Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Ý nghĩa chân thật của 6 chữ hồng danh Nam Mô A Di Đà Phật

“Nam Mô A Di Đà Phật”, hai chữ “Nam Mô” này là xưng tán, đây đều là dịch âm Phạn văn của Ấn Độ xưa, ý nghĩa là quy y, quy mạng.

Câu phía sau: “Trực chúng đức bổn”. “Trực” là bồi dưỡng, trồng xuống. “Chúng đức”, chúng là nhiều, vô lượng vô biên. Căn bản của vô lượng vô biên đức hạnh là gì, các vị đồng tu có thể trả lời được không? Chính ngay trong bổn Kinh, chú giải của cổ đức, lời chú là “Di Đà Danh Hiệu”, “Lục Tự Chân Ngôn”, đây là gốc của chúng đức. Lời của các Ngài nói rất hay, thế nhưng chúng ta nghe thì không hiểu, chân thật không hiểu. Chỉ nghe nói qua vạn đức hồng danh, bạn nghe rồi không hoài nghi, không phản đối là khó được rồi, là bạn có thiện căn.

Thông thường, người trẻ tuổi hiện đại (phần tử tri thức) sau khi nghe rồi, họ sẽ hỏi: “Vạn đức hồng danh là thật hay là giả? Tại sao niệm một câu sáu chữ này chính là trực chúng đức bổn?”. Họ không thể tin tưởng, không thể tiếp nhận. Cho nên, chúng ta nhất định phải hiểu được hàm nghĩa ở trong sáu chữ này, ý nghĩa của nó là gì? Danh cần phải có thực, danh và thực hợp nhau thì mới khởi được tác dụng.

“Nam Mô A Di Đà Phật”, hai chữ “Nam Mô” này là xưng tán, đây đều là dịch âm Phạn văn của Ấn Độ xưa, ý nghĩa là quy y, quy mạng. Danh hiệu chân thật là bốn chữ “A Di Đà Phật”. Chiếu theo mặt chữ mà dịch, “A” dịch là Vô, “Di Đà” dịch là Lượng, “Phật” dịch là Trí, là Giác. Vậy bạn nghĩ xem, trí tuệ vô lượng, giác ngộ vô lượng, có phải là gốc của chúng đức hay không? Không sai!

Thế nhưng mỗi ngày chúng ta đều niệm thì chúng ta liền có thể thành được Vô Lượng Trí, Vô Lượng Giác hay không? Kỳ lạ, lại thật được! Chỉ cần bạn niệm đến nhất tâm bất loạn thì Vô Lượng Trí, Vô Lượng Giác liền hiện tiền, vì sao vậy? Bởi vì Vô Lượng Trí, Vô Lượng Giác là trong tự tánh chúng ta sẵn có, không phải từ bên ngoài đến. Chúng ta vốn có Vô Lượng Trí, Vô Lượng Giác, hiện tại vì sao không còn? Hiện tại do bị vọng tưởng, phân biệt, chấp trước che mất.

Chúng ta nhất tâm niệm danh hiệu này thì vọng tưởng không còn, phân biệt không còn, chấp trước cũng không còn. Chỉ niệm một câu Phật hiệu này, dùng phương pháp này tu định, niệm đến nhất tâm thì hoát nhiên đại ngộ, cùng “đại triệt đại ngộ” trong Thiền Tông không hề khác nhau.

Sau khi ngộ rồi thì minh tâm kiến tánh, trí tuệ Bát Nhã trong tự tánh liền hiện tiền, gốc của chúng đức liền phát khởi, liền khai hoa, kết quả, cho nên diệu không nói nên lời. Bạn nhất định phải biết được, bạn mới có thể thật niệm, mới biết được làm thế nào niệm Phật.

Nhất định không phải một mặt niệm Phật, một mặt khởi vọng tưởng, đó là đã hủy mất đi gốc đức của bạn, làm chướng ngại mất gốc đức của bạn. Đây là một ý nghĩa. Khi đã nói tường tận rồi thì bạn liền hiểu được, Phật hiệu công đức không thể nghĩ bàn.

Ngoài ra, Thế Tôn ở trong bổn Kinh lại một lần nữa giải thích cho chúng ta, “A Di Đà Phật” chính là “Bình Đẳng Giác”. Ở trên pháp hội này Phật hỏi tôn giả A Nan: “Ông có muốn thấy Bình Đẳng Giác hay không? “. “Bình Đẳng Giác” chính là “A Di Đà Phật”.

Bình Đẳng Giác là hoàn toàn từ trên ý nghĩa mà dịch ra, chúng ta hiểu được. Chúng ta đối với tất cả người, tất cả việc, tất cả vật, chỉ cần chúng ta dùng tâm bình đẳng. Tâm bình đẳng chính là Giác, Giác chính là Phật. Tâm Phật là bình đẳng, tâm phàm phu thì không bình đẳng. Bình đẳng chính là Phật, ý nghĩa này rất rõ ràng. Niệm A Di Đà Phật chính là tu Bình Đẳng Giác.

Ở ngay trong cuộc sống thường ngày, mỗi giờ mỗi phút gìn giữ tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng của bạn. Đề Kinh của bổn Kinh là “Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác”, bạn dùng phương pháp gì để gìn giữ? Dùng phương pháp “chấp trì danh hiệu”.

