Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Tam pháp nhẫn là gì? Ý nghĩa của Tam pháp nhẫn

Tam pháp nhẫn cũng gọi là Tam nhẫn: Là ba loại nhẫn. Nhẫn nghĩa là thể ngộ, nhận thức sự lí mà tâm được an. Tam pháp nhẫn bao gồm: Âm hưởng nhẫn, Nhu thuận nhẫn và Vô sanh pháp nhẫn.

Tam pháp nhẫn cũng gọi là Tam nhẫn: Là ba loại nhẫn. Nhẫn nghĩa là thể ngộ, nhận thức sự lí mà tâm được an. Tam pháp nhẫn bao gồm: Âm hưởng nhẫn, Nhu thuận nhẫn và Vô sanh pháp nhẫn.

Âm hưởng nhẫn cũng gọi Tùy thuận âm thanh nhẫn, Sinh nhẫn: Lắng nghe giáo pháp mà tâm được an. Đây là giai vị Thập tín, nhờ nghe pháp âm mà liễu ngộ nên gọi là Âm hưởng nhẫn.

Tất cả chúng sanh hoặc chửi, hoặc đánh, hoặc giết, mọi việc ác mà tâm không động chuyển, không giận, không ghét. Chẳng những nhẫn chịu sự đau khổ đó, mà lại khởi lòng thương xót các chúng sanh này, cầu việc tốt, mong cho họ được tất cả, tâm không bỏ họ. Khi ấy dần dần được hiểu rõ thật tướng của các pháp, như hơi xông thấm. Ví như mẹ hiền thương con đỏ, cho bú xú nuôi nấng, mọi sự nhơ nhớp không nhờm gớm, càng thêm thương xót muốn cho con được vui vẻ. Hành giả cũng như vậy, tất cả chúng sanh làm mọi việc ác, làm tịnh, làm bất tịnh, tâm cũng không chán ghét, không thối, không chuyển. Lại nữa, chúng sanh khắp mười phương một mình ta phải độ hết khiến cả thảy đều được Phật đạo. Tâm nhẫn không thối, không hối, không bỏ, không lười, không chán, không sợ, không thấy khó. Trong pháp sanh nhẫn này nhất tâm buộc niệm suy nghĩ ba việc trên, không cho tâm nghĩ gì khác, có nghĩ các việc khác liền thu nhiếp trở về.

Bất cứ là âm thanh tốt, hoặc âm thanh không tốt; âm thanh chánh đáng, hoặc âm thanh không chánh đáng; âm thanh thanh tịnh, hoặc âm thanh không thanh tịnh. Phàm là thuộc về tất cả âm thanh, đều phải nhẫn thọ, thậm chí khiến cho bạn thọ không được cũng phải nhẫn. Nhẫn không được mới phải nhẫn, thọ không được mới phải thọ. Nếu thọ được, hà tất phải nhẫn? Giống như ở chợ náo nhiệt, tất cả tiếng nói khiến cho bạn tâm phiền ý loạn, lúc đó, bạn nghe mà không nghe, không bị chi phối, thì mới có định lực. Do đó: “Giữa chợ náo nhiệt mà tu hành”, trải qua sự khảo nghiệm, mới có thể tăng tấn đạo nghiệp.

Âm hưởng nhẫn còn được gọi là Âm Thanh Nhẫn. Đó là nghe pháp của chư Phật nói, chẳng kinh, chẳng sợ, chẳng hãi. Tin sâu ngộ hiểu, ưa thích hướng đến, chuyên tâm nghĩ nhớ, tu tập an trụ. Tức là nghe được pháp của mười phương chư Phật nói, không kinh hãi, không sợ sệt. Tin sâu pháp của chư Phật nói, giác ngộ thấu hiểu pháp của chư Phật nói. Ưa thích Phật pháp, hướng về Phật pháp, chuyên tâm nhất chí để nghĩ nhớ.

