Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Nhìn thấu buông xả: Đời sống thanh tịnh tự tại, giải thoát

Ngày nay chúng ta sống ở thế gian này, tần suất thiên tai nhân họa không ngừng nâng lên cao, tai nạn lần sau nghiêm trọng hơn lần trước, chân thật đúng như trong Kinh điển mà Phật đã nói: “đời ác năm trược”; hiện tại có thể nói là trược ác đến cùng tột.

Thiên tai nhân họa hiện tiền, thế gian có rất nhiều người chí sĩ có lòng nhân, đều phát tâm từ bi muốn đến để cứu vãn, nhưng cứu thế nào cũng cứu không được, càng cứu dường như tai nạn càng nhiều, càng nghiêm trọng.

Chúng ta xem thấy thế gian ngày nay, các nhân vật chính trị hô hào khẩu hiệu “cứu nước, cứu dân”, các nhà từ thiện, các nhà tôn giáo đều đang cầu nguyện thế giới hòa bình, họ đã cầu bao lâu rồi? Từ vô thỉ mãi đến ngày nay, hòa bình cũng không thực hiện được, dường như đều không có cảm ứng, thế nhưng sự ngưỡng vọng của nhân loại đối với việc này tuyệt nhiên không hề suy giảm, vẫn là đang mong cầu, vẫn là đang ước nguyện.

Ngày nay chúng ta ở trong Kinh điển này xem thấy được một tin tức, muốn có thể thực tiễn chân thật hòa bình ở thế gian của chúng ta thì cần phải dựa vào trí tuệ quang của Phật để tiêu trừ tam cấu minh của chúng ta. Đây là phương pháp chính xác.

Cho nên, sự việc này chính trị không làm được, quân sự vũ lực cũng không làm được, kinh tế khoa học kỹ thuật vẫn không làm được. Chúng ta mới bỗng nhiên hiểu ra Thích Ca Mâu Ni Phật tại vì sao phải xuất gia. Ngài hiểu được, Ngài tường tận sự việc này chính trị vô năng vô lực, cho nên Ngài có bối cảnh chính trị rất tốt, thế mà Ngài còn bỏ đi.

Thế gian bao gồm tất cả nghề nghiệp kỹ thuật đều không thể làm được sự việc này. Sau cùng Ngài chọn lựa là gì? Xuất gia tu hành, hoằng pháp lợi sinh, Ngài đi con đường này. Con đường này chính là trong bài kệ này đã nói. Ngài đi là con đường cổ Phật đã đi, tuân theo giáo huấn của cổ Phật, trước tiên đoạn phiền não của chính mình, khai mở trí tuệ chân thật. Sau khi phiền não đoạn rồi, trí tuệ tự nhiên liền hiện tiền.

Nhà Phật thường nói: “Phiền não nhẹ, trí tuệ thêm lớn”, huống hồ Thích Ca Mâu Ni Phật vô minh phiền não đoạn hết rồi, trong tự tánh không có chút chướng ngại nào, cho nên trí tuệ quang minh đầy đủ trong tự tánh viên mãn tròn đầy hiện tiền. “Tiêu trừ tam cấu minh”, Ngài mới có năng lực giúp đỡ chúng sanh khổ nạn thế gian này, hiện thân nói pháp, làm ra tấm gương cho chúng ta xem.

Ngài làm bằng cách nào? Trước tiên là nhìn thấu, buông xả, Ngài làm ra tấm gương nhìn thấu buông xả cho chúng ta xem. Ngài trải qua đời sống mà ở ngay trong cái nhìn của người thế gian chúng ta, đó là đời sống rất khổ. Đây là kiến giải của phàm phu chúng ta.

Thực tế, Ngài trải qua đời sống an vui nhất thế gian. Tôi nói lời nói này người có thể nghe hiểu được không nhiều. Đây là thật, không phải là giả. Ngài trải qua ngày tháng hạnh phúc nhất ở thế gian, nửa ngày ăn một bữa, dưới gốc cây ngủ một đêm, đời sống rất an vui.

Chúng ta cảm thấy đời sống này rất khổ cực. Chúng ta thì nhất định phải y thực đủ, phải chú ý phòng ốc tốt, phải có ăn uống ngon. Đây là gì vậy? Đây là tham sân. Chúng ta trải qua ngày tháng tham sân, còn Ngài thì không có tham-sân-si-mạn.

Chúng ta trải qua một đời sống tham-sân-si-mạn, bạn phải nên biết là đã bỏ ra bao nhiêu cho cái giá phải trả rồi. Cái giá của kết quả này chính là vô lượng kiếp lưu chuyển sanh tử. Chúng ta phải bỏ ra cái giá thê thảm đến như vậy mà không biết. Chư Phật Bồ Tát trải qua đời sống thanh tịnh tự tại, đời sống giải thoát, Thế Tôn vì chúng ta mà thị hiện.

