Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Thường tùy Phật học, Hằng thuận chúng sanh, Phổ giai hồi hướng

Ba nguyện phía sau là Thường tùy Phật học, Hằng thuận chúng sanh, Phổ giai hồi hướng đều là thuộc về hồi hướng. Trong hồi hướng thì “Thường tùy Phật học” chính là hồi hướng Bồ Đề.

Phổ Hiền Đại Nguyện Vương: Nguyện thứ 7 đến 10: Thường tùy Phật học, Hằng thuận chúng sanh, Phổ giai hồi hướng

Mười nguyện của Bồ Tát Phổ Hiền, thực tế mà nói, chỉ có bảy nguyện là “lễ kính, xưng tán, cúng dường, sám hối, tùy hỷ, thỉnh chuyển pháp luân, thỉnh Phật trụ thế”. Ba nguyện phía sau là thuộc về “hồi hướng”. “Thường tùy Phật học” là hồi hướng chánh giác, một trong ba loại hồi hướng. “Hằng thuận chúng sanh” là hồi hướng chúng sanh. “Phổ giai hồi hướng” là hồi hướng pháp giới. Ba điều phía sau đều là hồi hướng, chúng ta phải nên biết. Hồi hướng Bồ Đề (Bồ Đề chính là chánh giác), hồi hướng chúng sanh, hồi hướng pháp giới cũng chính là hồi hướng tự tánh, hồi hướng chân như. Chân như, tự tánh và pháp giới là một ý nghĩa, chúng ta đã đọc ở trong “Hoa Nghiêm” rất nhiều. Cái gì gọi là pháp giới? Nhất tâm chính là pháp giới. Trong pháp giới, giới có hai ý nghĩa, một ý nghĩa là “phần”, một ý nghĩa là “tánh”. “Phần” chính là giới tuyến. Thí dụ nói quốc gia với quốc gia có giới tuyến, tỉnh với tỉnh có giới tuyến, huyện với huyện có giới tuyến, ý nghĩa là như vậy. “Tánh” chính là tự tánh, nhà Phật gọi là Nhất Chân Pháp Giới, chính là tự tánh, chính là chân như. Ba điều phía sau đều là thuộc về hồi hướng. Ý nghĩa của hồi hướng rất sâu rộng.

