Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Khi buông xuống chúng ta sẽ biết rõ, hiểu rõ

Bát Nhã đích thực là phải đích thân chứng, chứng như thế nào? Tức là buông xuống. Khi buông xuống, chúng ta sẽ biết rõ, sẽ hiểu rõ.

Nếu không buông xuống, dù hết thảy chư Phật có dạy chúng ta thì vẫn như “gãi ngứa ngoài giày”, không dễ gì thấu hiểu được.

Chúng ta buông xuống một phần sẽ thấu hiểu một phần; chúng ta buông xuống hai phần sẽ thấu hiểu hai phần; buông xuống càng nhiều, thấu hiểu càng nhiều hơn nữa. Vì thế, nhất định phải từ buông xuống mới thấy được hiệu quả, đấy gọi là Phật pháp chân chính.

Ví như chúng ta đọc trọn khắp Tam Tạng mười hai bộ kinh, đọc đến thuộc lòng, có thể đọc làu làu từ phần cuối đến phần đầu, nhưng không thể buông xuống thì vẫn vô dụng, sự hiểu biết về Phật pháp của chúng ta chỉ là văn tự ngoài da. Thật ra, có hiểu rõ văn tự hay không? Vẫn là chẳng hiểu văn tự!

Cần phải thật sự đích thân chứng đến cảnh giới, sau đó, xem văn tự trong các kinh do đức Phật đã giảng, chúng ta mới thật sự hiểu được. Đây chính là chỗ khó khăn trong Phật pháp. Chỗ khó khăn này cũng chính là chỗ dễ dàng của Phật pháp, vì Phật pháp là pháp môn Bất Nhị, khó và dễ không hai.

Vì sao nói là khó? Không buông xuống sẽ khó. Học hơn mấy trăm năm, đọc thuộc Tam Tạng mười hai bộ kinh, nhưng chẳng lãnh hội, không hiểu, không phải là khó hay sao?

Tại sao nói là dễ? Buông xuống sẽ dễ dàng, đã thật sự buông xuống, dẫu chưa đọc một bộ kinh nào, như Lục Tổ Huệ Năng đại sư chưa từng đọc một bộ kinh nào, nhưng kinh gì Ngài cũng đều hiểu hết, nên nói là dễ. Do vậy khó hay dễ là ở chỗ nào? Chỉ là chịu buông xuống hay không mà thôi.

“Vì sao Phật dạy chúng ta buông xuống? Vì thật sự chúng ta không thể nào có được.”

Hoà Thượng Tịnh Không!

Bài viết cùng chuyên mục

Phổ Hiền Bồ Tát dạy tu niệm Phật tam muội

Định Tuệ

Những việc mà gia quyến của người sắp lâm chung cần chú ý

Định Tuệ

Sám hối là gì? Sám hối có xóa sạch được tội lỗi hay không?

Định Tuệ

Lợi ích của việc thọ giới và giữ giới

Định Tuệ

Facebook là ảo nhưng tạo nghiệp là thật

Định Tuệ

Giải đáp 10 điều nghi vấn về cõi Tịnh độ phần 3

Định Tuệ

Thế nào là phước? Phước hữu lậu và phước vô lậu là gì?

Định Tuệ

Tu trong mọi hoàn cảnh – Hòa Thượng Thích Thanh Từ

Định Tuệ

Ý nghĩa ngày Đức Phật thành đạo

Định Tuệ

Viết Bình Luận