Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Công đức chép Kinh Địa Tạng không thể nghĩ bàn

Người Phật tử nếu chuyên tâm thọ trì, đọc tụng, biên chép Kinh Địa Tạng sẽ có được nhiều công đức lớn lao, đặc biệt là hồi hướng đến người thân đã mất.

Chép kinh là một hình thức công phu. Muốn chép kinh trước phải đọc, ghi nhớ rồi sau đó mới nắn nót lời kinh. Chữ kinh phải ngay thẳng, chân phương và rõ ràng. Muốn được vậy, người chép kinh phải toàn tâm toàn ý với công việc. Chính nhờ quá trình tập trung đó nên ý kinh bùng vỡ, người chép kinh ngộ ra những thâm ý mà so với khi đọc tụng hàng ngày khó có thể nhận ra. Đồng thời nhờ chép kinh mà chuyển hóa được ba nghiệp, thân tâm trở nên an ổn, nhẹ nhàng. Đây cũng là cơ sở cho sự hình thành phước báu, công đức chép kinh.

Trong cuộc đời của mỗi con người, có lẽ không ai tránh khỏi những sai phạm, lỡ lầm. Có những sai phạm dẫn đến quả báo hiện tiền và có những lầm lỗi đang kết trái đắng ở tương lai. Tất nhiên, đạo lý ở đời thì “nhân nào quả ấy” và muốn cải thiện những điều xấu ác đã làm chỉ còn cách là tích cực làm thêm những điều lành. Chép kinh, in kinh là một trong những điều lành ấy.

Người Phật tử nếu chuyên tâm thọ trì, đọc tụng, biên chép kinh Địa Tạng sẽ có được nhiều công đức lớn lao, đặc biệt là hồi hướng đến người thân đã mất. Bởi, kinh Địa Tạng là bản kinh nói về công hạnh và nguyện lực của Bồ tát Địa Tạng – vị Bồ tát phát nguyện cứu giúp chúng sanh trong cảnh giới địa ngục.

1. Tại sao nên chép kinh Địa Tạng?

Tông chỉ tu hành của Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện được thể hiện qua tám chữ: Hiếu đạo, Độ sanh, Bạt khổ, Báo ân.

Kinh Địa Tạng phổ biến ở các nước Phật giáo Đại thừa, sử dụng chủ yếu trong nghi thức cầu siêu cho người quá cố. Đặc biệt vào tháng Bảy âm lịch hằng năm, các chùa Phật giáo Bắc tông ở Việt Nam thường trì tụng kinh này trong suốt tháng, nhằm hồi hướng công đức cho các chúng sanh đang chịu đang khổ ở cảnh giới địa ngục. Toàn bộ kinh văn được chia thành 3 phần, với tổng cộng 13 phẩm.

Bồ tát Địa Tạng có danh xưng đầy đủ là Địa Tạng Vương Bồ tát. Ngài có đại nguyện cứu độ tất cả chúng sanh trong sáu cõi luân hồi và không thành Phật quả khi địa ngục vẫn còn chúng sanh phải chịu đau khổ. Thông qua hai hình ảnh đối lập, một bên là tinh thần từ bi cao cả của Bồ tát Địa Tạng, một bên là sự đau khổ cùng cực của địa ngục, kinh này cảnh tỉnh người đời từ bỏ tham sân si, tu tập các việc lành, giải trừ vô minh…

Đến với kinh Địa Tạng, chúng ta có thể học tập theo tấm gương từ bi rộng lớn của Bồ tát Địa Tạng. Mỗi người có thể tùy vào khả năng của bản thân mà làm những việc lành để giúp đỡ cho các chúng sanh chịu đau khổ. Ngoài ra, hiếu thảo cũng là một trong những nội dung quan trọng được đề cập trong kinh Địa Tạng, Phật tử cần nương theo những lời dạy ấy để làm tròn nghĩa vụ của con cháu đối với cha mẹ và ông bà.

