Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm

Các bậc cổ đức Tông môn thường nói: “Không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm”, ý niệm là tập khí từ vô thỉ kiếp đến nay, có khi không khống chế được.

Các bậc cổ đức Tông môn thường nói: “không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm”, ý niệm là tập khí từ vô thỉ kiếp đến nay, có khi không khống chế được. Hiện tượng này không thể trách quý vị, bởi quý vị là phàm phu, không phải thánh nhân, sức mạnh tập khí nghiệp này vô cùng lớn mạnh, thường khởi hiện hành.

Ý niệm này vừa khởi, chính là ý niệm sát đạo dâm vọng, ý niệm vừa khởi lên, niệm thứ hai là A Di Đà Phật, tức là đem niệm A Di Đà Phật thay thế vào, đây gọi là biết niệm Phật. Niệm khiến diệt trừ các tập khí ác nghiệp của chúng ta, từng giờ từng phút phải cảnh giác cao độ.

Ý niệm bất thiện khởi lên, A Di Đà Phật cũng lập tức khởi lên, thay thế vào ý niệm bất thiện. Đây gọi là biết niệm, gọi là niệm Phật chân chánh, niệm Phật có lợi ích thật sự.

Niệm Phật như vậy năm ba năm, sức mạnh niệm Phật đã lớn mạnh, trong lúc niệm Phật không còn có ý niệm này khởi lên, lúc này gọi là công phu thành phiến. Vậy thì chúc mừng quý vị, niệm đến công phu thành phiến, đây là công phu rất nhỏ, nhưng chắc chắn được sanh Tịnh độ, sanh vào cõi phàm thánh đồng cư. Công phu niệm Phật sâu dày, cõi Phàm thánh đồng cư cũng có tam bối cửu phẩm. Thượng tam bối vãng sanh tự tại, họ buông bỏ thật sự.

Mặc dù còn có ý niệm này sanh khởi, nhưng tâm lý của họ là gì? Tâm lý của tội nghiệt, nghiệp chướng mình sao lại nặng như vậy, sao còn có tập khí phiền não này hiện hành, phải sám hối bằng cách nào?

Một câu Phật hiệu chính là sám hối, câu Phật hiệu này sẽ tiêu trừ niệm ác này, chánh niệm hiện tiền, chánh niệm là niệm Phật. Chánh niệm này đánh tan vọng niệm, đây gọi là chân sám hối, không cần áo não, không cần hối hận. Nhanh chóng chuyển thành Phật hiệu, niệm rốt ráo câu Phật hiệu này.

Người học Tịnh độ hoàn toàn dựa vào câu Phật hiệu này, trong câu Phật hiệu này công đức vô lượng vô biên, có thể bảo chứng chúng ta vãng sanh Tịnh độ, thân cận Phật Di Đà.

Trích từ bài giảng Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa tập 525 do pháp sư Tịnh Không chủ giảng.
Nam Mô A Di Đà Phật!

Bài viết cùng chuyên mục

Vì sao không có cách gì phân biệt thần thông của Phật và Ma?

Định Tuệ

Thần Chú là gì? Công đức, lợi ích của người đọc tụng thần chú

Định Tuệ

Cách trì chú Đại Bi vào nước để chữa bệnh cực dễ mà linh nghiệm

Định Tuệ

Pháp môn Niệm Phật là chí viên chi đốn, thù thắng nhất

Định Tuệ

Niệm Phật tiêu nghiệp chướng, liễu sanh tử, vãng sanh bất thối thành Phật

Định Tuệ

Người học Phật nhiều nhưng được bao người cần mẫn học tập?

Định Tuệ

Trì trai không ăn thịt có hơn phóng sinh chăng?

Định Tuệ

Tụng tâm chú Lăng Nghiêm mỗi ngày có lợi ích vô cùng

Định Tuệ

Giới luật là nền tảng căn bản của Phật Pháp

Định Tuệ

Viết Bình Luận