Bạn nhất định phải hiểu, chúng ta chính mình thành tựu chính mình, vô biên công đức chân thật quá quan trọng, quyết không tạo tội nghiệp. Đó là phải phá đi tập khí đố kỵ, ngạo mạn từ vô thỉ kiếp của chúng ta. Thỉnh giảng sư giảng Kinh và thỉnh pháp sư thường trụ ở nơi đây, chúng ta vừa rồi đã tỉ mỉ thảo luận, vẫn phải dùng khoa học kỹ thuật cao mới có thể đem Phật pháp phát triển đến toàn thế giới. Chân thật có kế hoạch, từng bước bồi dưỡng nhân tài hoằng pháp, bồi dưỡng nhân tài phiên dịch, số người không cần phải nhiều, đích thực là chỉ cần viện nghiên cứu mô hình nhỏ là được. Người chân thật chịu phát tâm cũng chính là người phải chân thật tu hành. “Kinh Hoa Nghiêm” nói tiêu chuẩn phải là đại tâm phàm phu. Đại tâm có ý nghĩa hay. Vì sao phàm phu học Phật không thể thành tựu? Không phải nói bạn không có phát tâm, không phải nói bạn không có phát nguyện, không phải nói bạn không có dụng công. Bạn mỗi ngày ở trước mặt Phật Bồ Tát phát nguyện, bạn thật rất nỗ lực, rất dụng công, nhưng vì sao không hiệu quả? Vì tâm lượng của bạn quá nhỏ. Tâm lượng của bạn không cách gì đột phá được sáu cõi luân hồi. Sáu cõi luân hồi là một giới tuyến. Tâm lượng của bạn nhỏ trong giới hạn của nó nên bị nó bao lấy, bạn không thể đột phá ra. Chúng ta tu hành vô lượng kiếp, đời đời kiếp kiếp đến nay vẫn rơi vào cái bước này, vì vậy phải nên hiểu rõ lỗi lầm cuối cùng là do đâu. Chính do tâm lượng bạn quá nhỏ, cho nên nhất định phải phát đại tâm. Đại tâm mới có thể phá vỡ sáu cõi. Phá vỡ chẳng phải vượt khỏi sao? Ta lớn hơn so với nó, nó nhỏ hơn so với ta thì ta vượt qua thôi. A La Hán, Bích Chi Phật, Bồ Tát vì sao có thể vượt ra khỏi tam giới? Vì tâm lượng của các Ngài còn lớn hơn tam giới sáu cõi nên các Ngài đều vượt qua. Chúng ta phải đoạn phiền não, vượt tam giới, cách này rất ngốc, rất khổ, rất khó tu. Phật dạy chúng ta một phương pháp rất tuyệt diệu, tâm lượng của bạn vừa mở rộng thì bạn liền đột phá. Bên ngoài vẫn còn một ải là mười pháp giới, cho nên tâm lượng của bạn vẫn phải mở rộng vượt hơn cả mười pháp giới thì bạn thành công. Trên Kinh nói thật không sai, Phật và Pháp Thân Đại Sĩ là tâm bao thái hư lượng khắp pháp giới. Mười pháp giới cũng ở trong tâm lượng của họ, vậy là họ siêu việt, bao gồm tất cả những phiền não tập khí tự nhiên liền mất. Vì sao vậy? Phiền não tập khí đều từ trong tâm lượng nhỏ hẹp mà biến hiện ra, cho nên khi tâm lượng vừa lớn thì phiền não tập khí từ vô lượng kiếp đến nay không cần phá, tự nhiên liền không còn. Bạn thấy, phương pháp này thật xảo diệu. Sau đó chúng ta mới chân thật tin tưởng, Thế Tôn vì chúng sanh thế giới này của chúng ta nói pháp, “chỉ có pháp nhất thừa, không hai cũng không ba”. Chúng ta tin tưởng, thấu hiểu lời nói này của Phật không hề sai. Phật vì chúng ta nói pháp chính là dạy cho chúng ta ở ngay trong cuộc sống này viên mãn một đời làm Phật. Bạn làm Bồ Tát, Phật đều lắc đầu, chưa đủ. Phật nhất định muốn bạn làm Phật. Không những muốn bạn làm Phật mà còn muốn bạn phải làm Phật cứu cánh viên mãn. Trong bốn giáo của tông Thiên Thai, Tạng Giáo Phật, Thông Giáo Phật, Biệt Giáo Phật đều không làm, mà làm Viên Giáo Phật, đó mới là mục đích chân thật mà Thế Tôn xuất hiện ở thế gian này. Thế Tôn giáo huấn chân thật đối với tất cả chúng sanh, nếu như chúng ta không thông hiểu ý nghĩa của Ngài, không thể đạt đến được trình độ này thì chúng ta không phải đệ tử chân thật của Thế Tôn, không phải là học trò tốt của Ngài. Học trò tốt nhất định không phụ lòng kỳ vọng của thầy giáo, ngay trong một đời này chúng ta quyết định làm Phật. Nếu y theo “Hoa Nghiêm”, y theo “Kinh Vô Lượng Thọ” thì nhất định không có vấn đề, chúng ta có thể tin được. Hai bộ Kinh này chân thật là bảo bối, là pháp bảo vô thượng. Hy vọng đồng tu chúng ta người người đều trân trọng cơ hội hiện tại này.

Hội này bắt đầu giảng Hoa Nghiêm. Chúng ta dự định giảng bốn năm. Bốn năm giảng không xong thì năm năm cũng không hề gì. Năm năm nhất định có thể làm xong công trình này. Sau năm năm, nếu như trong đạo tràng này của chúng ta có được một phần mười số người làm Phật thì thật khả quan, thật quá tốt rồi. Ngay trong mười người, có một người có thể làm Phật, đó là kỳ vọng trong pháp hội này. Nhân duyên của pháp hội thù thắng không gì bằng.

Tôi đã nhận lời mời của đồng tu bên Hồng Kông, họ đã thuê một hội trường lớn, mời tôi giảng ba ngày. Tối ngày mai, tôi sẽ giảng Kinh tại Hồng Kông. Ngày mười bảy tôi sẽ trở về. Ngày mười tám thì chúng ta chính thức khai giảng “Kinh Hoa Nghiêm”. Mấy ngày này có mấy đồng tu chúng ta ở nơi đây vẫn đang luyện tập giảng Kinh, hy vọng mọi người đến tham gia đông đủ.

Lần này ở Bổn Lâm, chúng ta cùng với các vị đồng tu nghiên cứu học tập “Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh”, chính là vì chúng ta không chỉ phải tường tận, mà còn phải nỗ lực học tập Đức của Phổ Hiền Đại Sĩ. Đức của Phổ Hiền Đại Sĩ chính là “Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh”. Thông thường chúng ta nêu ra cương yếu quan trọng nhất đó chính là mười nguyện của Phổ Hiền. Mười nguyện phía trước đã giới thiệu sơ qua với các vị một số. Bảy nguyện phía trước, từ Lễ Kính, Xưng Tán, Cúng Dường, Sám Hối, Tùy Hỷ, cho đến Thỉnh Chuyển Pháp Luân, Thỉnh Phật Trụ Thế, trong mỗi một nguyện đều đầy đủ sáu nguyện khác. Đó mới là giáo nghĩa của “Hoa Nghiêm”.

