Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Sự mầu nhiệm của việc lạy Phật sám hối đúng cách, thường xuyên

Trong Kinh Phật đã dạy lạy Phật có 10 công đức sâu dày. Ngoài ra, nhiều người còn phát hiện ra nhiều lợi ích không ngờ tới hơn của phép huân tập này.

Đức Phật dạy“ Trên đời có hai hạng người đáng quý nhất, một là người không mắc phải lỗi lầm gì, hai là người có lỗi nhưng biết sai và sửa chữa”. Ít nhiều chúng ta thường mắc phải những lỗi lầm trong cuộc sống. Nhưng nhận ra lỗi sai và sửa lỗi sẽ khiến chúng ta nhận được sự kính trọng của người khác.

1. Sám hối là gì?

Trong Kinh Pháp Bảo Đàn nói: “Sám giả Sám kỳ tiền khiên, Hối giả hối Kỳ hậu quá”, nghĩa là: Ăn năn lỗi trước, chừa bỏ lỗi sau. Vậy Sám hối đúng nghĩa theo Chánh Pháp là nhận biết được lỗi đã gây tạo, ăn năn sửa lỗi và hứa không làm những điều này về sau.

Sám hối theo nghĩa thông thường là xin lỗi. Xét về mặt xã hội, xin lỗi là một hành vi đạo đức của con người, khi họ đã gây ra những lỗi lầm và muốn được người bị tổn thương tha thứ. Xin lỗi là một hành động được ba mẹ, nhà trường dạy dỗ khi chúng ta còn bé và đó là điều cần thiết trong cuộc sống.

Các bậc Thánh hiền xưa đã dạy rằng: “Nếu mắc lỗi lầm thì công khai nhận lỗi đó, rồi tìm ra biện pháp và quyết tâm để sửa chữa. Thái độ đối với lỗi lầm như thế là thước đo một người chân chính, trung thực đáng cho mọi người tin cậy và kính trọng”.

Thế nhưng con người thường rất e dè trước lời xin lỗi bởi họ bị gắn chặt bởi chấp thủ và chấp ngã. Chấp thủ chính là việc gì cũng cho mình là đúng, người khác sai. Đó còn gọi là tính bảo thủ. Chấp ngã là đề cao cái tôi của mình, dù có biết lỗi nhưng không nhận lỗi vì sợ làm mất giá trị của bản thân, người khác coi thường. Vì thế nên đối với những người này, hai từ xin lỗi thường nặng nề và không được sử dụng đến.

2. Ý nghĩa của việc sám hối

Sám hối đúng Pháp trên tinh thần quán xét lại tội lỗi mình đã gây tạo và thành tâm ăn năn, tự mình cải thiện không lặp lại hành động đó. Đây chính là Ý nghĩa sám hối của đạo Phật.

Trong kinh Hoa Nghiêm Đức Phổ Hiền Bồ Tát đã nói: “Nếu tội của chúng sanh có hình tướng, thì tất cả hư không cũng không thể chứa hết”. Bởi tội từ tâm mà sanh ra, không hình tướng nên chúng ta phải diệt tội từ trong tâm có nghĩa là dùng tâm thành kính để hối lỗi.

Sám hối, cũng được cho là để “tỏ bày lỗi lầm của mình trước Phật, Bồ-tát, Sư trưởng hay đại chúng với mục đích mong được diệt tội”. Vậy sám hối có xóa sạch được tội? Và ai là người có thể “giải tội” cho mình?

Nếu sám hối mang ý nghĩa chỉ bày tỏ lòng hối tiếc hối hận những gì mình đã làm với mình, với người, với chúng sinh hoặc với một ai đó, và từ bỏ những lỗi lầm từ nay trở về sau, nhưng suy cho cùng thành thật nhìn lại thì tội ta gây ra đã hết chưa? Chưa. Vì vậy sám hối hết tội hay không nó đòi hỏi cả một quá trình còn lại của chúng ta trong ý nghĩa bày tỏ sám hối ăn năn đó.

Sám hối đúng nghĩa theo Chánh Pháp là nhận biết được lỗi đã gây tạo, ăn năn sửa lỗi và hứa không làm những điều này về sau. Các bậc Thánh hiền xưa đã dạy rằng: “Nếu mắc lỗi lầm thì công khai nhận lỗi đó, rồi tìm ra biện pháp và quyết tâm để sửa chữa. Thái độ đối với lỗi lầm như thế là thước đo một người chân chính, trung thực đáng cho mọi người tin cậy và kính trọng”.

