Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Con cái có thể Sám Hối thay cho cha mẹ với lòng chí thành

Chúng ta cần phải chí thành Sám Hối thay cho ba mẹ mình bằng việc mỗi ngày tinh tấn tu tập, tụng Kinh, chép Kinh, trì Chú, phóng sanh, ăn chay, tích cực làm việc thiện lành…

1. Con cái có thể sám hối thay cha mẹ được không?

Để giúp người khác chuyển hóa và hướng thiện, bản thân mỗi người phải là một Phật tử thuần thành, hết sức mẫu mực, mọi hành xử, nói năng đều toát lên nét thánh thiện của tuệ giác và yêu thương.

Mỗi gia đình đều có một hoàn cảnh riêng, là cộng nghiệp (nghiệp chung) của chính các thành viên trong gia đình ấy. Có những cộng nghiệp tốt, duyên lành tái hợp, gia đình hiếu thuận hạnh phúc an vui. Có những cộng nghiệp trung tính tốt xấu lẫn lộn. Và cá biệt có những cộng nghiệp hoàn toàn không tốt, oan gia gặp gỡ. Dù cho bất cứ cộng nghiệp nào, người Phật tử có chánh kiến cần hiểu rõ rằng mình và các thành viên khác trong gia đình đang thừa tự nghiệp lực của chính mình.

Nghiệp có cũ và mới. Chúng ta sinh ra ở đời có nhiều quyền lựa chọn nhưng không có quyền lựa chọn cha mẹ cho mình nên cha mẹ được xem là nghiệp cũ của con cái. Do nghiệp duyên nhiều đời trong quá khứ đun đẩy ta làm con của cha mẹ. Không hề ngẫu nhiên, cũng không hề do ông trời, thần linh hay thượng đế nào bắt ta phải làm con của cha mẹ mà do biệt nghiệp (nghiệp riêng) của ta và cộng nghiệp với cha mẹ, anh em làm nên. Câu nói cửa miệng trong dân gian Con là nợ, vợ là oan gia, cửa nhà là nghiệp chướng phản ánh phần nào mối quan hệ giữa nghiệp cũ và nghiệp mới, giữa biệt nghiệp và cộng nghiệp hình thành nên gia đình trên cả hai phương diện hạnh phúc hay khổ đau.

Xét về nguyên tắc biệt nghiệp (nghiệp riêng) thì ai làm lành được hưởng phước, ai làm ác thì chịu quả báo. Dù lên non cao hay đi xuống vực sâu, không ai có thể trốn được nghiệp lực của mình, hay “chí thân như cha với con, mỗi người cũng theo nghiệp của mình mà đi khác đường, dầu có gặp nhau cũng chẳng bằng lòng chịu khổ cho nhau” (Kinh Địa Tạng, phẩm 5, Danh hiệu của địa ngục). Tuy vậy, trên phương diện cộng nghiệp (nghiệp chung) thì các thành viên trong những cộng nghiệp như gia đình, dòng tộc, xóm làng… lại có liên hệ mật thiết, tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau. Nghiệp riêng thiện, ác (hạnh phúc, khổ đau) của người này có ảnh hưởng, chi phối sâu sắc đến người kia trong liên hệ nghiệp chung và ngược lại.

Mặt khác, muốn thực hành hiếu đạo theo đúng tinh thần Phật giáo thì ngoài hiếu tâm và hiếu dưỡng, người Phật tử phải nỗ lực khuyến hóa cha mẹ hồi tâm, kính tín Tam bảo, bỏ ác làm lành… Kinh Tăng Chi, Phật dạy: “Những ai đền ơn bằng cách nuôi dưỡng, cúng dường cha mẹ với các của cải, đồ ăn, tiền bạc thì không bao giờ đủ để trả ơn cha mẹ. Này các Tỷ kheo, ai đối với cha mẹ không có lòng tin, khuyến khích, hướng dẫn, an trú vào thiện giới; đối với cha mẹ xan tham, khuyến khích, hướng dẫn, an trú vào bố thí; đối với cha mẹ theo ác tuệ, khuyến khích, hướng dẫn, an trú vào trí tuệ. Như vậy là làm đủ và trả ơn đủ cho mẹ và cha, là chân thật báo ân”. Đức Phật còn dạy thêm về hiếu đạo trong kinh Hiếu Tử: “Cúng dường cha mẹ không gì bằng khuyên cha mẹ làm việc lành, bỏ việc ác. Nếu không thể khuyến hóa cha mẹ, phụng trì Tam bảo thời tuy có hiếu dưỡng cha mẹ cũng chưa thể gọi là hiếu. Cha mẹ hung ngược, dâm dật, tà ngụy, trái đạo… người con phải hết sức ngăn cản, mới gọi là hiếu”.

Cứ vào hai nguyên tắc về nghiệp và hiếu như đã trình bày cùng với tâm nguyện thiết tha tu học, mong mỏi làm tròn hiếu đạo đối với cha mẹ, chúng tôi nghĩ rằng nếu tinh chuyên hết lòng thì bạn sẽ thành tựu được ý nguyện báo hiếu đúng theo tinh thần Phật giáo.

Con cái có thể Sám Hối thay cho cha mẹ với lòng chí thành

2. Sám Hối thay cho cha mẹ với lòng chí thành

Thương ba mẹ nơi thân bệnh tật, ba mẹ lại chưa có duyên gặp Phật pháp, là người con Phật, là con của ba mẹ nhìn thấy biết bệnh tật nơi thân tâm đều do nghiệp từ nhiều đời nhiều kiếp đến đời hiện tại mà sinh ra (nghiệp từ thân, khẩu, ý! Do 3 độc tham, sân, si mà thành), sống trong thế giới Ta Bà này, không một ai tránh khỏi.