Ở Trung Quốc, Nhan Hồi – học trò của Khổng Lão Phu Tử cũng thị hiện cho chúng ta xem. Khổng Lão Phu Tử tán thán Nhan Hồi. Đời sống của Nhan Hồi vô cùng thanh đạm, rá cơm phễu nước, thế nhưng đời sống của ông vô cùng an vui.

Do đây có thể biết, hai chữ “khổ vui” này, hiện tại rất ít người có thể nhận biết. Người hiện tại thông thường đem khổ xem thành vui, họ cũng không hiểu như thế nào là vui. “Khổ trung tác lạc” là đem cái khổ xem thành vui, đem ba đường xem thành vui. Đây chính là vô minh, ngu si đến cùng tột.

Hiện tại vấn đề có rồi, làm thế nào đoạn tham-sân-si? Mỗi một vị đồng tu học Phật đều muốn đoạn tham-sân-si nhưng không thể đoạn được, rốt cuộc nguyên nhân này do đâu? Bạn chưa tiếp nhận giáo dục trí tuệ của Phật, bạn không hiểu rõ chân tướng của sáu cõi luân hồi, cho nên bạn mới mê ở ngay trong đây, lấy khổ làm vui, nguyên nhân chính ngay chỗ này.

Nguyên nhân biết rồi thì liền có phương pháp, chúng ta đem nguyên nhân này tiêu trừ. Làm thế nào để tiêu trừ? Quyết định tiếp nhận giáo dục trí tuệ của Phật Bồ Tát. Tiếp nhận bằng cách nào? Trong Kinh điển nói được quá nhiều quá nhiều: “Thọ trì đọc tụng, vì người diễn nói”, đây là bạn chân thật tiếp nhận rồi. Hay nói cách khác, ngày ngày phải đọc Kinh điển.

Vừa rồi, các vị đồng tu xem thấy hơn hai mươi vị bằng hữu của Hồi Giáo đến Cư Sĩ Lâm chúng ta tham quan thăm viếng. Mười hai vị bằng hữu Hồi Giáo này đến từ rất nhiều khu vực quốc gia khác, có người đến từ Trung Quốc, có người đến từ Úc châu, có người từ Phi Luật Tân, Nhật Bản, Thái Lan. Họ đến chỗ chúng ta để tham quan thăm viếng, muốn hiểu rõ Phật giáo hơn. Họ thấy đạo tràng chúng ta cúng dường nhiều Phật Bồ Tát đến như vậy, họ thì tin tưởng chỉ có một chân thần, cho nên muốn hiểu rõ Phật giáo.

Tôi dùng chút thời gian đơn giản giới thiệu qua cho họ nghe. Tôi nói với họ, Phật giáo là giáo dục, không phải tôn giáo; trong Phật giáo cúng dường chư Phật Bồ Tát đều là bao hàm dụng ý giáo dục cao thâm, nghĩa thú của biểu pháp.

Như phía trước chúng ta cúng dường Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, bạn xem, quan hệ của chúng ta với Phật là quan hệ thầy trò, cho nên đây không phải là tôn giáo. Chúng ta gọi Thích Ca Mâu Ni Phật – vị thầy sáng lập ra giáo học này đầu tiên là Bổn Sư, là Lão Sư căn bản. Chúng ta tự xưng là đệ tử. Đệ tử là học trò. Quan hệ của chúng ta với Phật là quan hệ thầy trò. Bồ Tát đều là học trò của Phật. Quan Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Văn Thù, Phổ Hiền là học trò đầu tiên của Phật, chúng ta là học trò hiện tại của Phật. Vậy thì các vị liền biết được rồi, những vị Bồ Tát này đều là huynh trưởng của chúng ta. Lão sư, học trò đều là bình đẳng, cho nên Phật pháp là giáo học bình đẳng. Tôi nói với họ như vậy.

Họ liền hỏi: “Vậy quan hệ Phật Bồ Tát của các vị với thần là thế nào? Các vị có kính thần hay không?”. Tôi nói: “Chúng tôi kính thần”. Tôi liền nêu ra thí dụ, thế gian có một số tôn giáo chỉ thừa nhận có một vị chân thần duy nhất, cũng có rất nhiều tôn giáo tôn kính rất nhiều vị thần, vậy có xung đột hay không? Không hề xung đột. Phật dạy bảo chúng ta, những chúng thần này cũng giống như xã hội hiện tại của chúng ta, có nhiều cấp người lãnh đạo một quốc gia, một vị thần duy nhất chính là tổng thống quốc gia. Đây là nhất thần luận, đa thần luận. Ngoài tổng thống ra còn có bộ trưởng, còn có tỉnh trưởng, còn có huyện trưởng, đây là chúng thần. “Một là tất cả, tất cả là một”.

Vậy Phật Bồ Tát rốt cuộc là gì? Phật Bồ Tát là người làm công tác giáo dục trong xã hội đa nguyên văn hóa, họ không phải là người lãnh đạo của các giai cấp, cũng không phải tổng thống, cũng không phải là bộ trưởng, cũng không phải là huyện trưởng, cho nên họ không phải là thần. Thế nhưng chúng ta tôn kính thần, chúng ta vì thần phục vụ, chúng ta cũng tiếp nhận giáo dục của Phật. Sự việc này được rõ ràng rồi.