Người Phật tử nếu chuyên tâm thọ trì, đọc tụng, biên chép kinh Địa Tạng sẽ có được nhiều công đức lớn lao, đặc biệt là hồi hướng đến người thân đã mất. Bởi, đây là vị Bồ tát phát nguyện cứu giúp chúng sanh trong cảnh giới địa ngục.

Công đức chép Kinh Địa Tạng không thể nghĩ bàn

2. Chép kinh Địa Tạng được công đức gì?

Chép kinh Địa Tạng Vương Bồ tát là một trong những việc làm mang lại công đức. Điều này được chỉ dạy rõ trong Phẩm 6 của Kinh Địa Tạng. Phẩm này có tên là “Như Lai tán thán” nghĩa là Đức Phật khen ngợi Bồ Tát Địa Tạng.

Phần lớn nội dung của phẩm này về những lợi ích đối với các chúng sanh khi lễ bái và cúng dường Bồ Tát Địa Tạng, trì tụng và biên chép kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện, khuyên nhủ người khác noi theo công hạnh của Bồ Tát Địa Tạng…

Công đức khi chép kinh Địa Tạng rất lớn lao. Những phước đức có thể kể ra như tiêu trừ tội chướng, được thân xinh đẹp, thoát kiếp nô lệ, siêu độ vong linh… Nhờ phước đức ấy mà chúng ta được chư Phật, Bồ tát, chư Thiên… gia trợ hộ trì.

Trong kinh Địa Tạng dạy rằng: “Người thiện nam, người thiện nữ nào tự mình biên chép kinh này, hoặc bảo người biên chép, hoặc tự mình đắp vẽ hình tượng của Bồ Tát, cho đến bảo người khác đắp vẽ, thì quả báo mà người đó thọ nhận tất được lợi ích lớn.”

Mục đích chính của chép kinh Địa Tạng là để hiểu sâu nội dung kinh điển và vận dụng vào trong cuộc sống, mang lại lợi lạc cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Biên chép gắn liền với thực hành thì lại càng quý báu hơn nữa.

Chép kinh Địa Tạng không chỉ thể hiện sự trân trọng đối với Pháp Bảo cao quý, đồng thời là cơ hội để Phật tử nương theo giáo pháp mà học hỏi, tu tập, hành trì. Đời này chúng ta đã tôn kính Pháp Bảo, chắc chắn đời sau sẽ tiếp tục có duyên lành được gặp lại kinh điển để tu học.

3. Cách hồi hướng sau khi chép kinh Địa Tạng

Sau khi đọc hoặc chép kinh xong, bạn nguyện như sau:

Con nguyện hồi hướng công đức chép Kinh Địa Tạng này cho Pháp giới chúng sinh, cho linh hồn ông bà tổ tiên thân gia quyến thuộc của con trong từ vô thỉ kiếp đến nay; cho cha mẹ, anh em, vợ (chồng), con của con nhiều đời nhiều kiếp trước và hiện đời này và cùng hết thảy các oan gia trái chủ của con trong từ vô thỉ kiếp đến nay. Con cầu nguyện Tam Bảo phóng quang gia hộ cho hết thảy cùng lìa khổ được vui, đồng vãng sanh Tây phương Tịnh Độ.

Hồi hướng cho tất cả những người bị tai nạn đường phố và tất cả tai nạn khác, các vong linh thai nhi bị sẩy thai, bị loại bỏ, hồi hướng cho các chủng tử trên thân thể của tôi, nguyện chư vị có thể nghe được Phật pháp, phát tâm đại sám hối, sám hối những ác nghiệp đã tạo trong quá khứ, sớm vãng sinh thiện đạo, lìa khổ được vui.

