dịch thì không vấn đề gì, có có thể sửa đổi.

Ngày nay ta không phải phiên dịch, là hội tập, hội tập thì phải dùng nguyên văn. Khi bạn dùng những chữ hay hơn, khiến mọi người dễ hiểu, càng dễ lí giải hơn, không được. Ta chỉ được chú giải một bên, không thể thay đổi nguyên văn. Đây là điều kiêng kị rất lớn, gọi là phòng khi còn trong trứng, cổ nhân rất coi trọng công việc này. Sửa đổi một cách vô tội vạ, quý vị cho đó là đúng, trên thực tế, chưa chắc đã đúng, tại sao? Quý vị chưa khai ngộ.

Người phiên dịch kinh ngày xưa, điều này thầy Lí trước đây cho tôi biết, đều là những vị đã chứng quả, ít nhất tam quả trở lên. Điều này thầy Lí nói người Trung quốc được trời hậu đãi Thánh hiền đến chủ trì phiên dịch, không phải người phàm. Người phàm mang lối nghĩ của mình, cách nhìn của mình, Thánh nhân không có chính mình, không chính mình mới có thể thấy được chân tướng, có bản thân những gì thấy được là giả tướng.

Chân tướng ta không hiểu, ta cho rằng giả tướng là chân tướng, lấy dùng phương pháp chân tướng của ta để thay đổi, đổi thành giả tướng của ta. Đấy là điều người xưa gọi là, sai ở một chữ chuyển ngữ, đọa làm thân chồn năm trăm kiếp. Quý vị phải chịu trách nhiệm về nhân quả, nhân quả này là địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh, câu này cũng có xuất xứ.

Đại sư Bách Trượng đời nhà Đường, Bách Trượng là đời thứ tám, đồ tôn của Lục tổ Huệ Năng, mỗi ngày đều thăng đường giảng pháp. Thiền tông không giảng kinh, Thiền tông giảng khai thị, những ghi chép của khai thị gọi là ngữ lục. Nói cách khác, nói theo ngôn ngữ ngày nay, chia sẻ những điều tâm đắc trong việc tu học.

Mỗi lần ngài lên giảng đường thuyết pháp đều có một cụ già, tóc tai, râu ria đều bạc trắng đến nghe giảng, cụ sống sau núi. Đại sư Bách Trượng biết đó không phải người, đó là một con chồn, nhờ tu hành nên biến thành hình người, đến tham gia pháp hội, những người khác không biết, đại sư bách Trượng hiểu được. Ông đưa ra một nghi vấn với đại sư Bách Trượng, là người tu hành, còn rơi vào nhân quả chăng? Ngày xưa cụ là một đại pháp sư, có người thỉnh giáo với cụ, người đại tu hành có rơi vào nhân quả chăng? Cụ nói không rơi vào nhân quả, vì câu nói này mà đọa làm thân chồn năm trăm kiếp, con chồn này có tánh linh, ngày trước là một đại pháp sư tu hành rất tốt, đời này gặp được Bách Trượng. Đại sư Bách Trượng nói với cụ, ngày mai cụ đến đây, mang câu hỏi ngày xưa người ta đã hỏi cụ, mang nó ra giảng đường để hỏi lại tôi.

Hôm sau, khi lão Hoà thượng đang giảng khai thị, cụ già đến quì dưới đất, một mực cung kính hỏi lại câu đó, người đại tu hành có rơi vào nhân quả chăng? Thiền sư Bách Trượng trả lời: Không mê mờ nhân quả. Quý vị xem cụ già nói là không rơi vào nhân quả, chỉ một chữ, nói sai chữ đó, đọa làm thân chồn năm trăm kiếp. Ngài đã sửa nó lại, không phải rơi vào, mà là không mê mờ nhân quả, vấn đề của ông đã được giải quyết, hôm sau không thấy đến.

Lão hoà thượng nói, ông cụ đầu bạc vẫn thường đến nghe kinh hôm qua, là một con chồn, nó đã giải thoát rồi, bỏ thân chồn rồi. Chúng ta đến sau núi đưa xác nó đi chôn, an táng theo nghi dành cho người xuất gia, đến sau núi quả thật tìm được. Đây chính là chuyển ngữ sai một chữ, đọa làm thân chồn năm trăm kiếp. Đó là câu chuyện có thật, không phải viển vông, sai một chữ.

Không rơi vào là gì? Không rơi vào nghĩa là không có nhân quả, gọi là không rơi vào. Không mê mờ là gì? Có nhân quả, rõ ràng như ban ngày.

Từ câu chuyện này, chúng ta hiểu được trong Phật pháp, không phải là chuyện đơn giản, không phải thực sự chứng ngộ làm sao dám? thực sự chứng ngộ cũng không được sửa, có ý kiến gì nên chú thích qua một bên, dứt khoát không được sửa đổi kinh văn. Chú một bên là để mọi người tham khảo, gọi là người nhân thấy nhân, người trí thấy trí, chỗ ngộ của mỗi người nông sâu khác nhau, rộng hẹp khác nhau. Phật dạy kinh là ứng cơ thuyết pháp, ở lúc nào, ở nhân duyên nào, với đối tượng nào, không giống nhau, cần phải hiểu vấn đề này.

Trích trong:
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa Tập 548
Hòa Thượng Tịnh Không chủ giảng
Tâm Hướng Phật/St!

Bài viết cùng chuyên mục

10 công đức hành trì tụng Kinh Pháp Hoa không thể nghĩ bàn

Định Tuệ

Tâm từ bi có thể hóa giải được tất cả những điều chẳng lành

Định Tuệ

Con đường ngắn nhất để thành Phật

Định Tuệ

6 hành vi làm hao tổn phước báo về sau mà bạn cần tránh

Định Tuệ

Muốn trở thành Phật tử thì phải làm sao?

Định Tuệ

Tích đức lũy công, xả tài làm phước

Định Tuệ

Tâm tham luyến mê chấp là trở ngại lớn nhất với sự vãng sanh

Định Tuệ

5 giới cấm căn bản của người Phật tử tại gia cần biết

Định Tuệ

Một câu danh hiệu A Di Đà Phật chính là thâm diệu thiền

Định Tuệ

Viết Bình Luận