Thế nhưng con người thường rất e dè trước lời xin lỗi bởi họ bị gắn chặt bởi chấp thủ và chấp ngã. Chấp thủ chính là việc gì cũng cho mình là đúng, người khác sai. Đó còn gọi là tính bảo thủ. Chấp ngã là đề cao cái tôi của mình, dù có biết lỗi nhưng không nhận lỗi vì sợ làm mất gía trị của bản thân, người khác coi thường. Vì thế nên đối những người nay, hai từ xin lỗi thường nặng nề và không được sử dụng đến.

Những người gây tội lỗi thường cảm thấy không yên ổn trong cuộc sống bởi lương tâm ray dứt hoặc sau đó gặp những chuyện không may xảy ra. Vì thế, chỉ cần sám hối một cách thành tâm sẽ làm cho tâm hồn được nhẹ nhàng thanh thản.

Ý nghĩa của sám hối, song song với việc nhìn nhận lỗi lầm mình đã gây tạo, phải thường xuyên chính niệm tỉnh giác đánh bật gốc rễ thành kiến, phiền não. Dù ở bất kì góc độ nào, luôn làm chủ lời nói, hành vi của mình và nghĩ nhiều đến lợi ích tha nhân.

3. Lợi ích của sám hối

Nếu người Phật tử biết sám hối nghĩa là biết sửa đổi, tức nhiên là một người đó có tiến bộ trên con đường tu tập sẽ được những lợi ích thiết thực trong hiện tại cũng như tương lai.

Đức Phật đã dạy trong kinh Trường A Hàm: “Ai biết sửa đổi lỗi lầm thì người đó có tiến bộ trong giáo pháp của Như Lai” và Ngài cũng khẳng định: “Người có lỗi không biết sửa đổi, diệt trừ nơi tự tâm, thì lỗi ấy sẽ đến thân, như nước chảy về biển, dần dần thành sâu rộng ” (Kinh tứ thập nhị chương). Qua đó chúng ta rút ra được những lợi ích như sau:

Mọi hành động trong đời sống không bị sa vào lầm lỡ vì chúng ta đã có ý chí cương quyết biết nhận ra lỗi lầm.

Phẩm giá con người được nâng cao, các hạnh lành càng ngày càng phát triển, vì không tạo nhân xấu trong hiện tại.

Thân tâm luôn luôn nhẹ nhàng vì không lo âu sầu muộn.

Sự mầu nhiệm của việc lạy Phật sám hối đúng cách, thường xuyên

4. Sự mầu nhiệm của việc lạy Phật sám hối

Trong Kinh Phật đã dạy lạy Phật có 10 công đức sâu dày. Điều này không ít người đã biết. Trong số không ít người thường xuyên lạy Phật, họ còn phát hiện ra nhiều lợi ích không ngờ tới hơn của phép huân tập này.

Lạy Phật lợi ích vô cùng
Lưu thông máu huyết khiêm cung tánh tình
Vừa có phước vừa dưỡng sinh
Hàng ngày thường lạy an khinh cõi lòng…

Cổ Đức có dạy: “Niệm Phật một câu, phước sanh vô lượng, lạy Phật một lạy tội diệt hà sa”. Làm được thân người là phước báu rất lớn, nhưng nghiệp chướng cũng không ít, vì “nhân vô thập toàn”.

Khi chưa chứng Thánh, thì “nhất cử nhất động” ai ai cũng còn tạo nhiều tội lỗi, vậy cần phải quán chiếu để thấy được lỗi lầm mà thành tâm sám hối, thì mới mong tiêu trừ được tội. Do vậy pháp tu lạy Phật là pháp tu phù hợp, nhiều lợi ích nhất.

Khi lễ lạy chúng ta thực hiện “hồi quang phản chiếu” quay về với “tánh giác” thể hiện được lòng tôn kính và tâm ngưỡng mộ của mình đối với đấng Giác ngộ, hay những bậc Thánh, Thần, Đại ân nhân, thể hiện được lòng biết ơn, đền ơn.

Khi lễ lạy, tiêu trừ được lòng tự cao ngã mạn của mình. Tức là từng bước “quán chiếu thấy năm uẩn đều không, sẽ qua hết tất cả khổ đau ách nạn”.

Khi lạy Phật cúi mình rạp xuống, thể hiện “bội trần hợp giác” hai tay xòe ra đón Phật. Lúc đó Phật tánh trong ta hiển lộ, Đức Phật với lòng từ bi vô lượng sẽ thương cảm đến và gia hộ cho ta được kiết tường như ý và phước đức cũng từ đây sinh khởi.