Ba nguyện phía sau là Thường tùy Phật học, Hằng thuận chúng sanh, Phổ giai hồi hướng đều là thuộc về hồi hướng. Trong hồi hướng thì “Thường tùy Phật học” chính là hồi hướng Bồ Đề.

8. Nguyện thứ tám, “Thường tùy Phật học”

Buổi chiều hôm nay, Lý cư sĩ giới thiệu hai vị đồng tu đến thăm tôi. Hiện tại họ đang làm công tác phúc lợi xã hội, thế nhưng rất ít nghe nói đến Phật pháp hóa đời sống. Khi họ nghe tôi giảng Kinh là dường như Phật pháp đều có thể áp dụng ngay trong đời sống nên họ rất hoan hỉ, tán thán. Tôi nói với họ, Phật pháp hóa đời sống không phải do tôi nói, mà là do chính Thích Ca Mâu Ni Phật đã nói như vậy. Chúng ta làm sao có thể đoạt lấy công đức của Phật làm của riêng mình chứ? Việc này là không thể được. Phật vốn dĩ đã nói như vậy. Người đời sau không chịu nói như vậy thì không còn cách nào. Chúng ta nói là Thích Ca Mâu Ni Phật đã nói ra ý như vậy, nếu dùng lời hiện tại mà nói là nguyên chất chúng ta không được sửa đổi ý của Phật.

Người thế gian thông thường nói đến học Phật đều cảm thấy kỳ lạ, con người vì sao phải học Phật? Làm một con người tốt là được rồi, sao phải học Phật? Họ cho rằng học Phật gần như là một việc không bình thường. Đây là một sự hiểu lầm rất to lớn đối với Phật pháp. Họ không biết được Phật là gì.

Phật là trí tuệ. Học Phật chính là học trí tuệ, học Phật chính là học giác ngộ, học Phật chính là học tập một đời sống trí tuệ cao độ, chân thật giác ngộ. Đây là việc rất bình thường, làm gì có việc không bình thường chứ? Có thể thấy được, xã hội hiểu lầm đối với Phật pháp là do chúng ta chưa đem giáo nghĩa của Phật pháp, nguyên ý của Phật pháp nói ra cho mọi người nghe. Làm thế nào để tuyên dương Phật pháp? Nhất định phải “tuân tu Phổ Hiền Đại Sĩ chi đức”. Tuân chính là tuân thủ, tu là học tập. Bồ Tát Phổ Hiền là mô phạm tốt cho chúng ta. Trong Phật pháp Đại thừa, các vị cần phải nên biết, ba vị Bồ Tát Phổ Hiền, Quán Âm, Văn Thù là đại biểu tổng cương lĩnh tu học Phật pháp Đại thừa. Bồ Tát Phổ Hiền là biểu thị thực tiễn, nói được thì phải làm được, thấy được thì phải làm được. Văn Thù là biểu thị trí tuệ. Quán Âm là biểu thị từ bi. Thế Tôn ở trong Kinh Đại thừa nói với chúng ta: “Mười phương ba đời tất cả chư Phật Như Lai đều là vì tu học ba pháp môn này mới thành tựu được Phật quả vô thượng”. Phật quả vô thượng, dùng lời hiện đại mà nói là trí tuệ cứu cánh viên mãn. Chúng ta dùng “Phật quả vô thượng”, danh từ này người thông thường không thể lý giải, không biết được hàm nghĩa chính xác trong danh từ này, cứ hiểu sai, cho rằng là thành tựu trong tôn giáo. Họ không biết được đó là thành tựu học vấn đức hạnh ngay trong cuộc sống của chính mình. Cho nên đối với cách nói của người hiện tại, những danh từ thuật ngữ chuyên môn trong nhà Phật không thể không dùng lời nói rõ ràng hơn, để tránh mọi người nghe rồi sanh ra hiểu lầm. Hồi hướng chính là chúng ta có mong cầu. Hồi hướng Bồ Đề chính là chúng ta phải truy cầu trí tuệ cao độ cứu cánh, viên mãn.

