Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Có nên đọc chú Đại Bi trước khi ngủ, có tội lỗi gì không?

Đọc chú Đại Bi trước khi ngủ có được không? Tùy theo hoàn cảnh, tình trạng sức khỏe, bệnh duyên hành trì tùy nghi, quan trọng chúng ta cần thành tâm.

Cửa Phật có đến tám vạn bốn ngàn pháp môn, một người học Phật dù cố gắng hành trì, tu tập trãi qua hằng hà sa số kiếp cũng không dễ gì có thể lãnh hội hết tất cả nội dung phong phú đó huống là chỉ một đời người. Cho nên, tùy theo căn cơ, duyên nghiệp, một khi đã phát tâm đi vào con đường giải thoát, hành giả hoặc nhờ phước duyên được chư Phật, chư Bồ Tát độ trì dẫn dắt, hoặc do minh sư chỉ bảo, mỗi người cần nên tự chọn cho mình một pháp môn để tu tập. Có rất nhiều pháp môn tu học phổ biến trong đại chúng hiện nay như Tịnh Độ, Mật Tông, Thiền Định…

Như người cùng tử, suốt một đời rong ruổi ngược xuôi, đến khi mang chiếc thân tàn trở về lại ngôi nhà cũ của Cha mình mới khám phá ra viên ngọc vô giá trong chiếc áo rách nát tả tơi theo năm tháng mà ngày xưa người cha vì lòng yêu thương đã khâu vào trước khi đứa con bỏ nhà đi hoang.

Thần chú Đại Bi, chính là viên ngọc vô giá đó và hôm nay, như người cùng tử năm xưa, chúng ta bất ngờ khám phá lại kho tàng không những sẽ làm giàu có, phong phú cho tâm hồn đang khô kiệt của chúng ta, mà còn là chiếc chìa khóa mở cho ta vào cánh cửa thênh thang của đạo quả giác ngộ, vô thượng bồ đề.

Ngài Tuyên Hóa dạy rằng: Người trì kinh, chú sẽ được ba nghiệp thanh tịnh, khi ba nghiệp lắng đọng thì trí huệ sinh (nhân định tức huệ) đồng Phật vãng Tây Phương.

  • Thân ngồi ngay thẳng trước Phật là thân thanh tịnh.
  • Miệng không nói dối, không đùa giỡn là khẩu nghiệp thanh tịnh.
  • Ý không tán loạn, không phan duyên đó là ý nghiệp thanh tịnh.

“Mỗi niệm chân thành mỗi niệm thông
Tịch lặng cảm ứng tịch lặng trong
Cho đến non cao nước cùng tận
Rong chơi pháp giới khắp Tây Đông”

Niệm Kinh Chú mục đích nhiếp phục tam nghiệp hằng thanh tịnh để trừ được ba ác nghiệp thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp:

  1. Thân nghiệp gồm ba: (Không sát sinh, không trộm cướp, không tà dâm)
  2. Khẩu nghiệp có bốn: (Không nói dối, không nói ác khẩu, không nói lưỡi hai chiều, không nói thêu dệt)
  3. Ý nghiệp có ba: Tham, sân, si.

Như vậy niệm Kinh, niệm Chú, niệm Phật cũng đều mục đích như nhau để tam nghiệp hằng thanh tịnh. Khi tâm mình thanh tịnh tức tâm bình, tâm bình tạo ra thế giới bình “tướng tự tâm sanh,” mây tan thì trăng tự nhiên hiển bày tỏa sáng. Khi chúng ta niệm chú một cách nhất tâm thì sẽ đoạn trừ được phiền não.

Kinh chú của Phật, tất cả mọi người có thể trì, nhưng muốn được lợi lạc trong khi tụng Kinh trì Chú người Phật tử cố gắng giữ tam nghiệp thanh, giữ giới dứt các điều ác làm các việc lành mới được công đức tốt đẹp.

Niệm Chú Đại Bi là mình luôn luôn nhớ cái tâm đại từ, đại bi của mình là niệm (Phật tính) trong tứ oai nghi, đi, đứng, nằm, ngồi, đều trong chánh niệm đều nghĩ đến Phật, chúng ta không tạo nghiệp bất thiện như không sát sinh giết người hại vật, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu, không tham, không sân, không si… thì chắc chắn trong cuộc sống của chúng luôn luôn an lạc, không sợ hãi, không gặp chướng ngại (vô ngại).

Có nên đọc chú Đại Bi trước khi ngủ, có tội lỗi gì không?

Có nên đọc chú Đại Bi trước khi ngủ

Khi tìm hiểu Chú Đại Bi, Phật tử đều lĩnh hội một điều đó là để trì tụng sự diệu kỳ linh ứng của Chú này cần giữ tâm đại từ bi, không tạp loạn, vô niệm. Bên cạnh đó, biết cách đúng pháp trì tụng. Tuy nhiên, đời sống mỗi ngày với nhiều bận rộn mà mọi người thường không đủ thời gian trong ngày lý tưởng để trì tụng.

Liệu đọc Chú Đại Bi trước khi ngủ có phải hợp lý? Để giải đáp cho thắc mắc này, thầy Thích Pháp Hòa trong lần giảng pháp cho Phật tử đã chia sẻ đó là trì chú, tụng kinh, niệm Phật giúp giữ tâm mình. Do đó, tùy theo hoàn cảnh, tình trạng sức khỏe, bệnh duyên hành trì tùy nghi. Quan trọng chúng ta cần thành tâm.

Chính vì điều này nên người Phật tử có thể đọc Chú Đại Bi trước khi ngủ. Sao cho thực hành một cách thành kính nhất là được. Để quá trình niệm trì chú thuận lợi, Phật tử cần lưu ý những điều sau:

Giữ cho thân thể tươm tất, vệ sinh sạch sẽ. Tay phải sạch sẽ, súc miệng, đánh răng.

Giữ tâm mình khởi lòng thương xót, đại từ bi với tất cả chúng sinh. Bạn phải luôn giữ giới hạnh, không mưu cầu điều bất thiện, tâm trong sáng.

Nếu có không gian riêng dành cho việc trì tụng, đọc Chú Đại Bi nên rõ ràng, lớn tiếng, rành mạch. Mục đích giúp Phật tử thoát cơn buồn ngủ, tập trung tâm trí toàn bộ vào bài chú một cách tốt nhất.

Trì tụng tốt nhất là trước bàn thờ của Phật Bồ Tát Quan Thế Âm.

Sắp xếp thời gian niệm cố định, thường xuyên thực hành.

Theo tamhuongphat.com/TH!

Bài viết cùng chuyên mục

Phật pháp là linh động hoạt bát, không có pháp nào khô cứng

Định Tuệ

Ý nghĩa chân thật của 6 chữ hồng danh Nam Mô A Di Đà Phật

Định Tuệ

Ngũ nhãn là gì? Đại lược về Ngũ nhãn

Định Tuệ

Niệm Phật như thế nào?

Định Tuệ

Không niệm Phật thì phải trôi lăn trong luân hồi

Định Tuệ

Bát Nhã Ba la mật là gì? Sự hiểu biết siêu nhiên

Định Tuệ

Con người phải vì xã hội, vì chúng sanh, không nên vì bản thân

Định Tuệ

Bát khổ là gì? Chân lý thứ nhất bao quát Tứ diệu đế

Định Tuệ

Tái sanh, Chứng ngộ, Vãng sanh giống và khác nhau như thế nào?

Định Tuệ

Viết Bình Luận