Trong kinh Nghiệp Báo Sai Biệt có dạy 10 công đức của Lễ Phật:

  1. Tự mình có được sắc thân tươi đẹp nhiệm mầu.
  2. Lời mình nói ra ai nấy đều tin.
  3. Đối với mọi người dù ác độc, mình không sợ hãi.
  4. Chư Phật thường gia hộ phò trì.
  5. Tự mình có đầy đủ oai nghi, được mọi người kính mến.
  6. Mọi người thảy đều muốn làm quen giúp đở.
  7. Chư Thiên đều yêu kính.
  8. Đầy đủ các điều phúc đức, hưởng mọi thanh nhàn.
  9. Khi chết nhận định được vãng sanh.
  10. Tự mình chứng quả vắng lặng Niết Bàn.

Đấy là những công đức và lợi ích của việc lễ Phật theo kinh dạy, còn trong thực tế, khi thực hiện thường xuyên, đúng cách, pháp tu lạy Phật, bản thân của người viết bài này đã trải nghiệm, gặt hái được những điều lợi ích thiết thực như sau:

  • Giúp Thân – Khẩu – Ý được thanh tịnh
  • Giúp cho tinh thần sảng khoái, máu huyết lưu thông, thân thể mạnh khỏe
  • Tật bệnh tiêu trừ, nhất là bệnh “thoái hóa cột sống cổ, lưng và thoát vị đĩa đệm”. Hết “đau thắt lưng” hóa giải được “thấp khớp”. Làm tốt lại “hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết”, “điều hòa huyết áp”… Thế là nghiệp chướng cũng lần hồi được chuyển hóa.
  • Giúp nhiếp được tâm. Khi phải dùng sức chú ý theo dõi từng chữ, từng câu, không cho lộn hàng, lộn chữ. Trong khi lạy, như trong kinh Di giáo Phật đã dạy: “chế tâm nhứt xứ vô sự bất biện” nên sẽ được hanh thông trong mọi việc.
  • Gặp được nhiều may mắn, được nhiều quý nhơn giúp đỡ, nên mọi ước nguyện cao đẹp sẽ được thành tựu.

Bản thân người viết rất nghèo khó. Thế nhưng khi tiến hành lễ lạy theo các Bộ Sám, Tam Thiên Phật, Vạn Phật… đã được quý nhơn tài trợ cho đi hành hương xứ Phật Ấn Độ.

Tiếp tục phát nguyện lạy bộ kinh Pháp Hoa mỗi chữ mỗi lạy, với hơn 60 ngàn chữ, nơi Phật Thành Đạo, chốn thiêng liêng Bồ Đề Đạo Tràng, với “từ trường” gấp 7 lần hơn các nơi khác. Cộng thêm sự phấn chấn và quyết tâm của người viết, mỗi ngày lạy hơn 2 ngàn lạy, nên chỉ trong vòng 35 ngày đã lạy hoàn mãn bộ kinh Pháp Hoa với hơn 60 ngàn lạy, giúp “tội diệt phước sanh” do đó khi về đến Việt Nam liền được bảo lãnh đi định cư ở Úc.

Với sự màu nhiệm nhiều ích lợi ấy, trong thời gian ở Úc người viết đã tiếp tục phát nguyện lạy các bộ sám, Ngũ Bách danh và Vạn Phật, trì lạy Đại Bi Sám Pháp, nên đã vượt qua được nhiều chướng ngại. Chướng ngại lớn nhất đã vượt qua được là chặn đứng được bệnh “bowel cancer” ung thư đường ruột và “chuyển họa thành phước”.

Lại được chính phủ Úc nhiều nhân đạo, chữa trị bệnh, cấp nhà để có được nơi yên tịnh với đầy đủ tiện nghi, hầu tịnh dưỡng. Nay có cuộc sống tự tại, an lạc, bảo lãnh được người thân chăm sóc và cùng nhau tu tập hướng đến con đường giải thoát, giác ngộ. Xin chia sẻ cùng quý độc giả cùng trải nghiệm và tin tưởng, huân tập! – “Thích Viên Thành”.

Nguồn: phatgiao.org.vn!

Bài viết cùng chuyên mục

Niệm Phật phải thực chứng bằng kinh nghiệm của bản thân

Định Tuệ

Lý do Kinh Phật thuyết bắt đầu với bốn chữ Như thị ngã văn

Định Tuệ

Tại sao chúng ta phải tụng Kinh? Ý nghĩa của việc tụng Kinh

Định Tuệ

Kính Phật sẽ được thành Phật – Kinh Bách Duyên

Định Tuệ

Cõi Ta Bà là gì, ở đâu? Tại sao gọi cõi Ta Bà là ngũ trược ác thế?

Định Tuệ

Thế nào là buông xuống?

Định Tuệ

Mục đích của việc đi chùa lễ Phật là gì?

Định Tuệ

Không tin chính mình thì học Phật cũng như không

Định Tuệ

Chỉ cần tham ái một ngọn cỏ thì sẽ đi vào luân hồi trở lại

Định Tuệ

Viết Bình Luận