9. Nguyện thứ chín, “Hằng thuận chúng sanh”

Ý nghĩa của điều này rất rõ ràng, là hồi hướng chúng sanh. Vì sao phải hồi hướng chúng sanh? Cái ý này phía trước tôi đã nói qua với các vị, đặc biệt ở trong “Kinh Hoa Nghiêm”. Tận hư không khắp pháp giới tất cả chúng sanh cùng với chúng ta là một thể, cùng một tự tánh, cùng một chân tâm, cùng một lý thể biến hiện ra. Cảnh giới tuy không giống nhau, nhưng thể là tương đồng, cũng giống như một thân thể này của chúng ta. Nếu như nói đây là tự thể của chính mình thì mọi người dễ hiểu. Thân thể của chúng ta là do rất nhiều tổ hợp tế bào mà hình thành. Mỗi một tế bào đều là chính mình, đều không phải là người khác. Móng tay của chúng ta là chính mình, tóc của chúng ta cũng là chính mình. Móng tay, tóc của chúng ta vì sao phải cắt bỏ, chẳng phải chúng đều là chính mình sao? Sau khi hiểu rõ đạo lý thô cạn này rồi, bạn tỉ mỉ mà nghĩ, tỉ mỉ mà quan sát, trên Kinh Phật nói với chúng ta, mười pháp giới y chánh trang nghiêm tất cả là do ta, đâu có chuyện là không quan tâm đến ta. Tự tha không hai, sanh Phật bình đẳng. Chúng sanh và Phật là bình đẳng, cũng là một thể. Cho nên, nhất định phải biết hồi hướng cho chúng sanh.

Hồi hướng thế nào vậy? Chúng ta tạm dùng lời đơn giản để nói là lấy tâm chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, từ bi quan tâm tất cả chúng sanh, yêu thương tất cả chúng sanh, toàn tâm toàn lực giúp đỡ tất cả chúng sanh. Giúp đỡ chúng sanh chính là giúp đỡ chính mình. Người không biết quan tâm chúng sanh, không biết giúp đỡ chúng sanh thì người này là không biết quan tâm chính mình. Người thế gian thường nói: “Con người phải biết được tự yêu thương”, bạn chính mình phải biết thương yêu chính mình, phải biết tự trọng. Chính mình phải tôn trọng chính mình. Cái gì là chính mình? Tận hư không khắp pháp giới là chính mình. Rất ít người hiểu được, rất ít người khẳng định điều này. Nếu như chúng ta không lướt qua Kinh giáo Đại thừa thì chúng ta cũng không hiểu. Chúng ta có cơ hội, có duyên phận tiếp xúc với Kinh giáo Đại thừa, đó là thiện căn – phước đức – nhân duyên từ vô lượng kiếp đã chín muồi nên mới có cơ hội thù thắng này. Sau khi thông hiểu, chúng ta nhất định phải làm cho được, phải quan tâm xã hội, phải thương yêu toàn thế giới, hơn nữa còn phải dùng tâm bình đẳng, không thể “đây nồng, kia nhạt”. Đó là một đạo lý, đạo lý này chúng ta phải tường tận. Trên sự thì sao? Trên sự đích thực có xa gần khác biệt. Vì sao có sự khác biệt này? Bởi vì “duyên” khác nhau. Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói: “Ngũ châu nhân quả”. Trong Ngũ châu nhân quả có nhân quả khác biệt, có nhân quả bình đẳng. Tâm của chúng ta là bình đẳng, nguyện là bình đẳng, hiểu là bình đẳng, tánh là bình đẳng. Thế nhưng trong gia đình, cha mẹ rất gần với chúng ta, đó chính là duyên phận, nên chúng ta phải thương yêu, giúp đỡ cha mẹ. Đương nhiên đầu tiên là giúp đỡ cha mẹ, sau đó người trong nhà, hàng xóm lân cận, bà con trong làng, rồi thêm xa một chút, đây chính là vì trên duyên không bình đẳng. Việc này các vị phải nên hiểu, trên lý nhất định phải bình đẳng. Bình đẳng và khác biệt không hai; ngay trong bình đẳng có khác biệt, ngay trong khác biệt có bình đẳng, nên gọi là “Viên dung không ngại hành bố, hành bố không ngại viên dung”. Chúng ta phải tu học, phải hoằng pháp lợi sanh như vậy, đó là hồi hướng chúng sanh.

10. Nguyện thứ mười, “Phổ giai hồi hướng”

Phổ giai hồi hướng là hồi hướng tự tánh, hồi hướng chân như, cũng chính là nói, chúng ta khởi tâm động niệm, lời nói việc làm đều có thể tương ưng với tự tánh thì đúng.

Trích trong:
PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ
TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH
Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tập 22 – 23

Bài viết cùng chuyên mục

Hào quang và y phục của chư Thiên như thế nào?

Định Tuệ

Ngày đức Phật thành đạo là vào ngày nào?

Định Tuệ

Người lãng phí thức ăn nước uống là đang tạo nghiệp gì?

Định Tuệ

Làm thế nào để tạo ra phước đức, sanh phước báu?

Định Tuệ

Phàm những gì có tướng đều là hư vọng

Định Tuệ

Thất giác chi là gì? Thất giác chi gồm những gì?

Định Tuệ

Chánh hạnh niệm Phật, tâm nắm chặt một câu A Di Đà Phật

Định Tuệ

Học Phật pháp mình cần phải có tâm chân thật

Định Tuệ

Người tin niệm câu A Di Đà Phật sẽ được vô lượng phước đức

Định Tuệ

Viết Bình Luận