Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Muốn đoạn trừ ngã tướng cần phải không có tâm phân biệt

Cần phải không có tâm phân biệt thì mới trừ nỗi ngã tướng. Khi còn chấp chặt vào ý niệm về “tôi”, thì tu chẳng đến đâu. Trừ được ngã tướng thì trí huệ mới khai phát.

Hỏi: Thưa Thầy, khi thực hành mới thấy không giản dị!
Đáp: Đừng nói là “không giản dị.” Bạn cứ làm thì sẽ hết sức giản dị!
Hỏi: Song con là kẻ phàm phu cho nên…
Đáp: Nói mình là “phàm phu”, tức là chấp trước!
Hỏi: Song con không có tu hành gì…
Đáp: Đừng nên nói không có tu hành (rồi không tu). Bạn cần phải có lòng tin, rằng: “Tôi cũng có khả năng thành Phật. Tôi cũng có khả năng tu tới nơi tới chốn.” Nghĩ như vậy thì bạn mới tinh tấn hơn. Đừng nên cứ thường nói: “Tôi, tôi…”; bởi chính nó (quan niệm về “tôi”) tác quái, làm chướng ngại bạn đấy!

Xưa kia có một vị quan từ chức, xuất gia tu hành. Ông ta sợ kẻ khác biết được thân phận của mình do đó không hề tiết lộ thân thế cao quý (kẻ có chức vị cao, ăn mặc đầy đủ, thì rất dễ bị đọa lạc vì phú quý không thể vĩnh cửu). Ông ta làm đủ thứ việc thấp kém như lau chùi, quét dọn…; không ai biết thân thế của ông. Một ngày nọ, ông ta quét dọn rồi khai ngộ! Ông ta biết ra là xưa kia mình đã từng làm bể bao nhiêu cái chén cái bát của chùa, do đó cấp tốc bồi thường cho chùa. Chính vì ông ta không có ý niệm về cái “tôi” (ngã tướng) nên mới được khai ngộ. Bởi vậy, hãy trừ sạch ngã-tướng.

Cần phải không có tâm phân biệt thì mới trừ nỗi ngã-tướng. Khi còn chấp chặt vào ý niệm về “tôi”, thì tu chẳng đến đâu. Trừ được ngã-tướng thì trí huệ mới khai phát.

Tu hành không thể chấp trước. Chấp trước tức sanh phiền não. Tu Đạo là cần trừ tham, sân, si; đạt tới thân, miệng, ý thanh tịnh.

Muốn trừ cái cái chấp về “tôi” thì phải từ nơi mặc áo thô, ăn cơm đạm mà dụng công – giảm bớt ham muốn, không có tâm phân biệt, không suy nghĩ về mình, về người, về chúng sanh, hay về thọ mạng. Mọi thứ đều là anh-tôi tranh chấp mà ra. Coi xem bạn có thể tu đến chỗ chẳng còn anh-tôi, mình-người chăng?

Bạn cần tu nhẫn; nhẫn nhục, nhẫn nại là căn bản, gốc rễ của việc tu. Nếu bạn không thể tu nhẫn, thì chỉ uổng công mang ngoại biểu, hình tướng kẻ xuất gia!

Đừng nên cho mình lúc nào cũng đúng. Thái độ như vậy không thể tu tâm.

Tu hành không cần có ý niệm về “tôi.” Không nên kể lể mình hồi xưa, lúc chưa xuất gia, thì có chức phận thế này, địa vị thế nọ; nếu làm vậy thì không thể buông bỏ mọi thứ, không thể tu Đạo. Khi đã xuất gia thì chẳng còn chức phận, địa vị, học lực, bằng cấp, tài năng…; mọi người đều như nhau cả.

Tốt thì mỉm cười, xấu cũng mỉm cười; bởi tốt hay xấu đều do tâm phân biệt đặt bày ra. Do đó, đừng phân biệt. Khi gặp việc khiến bạn cao hứng, vui vẻ, hãy tự hỏi: “Ai đang vui vẻ?” Khi gặp chuyện phiền não, hãy tự hỏi: “Ai đang buồn lo?”

Khi bạn có ý nghĩ không tốt, hoặc khi có phiền não, thì hãy hướng về Đức Phật A-Di-Đà mà nói. Hễ những thứ ý niệm xấu ấy đến, thì đập nát chúng ngay.

Do đó bạn cần niệm Đức A-Di-Đà, tự nói rằng: “Phiền não! Hãy mau đi khuất, chẳng có việc gì cho bây cả!” Đó là dùng tâm trị tâm vậy.

Trích: Cẩm nang tu đạo – Chương I: Tu Hành – Nẻo Chánh Để Tu Hành – Trừ Tướng!

Bài viết cùng chuyên mục

Như thế nào gọi là duyên thành thục?

Định Tuệ

Phá trừ các mối nghi gây chướng ngại cho việc vãng sanh

Định Tuệ

Tu hành cuối cùng đạt được điều gì? Làm sao để được nhiều vui hơn khổ?

Định Tuệ

Tu hành như thế nào mới có thể liễu sanh thoát tử?

Định Tuệ

Lời dặn dò sau cùng của một vị Thiền Sư

Định Tuệ

Chuyển hóa nghiệp thức: Chuyển từ nghiệp xấu thành tốt

Định Tuệ

Thị phi, thiện ác, tà chánh, bạn phải có năng lực phân biệt

Định Tuệ

Niệm Phật: Nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối

Định Tuệ

Muốn sự nghiệp của chính mình phát đạt thì cần phải tu phước

Định Tuệ

Viết Bình Luận