Tâm Hướng Phật
Sống An Vui

Làm sao để thân khẩu ý mỗi ngày trở nên thanh tịnh?

Trong đời sống hàng ngày, chúng ta nên thực hành như thế nào để làm cho thân khẩu ý của chúng ta được trở nên trong sạch?

Trong đời sống hàng ngày, chúng ta phải luôn luôn nhớ tưởng đến Phật-Pháp và nhận thấy rõ lợi ích của Phật-Pháp. Việc làm này sẽ giúp chúng ta tịnh hoá dần dần những hành động của thân, khẩu, và ý của chúng ta.

Kế đó chúng ta sẽ dùng sự hiểu biết về Phật-Pháp này để thực hành cho đến mức có thể. Chẳng hạn, chúng ta phải phòng hộ sáu căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và tâm của chúng ta. Phải cẩn thận không để bị các trần cảnh bên ngoài lôi đi.

Đức Phật cũng dạy cho chúng ta bốn thiền bảo hộ. Chúng ta có thể áp dụng chúng trong pháp hành hàng ngày của chúng ta. Bốn thiền bảo hộ nói đến: thiền tâm từ, niệm tưởng ân đức Phật, quán bất tịnh và niệm tưởng sự chết.

Tâm từ được thực hành khi cảm giác sân hận phát sanh và trở nên mạnh mẽ. Tùy niệm Phật được thực hành khi đức tin của chúng ta suy giảm. Quán bất tịnh được thực hành khi tâm tham của chúng ta nổi dậy và trở nên mạnh mẽ. Niệm tưởng sự chết được thực hành khi chúng ta có khuynh hướng lười biếng. Khi niệm tưởng sự chết, sợ hãi sẽ phát sanh và nó nhắc chúng ta nhớ đến cái chết, một điều sớm muộn cũng phải đến với mọi người, do đó chúng ta sẽ cố gắng tu tập.

Chúng ta phải duy trì việc thực hành này hàng ngày, đó là, chúng ta phải ấn định thời gian ngồi thiền vào buổi sáng và buổi tối cho mình một cách nghiêm ngặt. Lúc đó tâm chúng ta sẽ trở nên càng lúc càng mạnh hơn.

Khi tâm càng lúc càng trở nên mạnh hơn như vậy, những hành động của thân, khẩu và ý của chúng ta sẽ trở nên thanh tịnh hơn. Do đó chúng ta phải tiếp tục thực hành theo cách này để làm trong sạch thân khẩu ý của chúng ta trong đời sống hàng ngày.

Ba nghiệp Thân, Khẩu, Ý trong sạch, thanh tịnh là hạnh phúc có mặt ngay hiện đời, một loại hạnh phúc cao thượng nhất!

“Sống trong môi trường tốt
Được tạo tác nhân lành
Được đi trên đường chánh
Là phước đức lớn nhất.” (Kinh Mangala Sutta)

Thân khẩu ý thanh tịnh đạo nghiệp viên thành

Dụng công niêm Phật cầu sanh tây Phương Cực Lạc chủ yếu là niệm thường tương tục không gián đoạn; công phu không phải chỉ một ngày hai ngày mà phải hằng thường niệm Phật.

Thân, miệng, ý ba nghiệp tương ưng không tạp loạn giao động. Tâm quán tưởng nhớ Phật, miệng hằng niệm danh hiệu Phật, thân thường lễ lạy phật ngày đêm không gián đoạn.

Đem thân này lễ Phật cầu sanh Tây Phương, cho nên thân này phải đoan nghiêm chánh trực không: sát, đạo, dâm; khi đi đứng lúc nằm ngồi phải cho đoan chánh. Mắt không nhìn xéo liếc ngang, tai không nghe những lời nói to nhỏ, mũi không đắm theo hương vị thơm tho… cho đến thân không chạm xúc những nơi trơn láng dịu dàng, được như vậy thân ta mới thanh tịnh.

Miệng niệm Phật không luận là niệm lớn, niệm vừa, niệm nhỏ hay mật niệm, điều cốt yếu là niệm niệm phải tương tục. Nhưng với căn cơ ngày nay thì người niệm Phật phải niệm ra tiếng vừa đủ tai nghe, tâm ghi nhớ từng niệm là tốt nhất; vì niệm quá lớn thì sanh lao lực, niệm thầm thì dễ bị hôn trầm.

Nếu ở nơi đạo tràng cùng với đại chúng đồng niệm thì phải tùy đại chúng chung quanh mà niệm, miễn sao âm thanh niệm Phật của ta hòa đồng với mọi người mà không bị ngăn ngại là được.

Nếu người không có sức lực thì tự riêng mình mật niệm cũng được nhưng phải ghi nhớ mỗi niệm cho rõ ràng tương tục không gián đoạn, đừng để vọng tưởng xen tạp. Miệng hằng ngày niệm Phật nên một câu thị phi ngoài đời cũng không bàn đến như vậy là miệng ta được thanh tịnh.

Ý tương ưng là như thế nào? Thân lễ Phật, miệng niệm Phật, mỗi mỗi câu niệm Phật, mỗi mỗi lễ niệm Phật, tâm ý đều ghi nhớ rõ ràng, từ một niệm cho đến ngàn vạn niệm, từ một lạy cho đến ngàn vạn lạy; tâm không giao động tạp niệm thời thời minh bạch nên đạt được công đức bất khả tư nghì, vô lượng vô biên.

Bây giờ, niệm một niệm là hằng hà sa số niệm, âm thanh của một niệm cũng là âm thanh của tam thiên đại thiên thế giới: cho đến đồng với âm thanh của mười phương Phật sát vi trần quốc độ.

Niệm một Phật là niệm hằng hà sa số Phật; niệm Ứng Thân, Hóa Thân Phật là niệm Pháp Thân Phật; lạy một Phật là lạy hằng hà sa số Phật, lạy Ứng, Hóa Thân Phật là lạy Pháp Thân Phật. Niệm lạy như vậy tức là ba nghiệp: Thân, khẩu, ý tương ưng thanh tịnh, mà, cũng là viên thành được Phật đạo. Thỉnh chư vị niệm: Nam Mô A Di Đà Phật! Trích “Niệm Phật thành Phật” – Thích Phước Nhơn!

Tâm Hướng Phật/TH!

Bài viết cùng chuyên mục

Nhìn được thấu, buông bỏ được thì anh có thể khế nhập

Định Tuệ

Mười điều tâm niệm của người niệm Phật cần có

Định Tuệ

Chúng ta có cái lầm chấp là cái gì cũng cố định cả

Định Tuệ

Nếu là người thật sự tu đạo sẽ không thấy lỗi thế gian

Định Tuệ

Ăn chay mà nấu mặn có tội hay không?

Định Tuệ

Làm người phải biết tiếc phước, đừng nên hoang phí

Định Tuệ

Sinh không mang đến, chết không mang theo, sao mãi nặng lòng?

Định Tuệ

Các bà nội trợ làm cách nào để tu Bồ Tát đạo trong đời sống hàng ngày?

Định Tuệ

Con người cả đời tranh giành nhau rốt cuộc vì điều gì?

Định Tuệ

Viết Bình Luận