Nhu thuận nhẫn cũng gọi Tư duy nhu thuận nhẫn, Nhu thuận pháp nhẫn: Nhờ sự tư duy của chính mình mà được liễu ngộ và tùy thuận chân lí. Đây là giai vị Tam hiền, hàng phục các hoặc nghiệp, khiến 6 trần vô tính không sinh ra được, cho nên gọi là Nhu thuận nhẫn.

Đó là đối với các pháp, tư duy quán sát, bình đẳng không trái, tuỳ thuận biết rõ, khiến cho tâm thanh tịnh, chánh trụ tu tập, hướng nhập thành tựu. Tức là nói đối với tất cả các pháp, phải tư duy, phải quán sát. Phải bình đẳng để tư duy và quán sát, không thể trái với tất cả Phật pháp, phải tuỳ thuận tất cả Phật pháp, phải biết rõ tất cả Phật pháp. Bất cứ học Phật pháp gì, đều phải khiến cho tâm thanh tịnh, không tạp nhiễm, không có ý niệm không chánh đáng. Chánh trụ nơi Phật pháp, tu tập Phật pháp. Như vậy thì sẽ hướng nhập Phật pháp, thành tựu Phật pháp.

Vô sanh pháp nhẫn cũng gọi Tu tập vô sinh nhẫn, Vô sinh nhẫn. Nghĩa là khế hợp chân lí. Tức Thất địa trở lên, lìa tất cả tướng mà chứng ngộ thực tướng.

Trong Vô Lượng Thọ Kinh kí quyển thượng, ngài Huyền nhất đời Đường đem Tam nhẫn phối với Tam tuệ: Nhờ được nghe âm giáo mà có Âm hưởng nhẫn là Văn tuệ; nhờ tùy phần điều phục tâm mà có Nhu thuận nhẫn là Tư tuệ; nhờ quán xét chứng lí vô sinh mà có Vô sinh nhẫn là Tu tuệ.

Lại trong Vô Lượng Thọ Kinh sao quyển 5, vị tăng người Nhật bản là Liễu huệ, có dẫn lời giải thích của ngài Nghĩa Tịch, người nước Tân La, về Tam nhẫn như sau:

Âm hưởng nhẫn: Nếu nghe pháp chân thực mà không kinh nghi sợ hãi, lại tin hiểu thụ trì, ưa thích thuận theo, tu tập an trụ, thì đó là Tùy thuận âm hưởng nhẫn bậc nhất. Đây là lời giải thích trong phẩm Thập nhẫn.

Tùy thuận nhẫn: Bồ tát tùy thuận tịch tĩnh quán xét tất cả pháp, bình đẳng chính niệm, không trái nghịch các pháp, dùng tùy thuận vào sâu tất cả các pháp, dùng trực tâm thanh tịnh phân biệt các pháp, tu bình đẳng quán và thâm nhập đầy đủ, đó là thuận nhẫn thứ 2, gọi là Tùy thuận nhẫn.

Vô sinh pháp nhẫn: Bồ tát không thấy có pháp sinh, không thấy có pháp diệt; nếu không sinh thì không diệt, không diệt thì không hết, không hết thì lìa cấu, lìa cấu thì không hoại, không hoại thì chẳng động, chẳng động thì vắng lặng, đó là Vô sinh pháp nhẫn.

Tâm Hướng Phật!

Bài viết cùng chuyên mục

Làm sao mới gọi là tin Phật? Y giáo phụng hành mới gọi là tin Phật

Định Tuệ

Muốn Vãng Sanh, thấp nhất là niệm đến công phu thành phiến

Định Tuệ

Người tin niệm câu A Di Đà Phật sẽ được vô lượng phước đức

Định Tuệ

Nghe chửi là một cách tiêu nghiệp chướng

Định Tuệ

Phật Pháp rất bình đẳng, tất cả chúng sinh đều có thể thành Phật

Định Tuệ

Niệm Phật có thể nắm chắc phần vãng sanh hay không?

Định Tuệ

Thất giác chi là gì? Thất giác chi gồm những gì?

Định Tuệ

Điều quan trọng nhất trong nền giáo dục của nhà Phật là phải dạy người nhận thức tự tánh

Định Tuệ

Cách học Phật như thế nào?

Định Tuệ

Viết Bình Luận