Chư Phật Bồ Tát làm giáo dục. Chỉ có giáo dục mới có thể an định xã hội, giúp đỡ chúng thần, giúp đỡ người lãnh đạo của các giai tầng xã hội. Công tác này rất vĩ đại, công tác này rất có ý nghĩa, rất có giá trị, cho nên chỉ có người có trí tuệ chân thật, người chân thật từ bi mới chịu làm như vậy.

Tôi nói: “Các vị xem, mỗi một vị sáng lập ra tôn giáo như Giê-Su, Muhammad hay Thích Ca Mâu Ni Phật đều như nhau, đều không có làm lãnh đạo các nghề nghiệp chính trị, cho nên bao gồm tất cả tôn giáo đều là giáo dục xã hội đa nguyên văn hóa, bao gồm tất cả tôn giáo đều khuyên người đoạn ác tu thiện”.

Thế nhưng đối với những sự lý này, nói được thấu triệt nhất, nói được tường tận nhất chính là Phật giáo. Kinh điển của Phật giáo phong phú, việc này mọi người đều thừa nhận, bất cứ một Kinh điển tôn giáo nào đều không nhiều như Phật giáo. Phật giáo giống như một trường đại học hoàn chỉnh vậy, trong đây bao gồm tất cả các khoa hệ, không thiếu một thứ nào. Trong Phật giáo có nói đến tôn giáo, thế nhưng Phật giáo không phải là tôn giáo. Trong Kinh Phật có nói đến triết học, nhưng Phật giáo không phải là triết học, mà Phật giáo đều bao gồm tất cả. Chúng ta phải chăm chỉ nỗ lực mà học tập. Phật giáo là trí tuệ cứu cánh viên mãn. Chỉ có trí tuệ chân thật thì ý niệm tham-sân-si này của chúng ta mới đoạn được.

Phật giáo dục cần phải xây dựng chánh tri chánh kiến. Bạn xem, một bộ “Kinh Pháp Hoa” chủ yếu nói điều gì? Vào tri kiến Phật. Tri kiến của Phật là tri kiến chính xác. Chúng ta ngày nay nghĩ sai, thấy sai đối với vũ trụ nhân sanh, cái sai lầm này gọi là tà tri tà kiến.

Tà tri tà kiến hiện tại đang chỉ đạo chúng ta, cho nên chúng ta làm sai, chúng ta cũng nói sai, vậy mới chiêu đến rất nhiều khổ nạn. Nếu như tư tưởng kiến giải của chúng ta chính xác, tất nhiên dẫn đạo ngôn ngữ hành vi của chúng ta cũng chính xác. Chúng ta tạo tác là thiện nghiệp, quả báo cảm nhận được nhất định giống như Thế giới Cực Lạc, như Thế giới Hoa Tạng, Nhất Chân Pháp Giới của chư Phật liền hiện tiền.

Do đây có thể biết, chúng ta tiếp nhận giáo dục thật là vô cùng quan trọng. Chúng ta nhất định phải tiếp nhận giáo dục. Phải khẳng định giáo dục của cổ Thánh tiên Hiền, giáo dục của chư Phật Bồ Tát là giáo dục trí tuệ chân thật, chúng ta phải nhiệt tâm mà cầu học. Đây cũng là người thông thường nói mục đích giáo dục của Thánh Hiền nhân là chí tại Thánh Hiền. Nếu như chúng ta không lập chí đi làm Phật, làm Bồ Tát, thì việc giáo dục này bạn có thể có được là rất có hạn. Cho nên, người không nên vô chí, nhất định phải lập định chí hướng.

A Di Đà Phật!
Trích: Phật thuyết đại thừa Vô Lượng Thọ trang nghiêm thanh tịnh bình đẳng giác Kinh
Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không

Bài viết cùng chuyên mục

Bát quan trai giới là gì? Ý nghĩa của Bát quan trai giới trong Phật giáo

Định Tuệ

Vô minh trong đạo Phật có nghĩa là gì? Vô minh từ đâu mà sinh ra?

Định Tuệ

Ý nghĩa của Bát Nhã Tâm Kinh mà không phải ai cũng hiểu

Định Tuệ

Kinh đại thừa nhiều như vậy, chúng ta muốn học thì nên học cái gì?

Định Tuệ

Bát khổ: Tám cái khổ lớn nhất của đời người ai cũng phải nếm trải

Định Tuệ

Làm sao có thể cứu vãn những chúng sanh khổ nạn?

Định Tuệ

Ăn chay để không vướng vào nhân quả nghiệp giết hại

Định Tuệ

Niệm Phật tiêu trừ nghiệp chướng không thể nghĩ bàn

Định Tuệ

Hòa Thượng Tuyên Hóa giảng giải về Thần Thông

Định Tuệ

Viết Bình Luận