Nhìn ba mẹ mang tật bệnh rất thương sót, phận làm con ngoài việc phụng sự, chăm sóc tận tình cho ba mẹ, chúng ta cần phải chí thành Sám Hối thay cho ba mẹ mình bằng việc mỗi ngày tinh tấn tu tập, tụng Kinh, chép Kinh, trì Chú, phóng sanh, ăn chay, tích cực làm việc thiện lành để hồi hướng SÁM HỐI THAY CHO BA MẸ MÌNH nguyện mong hóa giải mọi oan khiêng, thù hận của tất cả oan gia trái chủ của ba mẹ nhiều đời nhiều kiếp! Nam Mô A Di Đà Phật!

Nay xin chia sẻ cách Sám Hối thay cho ba mẹ mỗi ngày:

“Con xin đại diện ba mẹ của con tên là: …… Con xin chí thành sám hối tất cả những tội nghiệp của ba mẹ con từ vô lượng kiếp cho tới đời nay. Nguyện nhờ công đức sám hối này mà cha mẹ con hiện đời biết hướng về Phật pháp, có được tâm thanh tịnh, sân thuận tự an, một hậu lâm chung vãng sanh về cõi Phật. ”

Sau đó đọc tụng kinh Địa Tạng và chọn bài sám hối mà lạy thay cho cha mẹ. Mời quý vị đọc trọn bộ Kinh Địa Tạng tại: Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện trọn bộ cho bạn đọc tụng

Nhờ công đức này mà giải trừ những oán nghiệp giữa con cái với cha mẹ đang khắc khẩu, các sân hận. Hoặc cha mẹ đang bệnh nặng. Hiếu đạo của người làm con sẽ soi thấu đến trời xanh. Tùy thành tâm phải siêng năng tụng Kinh Địa Tạng, phóng sanh, bố thí. Đoạn tuyệt khẩu nghiệp thì vận mệnh của bạn sẽ thay đổi những nghiệp xấu.

P/s: Khi bạn đọc kinh hay chép kinh chư Bồ Tát và quỷ thần đều rõ biết. Nếu bạn đọc tụng bằng tâm thiện lương trong sáng, ít tạp niệm, ắt nơi bạn tụng sẽ chiêu cảm rất nhiều Thiên long hộ pháp hộ trì, chúng quỷ thần cũng tới quỳ nghe kinh để được giải thoát. Vậy nên có bàn thờ hay không có bàn thờ không quan trọng, tâm người trì kinh mới quan trọng. Tụng kinh hay chép kinh công đức không thể nghĩ bàn. Tuy nhiên, nếu chép kinh thì cần phải hết sức lưu tâm, tránh lỗi khinh nhờn.

Người thời nay chép kinh chẳng biết lỗi này nên công đức lớn mà phạm tội khinh nhờn cũng không kém cạnh. Nếu bạn khởi tâm chép kinh, nhất định phải đọc bài này trước khi cầm bút. Khinh nhờn ví dụ như: Răng miệng, tay chân không sạch sẽ vừa ở trong nhà vệ sinh đi ra, người hôi hám, mới làm chuyện dâm dục, ăn mặc lôi thôi hoặc uống rượu xong mà đọc tụng kinh v…v… đó chỉ là một lưu ý đại khái nhắc nhở, mong quý vị lưu tâm nhé.

Đức Phật nói: “Còn như thỉnh thầy uống rượu ăn thịt chẳng đặng trong sạch, tụng kinh lấy bạc tiền. Thiên thần chẳng giáng lâm, Phật thánh không đến trợ, lại vong linh ấy càng thêm tội lỗi. Bằng như có con hiếu thuận chân chánh, cha mẹ chết rồi, trong mỗi tuần bảy ngày làm chay bảy thất, hoặc trong ba năm cả nhà ăn chay giữ giới, xuất tiền của trong sạch, cầu thỉnh thầy tu hành đức hạnh, trai giới tinh nghiêm, tụng kinh đại thừa, hoặc làm chay thủy lục thiết lập nghiêm trang, thắp hương rãi hoa y theo pháp cúng dường, có lòng thành kính thay thế cho vong hồn khỏi tội đặng phước. Nếu cầu siêu bố thí bạc tiền như vậy, vong linh mới đặng sanh lên cõi trời, người sống cũng đặng phước, kẻ còn người mất đều an vui, người vui mừng thần thánh cũng vui mừng, như vậy mới thật là con cháu hiếu thuận.” – Theo Alisa!

Tâm Hướng Phật!

Bài viết cùng chuyên mục

Phàm Thánh Đồng Cư Độ là gì?

Định Tuệ

Sự dục nhiễm của chúng sanh rất si mê điên đảo

Định Tuệ

Phương pháp trợ niệm giúp người lâm chung vãng sanh Cực Lạc

Định Tuệ

Phật và Ma chỉ khác nhau nơi một tâm niệm

Định Tuệ

Thế gian này làm việc gì công đức lớn nhất, thù thắng nhất?

Định Tuệ

Kinh Bát Đại Nhân Giác điều giác ngộ thứ nhất giảng giải

Định Tuệ

Không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm

Định Tuệ

10 công đức lạy Phật, dễ dàng thực hành mỗi ngày tại nhà

Định Tuệ

Giới luật là nền tảng căn bản của Phật Pháp

Định Tuệ

Viết Bình Luận