Hồi hướng cho những chiến sĩ vô danh, những vong hồn không người thân thích, tất cả các chúng sanh khắp 10 phương pháp giới, tất cả những oan gia trái chủ có ân oán với con từ vô lượng kiếp. Mong cho họ nghe được, hiểu thấu được kinh tạng mà phát tâm Bồ đề, quy đầu Tam Bảo thoát khổ được vãng sanh Tây phương cực lạc nơi Đức Phật A Di Đà, để tất cả chúng sinh thoát khỏi đau khổ trong vòng lục đạo.

Nguyện ơn trên Tam Bảo gia hộ độ trì cho con luôn luôn được trải lòng thương yêu khắp tất cả chúng sanh, dù thế giới hữu hình hay vô hình. Xin cho con biết thương yêu loài người, loài vật và chúng sanh trong địa ngục cho đến cỏ cây. Cho con luôn được giữ lòng khiêm hạ, luôn luôn thấy mình như cỏ rác, cát bụi. Nguyện trong đời này và nhiều đời nhiều kiếp về trước nếu con làm điều gì có ích, những công đức tu tập, những Phước báu mỗi ngày con xin chia sẻ những công đức, phước đức của con đến khắp pháp giới chúng sanh.

Nguyện cho con khi bỏ báo thân này con và tất cả các chúng sinh được vãng sanh Tây phương cực lạc. Cúi mong đức Phật A Di Đà từ bi không thể nghĩ bàn, ban ơn gia hộ cho chúng sinh, tất cả cùng được thành tựu đại bi thắng phước. Ngưỡng nguyện đại bi Quan thế Âm cùng Phật pháp tăng vô thượng Tam Bảo mật thuỳ chứng minh gia hộ. Con phát tâm với lòng thành kính.

-Nếu có hồi hướng thêm cho ai đó thì đọc tên, tuổi người đó ra, ví dụ: “Con xin hồi hướng công đức chép (đọc) kinh Địa Tạng này cho ông nội con, tên….tuổi…. được sanh về cảnh giới lành, được gặp Phật pháp, sớm ngày thành Phật”. “Con xin hồi hướng công đức chép (đọc) kinh Địa Tạng này cho chồng con, tên….tuổi…. mong nhờ vào công đức này xoay chuyển cho chồng con bớt nhậu nhẹt, bớt la mắng con, thay đổi tâm tính, biết tin vào nhân quả, Tam Bảo, biết thương yêu vợ con, không làm buồn khổ con nữa”. “Con xin hồi hướng công đức chép (đọc) kinh Địa Tạng này cho con của con, tên….tuổi….mong nhờ công đức này con của con luôn ngoan, hiếu thảo, biết vâng lời cha mẹ, sống có đạo đức, trở thành người có ích cho xã hội, biết tin vào nhân quả, Tam Bảo.”

Lưu ý: Lời hồi hướng trên có thể áp dụng khi làm bất cứ việc công đức nào: ví dụ ấn tống kinh, đọc kinh (bất cứ kinh nào), trì chú, niệm Phật, phóng sanh, bố thí, cúng dường,… đều nên hồi hướng như trên.

Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Nam Mô Địa Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát!

Tâm Hướng Phật!

Bài viết cùng chuyên mục

Hộ niệm có giúp người lâm chung được vãng sanh Cực Lạc?

Định Tuệ

Nội dung và ý nghĩa Nhất Tự Chuyển Luân Vương Thần Chú

Định Tuệ

Vẽ ngựa liền biến thành ngựa

Định Tuệ

Pháp môn niệm Phật là phương tiện thù thắng của Như Lai

Định Tuệ

Nội dung và ý nghĩa Chuẩn Đề Thần Chú

Định Tuệ

Tại sao chúng ta phải tụng Kinh? Ý nghĩa của việc tụng Kinh

Định Tuệ

Không sanh về Tây Phương thì nhất định sẽ bị luân hồi

Định Tuệ

Người chân tu hành là người nhìn thấu, buông xuống

Định Tuệ

Một câu A Di Đà Phật để hóa giải vọng tưởng phân biệt chấp trước

Định Tuệ

Viết Bình Luận