Các vị phải biết học Phật mục đích ở chỗ nào vậy? Mục đích chính là được tâm thanh tịnh, làm nhiều như vậy được tâm thanh tịnh là khó rồi, một thứ thì dễ dàng.
Chỉ chuyên tu Tịnh độ thâm nhập một môn. Bồ Tát Đại Thế Chí là đại biểu đích thực, là trí tuệ vô song. Người thông thường chỉ biết ở trong cửa Phật Văn Thù Sư Lợi là Bồ-tát trí tuệ hàng đầu, chứ không biết Bồ-tát Đại Thế Chí.
Bồ-tát Văn Thù Sư Lợi là học rộng nghe nhiều, mọi người đều cho là phải, Bồ-tát Đại Thế Chí là thâm nhập một môn, trí tuệ của thâm nhập một môn cao hơn người học rộng nghe nhiều, cao minh hơn nhiều.
Bồ-tát Văn Thù đến cuối cùng vẫn là phải niệm Phật cầu sanh Tịnh độ, vẫn là muốn cố gắng bằng với Bồ-tát Đại Thế Chí. Chúng ta đọc kinh những chỗ này nhất định không được lơ là, những cái hàm chứa ở bên trong quá phong phú, quá vi diệu rồi. Cho nên xen tạp là chướng ngại nghiêm trọng chúng ta.
Ngày nay tu trì rất khó thành tựu là do trong tâm xen tạp, không những xen tạp rất nhiều Phật pháp, còn xen tạp ngũ dục lục trần ở thế gian, bạn nói cái thành tựu này đương nhiên là khó rồi. Cho nên niệm Phật tại vì sao không thể được nhất tâm?
Người niệm Phật nghe nói kinh Kim Cang, kinh Kim Cang rất hay cũng muốn đọc thử, phẩm Phổ môn cũng rất hay, kinh Dược Sư cũng rất hay không tụng kinh Dược Sư sợ bị bệnh không có người trị. Mỗi một vị Phật đều muốn lạy, mỗi một bộ kinh đều muốn đọc! Đây liền gọi là xen tạp, công phu của bạn không thuần bạn rất khó được tâm thanh tịnh.
Các vị phải biết học Phật mục đích ở chỗ nào vậy? Mục đích chính là được tâm thanh tịnh, làm nhiều như vậy được tâm thanh tịnh là khó rồi, một thứ thì dễ dàng.
Cho nên bạn từ trên một môn, bạn tâm thanh tịnh đạt được rồi vậy thì tất cả chư Phật Bồ-tát đều hoan hỉ, không có vị nào không hoan hỉ. Bạn thành tựu rồi mà, mọi người đều chúc phúc bạn.
Bạn mỗi một ngày lạy nhiều Phật như vậy, lạy nhiều Bồ-tát như vậy, đọc kinh nhiều như vậy, những chư Phật Bồ-tát này nhìn thấy đều lắc đầu! Bạn làm sai rồi! Thật là đáng tiếc, thật sự là làm sai rồi!
Cho nên dứt khoát không nên lấy tâm phàm phu chúng ta để đo lường Phật, Bồ-tát, ta không lạy họ là có lỗi với họ, họ sẽ trách ta, họ còn trách bạn, trách bạn thì họ không phải là Bồ-tát, họ là phàm phu rồi.
Cho nên bạn thấy có cái ý nghĩ này đối đãi với Phật Bồ-tát là tội lỗi rất nặng, bạn xem Phật Bồ-tát lại giống như phàm phu, bạn thấy bạn cái tội này nặng cỡ nào rồi! Tâm của Phật Bồ-tát đều là tâm thanh tịnh, đều là bình đẳng, đều là mong chúng ta thành tựu sớm hơn một chút.
Cho nên xen tạp là tuyệt đối không được có, như thế đây là pháp nhẫn. Bạn thử xem chúng ta phải vào từ trong một bộ kinh, những kinh khác đều không nên đi xem, vậy thì phải nhẫn, nhẫn được mới được, bạn nếu khi không nhẫn được đến lúc vẫn còn muốn xem cái khác, thế là không được rồi! Nhất định phải có thể nhẫn nại thâm nhập một môn.
Hoà Thượng Tịnh Không!