Chỗ con ở không thuận tiện để cúng tượng Phật, nên con tải ảnh Phật về máy tính, khi cúng Phật lễ Phật thì đối trước tượng Phật ở trong máy tính để lễ Phật, xin hỏi có như pháp không?
Câu hỏi: Con nghe thấy một vị Pháp Sư nói Phật A Di Đà là thân kim sắc mà Tượng Phật A Di Đà sứ trắng của Tịnh Tông Học Hội có chỗ hơi khác. Xin hỏi phải nên trả lời như thế nào?
Đáp: Bạn hãy nói với họ đừng chấp trước, buông xuống phân biệt chấp trước thì không có việc gì nữa, cớ sao nhất định phải phân biệt, phải chấp trước?
Nói thật ra, Phật không có thân tướng nhất định, cũng không có sắc tướng nhất định. Trong Kinh Lăng nghiêm nói rất rõ ràng, Phật là tùy chúng sanh tâm, ứng sở tri lượng thuận theo tâm chúng sanh mà ứng hiện phù hợp với khả năng nhận biết của họ, bạn thích Ngài là hình tướng gì thì Ngài sẽ hiện ra hình tướng đó. Thích Ngài màu sắc gì thì Ngài liền biến ra màu sắc đó.
Câu hỏi: Chỗ con ở không thuận tiện để cúng tượng Phật, nên con tải ảnh Phật về máy tính, khi cúng Phật lễ Phật thì đối trước tượng Phật ở trong máy tính để lễ Phật, xin hỏi có như pháp không?
Đáp: Như pháp. Nếu lúc nào bạn cũng mang theo máy tính thì tượng Phật lúc nào cũng ở bên bạn rồi, đây là một loại phương thức rất tốt.
Câu hỏi: Trong Tịnh Không Pháp Sư Pháp Ngữ nói dị thục quả, thử vi tối trọng, vị quả báo dị thời thành thục, xin hỏi dị thời là ý gì?
Đáp: Đây là danh từ Phật học, bạn có thể tra trong từ điển Phật học, Phật học Đại Từ Điển nói rất rõ ràng. Dị chính là không như nhau, dị thời là thời điểm không như nhau.
Chúng ta lấy một ví dụ đơn giản, cây đào là nở hoa trước, kết quả sau, hoa và quả không phải cùng một thời điểm, đây gọi là dị thời, nếu hoa và quả đồng thời thì không phải là dị thời.
Hoa quả đồng thời, như hoa sen, hoa sen là hoa quả đồng thời. Khi sen lớn thành đài sen, bên trong có hạt sen, hoa và quả của nó đồng thời. Cho nên trong hình tượng Phật của chúng ta, trong Phật môn sử dụng hoa sen làm biểu pháp, chính là nhân quả đồng thời. Những loài khác như cây đào, cây mận, nhân quả không đồng thời, gọi là dị thời, gọi là dị thục, là ý nghĩa này.
Câu hỏi: Xin hỏi có phải là từ trong bát thức tìm được chân như bổn tánh không?Chân vọng hòa hợp có phải là chân như không? Hay đó là bát thức? Hay là chân như ở ngoài bát thức chuyển thức thành tịnh địa trí?
Đáp: Vấn đề này rất phức tạp, bạn muốn hiểu rõ thì phải đọc Kinh Luận Duy Thức. Duy Thức xác thật là một môn học vấn rất đồ sộ, phải dùng đến đầu óc.
Chân như bổn tánh nơi đâu cũng có, chỗ nào cũng có, lúc nào cũng có, vì sao vậy? Ngay cả hư không cũng là do nó biến hiện thành, hư không không phải là thật.
Ngày nay chúng ta nói thời gian và không gian, thời gian và không gian đều là tự tánh biến hóa ra, nó không phải thật. Cho nên có thể đột phá thời gian, không gian, đột phá được thời gian thì trước và sau không còn nữa. Đột phá được không gian thì gần và xa không còn nữa, đây đều là sự tướng chân thật.
Câu hỏi: Đệ tử niệm Phật niệm đến khi vô cùng tĩnh lặng, nhìn thấy trong hư không có rất nhiều chúng sanh, trong đó có Phật Bồ Tát, cũng có đạo nhân buộc tóc giống tiên nhân, còn có các sư phụ xuất gia đang ngồi gõ mõ, họ cũng niệm Phật cùng con. Xin hỏi vì sao lại nhìn thấy họ?
Đáp: Đây là cảm ứng, đây là việc tốt, nhưng đừng chấp trước, chấp trước thì không được. Phật ở trong Kinh Lăng Nghiêm nói, nếu hiện tượng này xuất hiện, bạn đừng quan tâm đến nó, đừng để trong tâm thì mới là cảnh giới tốt.
Nếu thường hay để trong tâm, dần dần sẽ biến thành cảnh giới ma, phải hiểu đạo lý này. Bất kể cảnh giới gì hiện tiền, đây đều là nói bạn đang ở một trình độ nhất định. Như vừa mới nói, đột phá thời gian và không gian rồi thì bạn có thể có thể nhìn thấy những tình trạng của không gian có số chiều khác nhau.
Nhìn thấy cảnh giới Phật, nhìn thấy cảnh giới Cõi Trời, cảnh giới Thần Tiên, hoặc là cảnh giới của chúng sanh lục đạo, đây là bình thường, đừng chấp trước vào nó, cũng không cần phải nói ra. Nhưng bạn có thể dùng bút để ghi chép lại, đối với sự tu hành của bạn sẽ có trợ giúp, đây là ghi lại công phu của bạn đạt đến một loại trình độ nào đó.
Bạn đừng đi khắp nơi cho người khác xem ghi chép của bạn, có thể đưa cho người chân chánh có tu hành, thỉnh họ làm giám định, có lẽ khi nào có giá trị thì họ sẽ nói với bạn, có thể cung cấp cho các đồng tu làm tham khảo.
A Di Đà Phật!
Trích: PHẬT HỌC VẤN ĐÁP!
Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không!