Sáu căn tiếp xúc với cảnh giới sáu trần bên ngoài, thuận theo ý của chính mình thì sanh tâm hoan hỉ (hoan hỉ là phiền não, là thất tình ngũ dục, làm chướng ngại đi tự tánh của chúng ta), cho nên khi tâm vừa mới động thì niệm “A Di Đà Phật”, đem cái tâm đó đổi lại; gặp nghịch cảnh, ác duyên thì sanh tâm sân hận, ý niệm vừa mới khởi, liền niệm “A Di Đà Phật” thì tâm liền bình lặng.

Ở ngay trong cuộc sống thường ngày của chúng ta, một câu A Di Đà Phật này có thể làm cho tất cả mọi việc, tất cả mọi vật, tất cả mọi người đều bình đẳng. Tôi còn nói với các vị đồng tu, tốt nhất có thể đem tất cả mọi người, tất cả mọi việc, tất cả mọi vật đều xem là A Di Đà Phật.

“Thanh Tịnh, Bình Đẳng, Giác” của chúng ta không khó hồi phục. “Thanh Tịnh, Bình Đẳng, Giác” là tự tánh Di Đà của chúng ta. Chúng ta chỉ cần hồi phục “Thanh Tịnh, Bình Đẳng, Giác”. Tây Phương Tịnh Độ chính là tự tánh Tịnh Độ của chúng ta. Đại đức xưa thường nói: “Tự tánh Di Đà, duy tâm Tịnh Độ”, chúng ta làm sao mà không thành tựu?

Không chỉ chúng ta chắc chắn vãng sanh, hơn nữa nhất định vãng sanh thượng thượng phẩm; không chỉ sanh ở cõi Đồng Cư, cõi Phương Tiện, mà sanh vào cõi Thật Báo Trang Nghiêm. Ý niệm của chúng ta có thể chuyển hay không, then chốt ở ngay một niệm. Chỉ cần ý niệm này của bạn chuyển đổi lại thì Thế giới Tây Phương Cực Lạc rất dễ dàng đi. Không chuyển đổi được ý niệm, vậy thì thật là quá khó. Đây là sự thật.

Ngay trong đời quá khứ, chúng ta đã tu học vô lượng kiếp, lại vô lượng kiếp đều không có cách gì vãng sanh, chính là không hiểu được cái then chốt này ở chỗ nào. Giống như chúng ta mở tủ bảo hiểm vậy, nếu mật mã đúng thì mở ra được; mật mã không đúng thì làm thế nào cũng mở không ra.

Trong vô lượng kiếp đến nay đều không đúng chuẩn. Hiện tại chúng tôi đem cái mật mã này nói với bạn, vấn đề chính là bạn có bằng lòng đi mở hay không? Đây là chúng tôi đem ý nghĩa của câu “trực chúng đức bổn” nói ra cho bạn. Thế nhưng bạn muốn hỏi, làm thế nào thực tiễn? Cũng chính là làm thế nào đem câu “A Di Đà Phật”, đem “Thanh Tịnh, Bình Đẳng, Giác” thực tiễn ngay trong đời sống của chúng ta? Đây là bạn chân thật tu Tịnh Độ.

Nếu bạn không thể thực tiễn thì bạn vẫn là uổng công, một mảng mù mịt. Về việc thực tiễn, ở trong duyên khởi của Tịnh Tông Học Hội, chúng ta đã viết ra năm khóa mục tu hành, đây chính là thực tiễn “Di Đà sáu chữ hồng danh”.

Khóa mục thứ nhất chính là “Tịnh Nghiệp Tam Phước”, thứ hai là “Lục Hòa Kính”, thứ ba là “Giới-Định-Huệ tam học”, thứ tư là “Lục Độ”, thứ năm là “Phổ Hiền Bồ Tát mười đại nguyện vương”. Năm khóa mục này thì không nhiều, rất dễ dàng ghi nhớ.

Ngay trong cuộc sống thường ngày, khởi tâm động niệm, lời nói việc làm đều có thể tương ưng với năm khóa mục này, đây chính là thực tiễn “sáu chữ hồng danh”, thực tiễn “thanh tịnh, bình đẳng, giác”. Nếu bạn không thể làm như vậy, bạn chính là “miệng niệm Di Đà tâm tán loạn”, không thể thành tựu. Niệm câu danh hiệu này, danh cùng thực phải dung hợp với nhau thành một, danh cùng thực không thể phân ra, nếu phân ra thì không có tác dụng.

Chúng ta đem giáo huấn trong Kinh điển tổng quy nạp thành năm khóa mục này. Năm khóa mục này không chỉ là căn bản tu học của Tịnh Độ giáo, mà có thể nói là Thế Tôn trong 49 năm đã nói ra tổng quy kết của tất cả pháp môn.

Trích đoạn trong:
PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ
TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH
Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tập 142
Tâm Hướng Phật/St!

Bài viết cùng chuyên mục

Chơi game bạo lực có phạm tội sát sanh hay không?

Định Tuệ

Một hơi thở ra mà không hít vào thì thế gian này cái gì là của bạn?

Định Tuệ

Pháp môn Tịnh độ: Pháp tu một đời thành Phật

Định Tuệ

Nhân quả rất đáng sợ, phàm phu chúng ta phải cảnh giác

Định Tuệ

Người mẹ mang thai có nên lưu giữ bào thai dị tật?

Định Tuệ

Niệm Phật phải bền lâu không gián đoạn

Định Tuệ

Tin là mẹ của tất cả pháp lành, nghi là gốc của muôn vàn ác nghiệp

Định Tuệ

Không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm

Định Tuệ

Cách thức quy y và phát nguyện với Địa Tạng Bồ Tát

Định Tuệ

Viết Bình Luận