Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Pháp môn khó tin mà quý vị có thể tin, quý vị có thiện căn sâu dày

Pháp môn khó tin mà quý vị có thể tin, từ đó cho thấy thiện căn của quý vị sâu dày đến cỡ nào! Hãy trân trọng nhân duyên!

Chư vị phải biết: Trong Phật pháp rộng lớn, kinh Vãng Sanh khó được nghe nhất. Nói tới “kinh vãng sanh” chính là nói Tịnh Độ Tam Kinh, rất khó nghe thấy.

Kinh Vô Lượng Thọ có nói: Bao nhiêu vị Bồ Tát mong nghe pháp môn này mà chẳng được nghe, cho thấy chẳng dễ gì được nghe pháp môn này. Nghe pháp này xong mà có thể tin tưởng, lại càng chẳng dễ dàng!

Hết thảy chư Phật đều nói pháp môn này là “pháp khó tin”, ai khó tin? Bồ Tát khó tin, Thanh Văn, Duyên Giác khó tin! Pháp khó tin, cớ sao bọn chúng ta có thể tin tưởng?

Nói thật ra, bọn chúng ta may mắn chẳng phải là Bồ Tát, chẳng phải là A La Hán, chẳng phải là Bích Chi Phật! Trong kinh Vô Lượng Thọ, đức Phật cũng đã nói rõ ràng chuyện này.

Chẳng nói rõ ràng, đích xác là chúng ta sẽ rất hoài nghi, vì sao pháp khó tin mà ta có thể tin tưởng? Nguyên lai, đức Phật đã từng dạy: Người nghe pháp môn này mà có thể sanh tâm hoan hỷ, có thể tiếp nhận, có thể y giáo phụng hành, tức là đời đời kiếp kiếp trong vô lượng kiếp quá khứ đã gieo thiện căn, nay trong một đời này, thiện căn ấy chín muồi, chuyện là như vậy đó. Thiện căn sâu dầy, chẳng thể nghĩ bàn!

Nói thật ra, thiện căn sâu dầy ấy, cũng chẳng ai có thể nói ra. Trừ Phật ra, hàng Bồ Tát đều chẳng thể thốt lên lời! Nếu Bồ Tát có thể thốt nên lời, Ngài đã tin tưởng. Bồ Tát nói không được, thì nói cách khác, Ngài chẳng tin.

Kinh đã nêu một trường hợp: Vương tử A Xà Thế và năm trăm vị trưởng giả, trong đời quá khứ từng cúng dường bốn trăm ức Phật. Họ nghe pháp môn này, sanh tâm hoan hỷ, nhưng hoàn toàn chẳng phát tâm cầu sanh Tịnh Độ. Trong đời quá khứ từng cúng dường bốn trăm ức Phật, thế mà ý niệm vãng sanh Tịnh Độ chẳng dấy lên được!

Nay chúng ta nghe pháp môn này, mong vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới, thiện căn đã gieo trong đời quá khứ của chúng ta chắc chắn vượt trỗi vương tử A Xà Thế.

Quý vị chẳng có thiện căn sâu dầy ngần ấy, làm sao có thể tin tưởng cho được? “Sở vị văn kinh” (Kinh chưa được nghe) chính là nói đến kinh này, chưa hề nghe nói!

Các vị Bồ Tát, A La Hán, Bích Chi Phật chưa hề nghe nói tới! Nghe kinh này, họ hoài nghi: Lẽ nào có chuyện thành Phật dễ dàng dường ấy? Nói cách khác, ở ngay trước mặt mà họ bỏ lỡ!

Đó là nói: Tuy được nghe, nhưng thiện căn và phước đức chẳng đủ. “Được nghe” là nhân duyên. Kinh A Di Đà dạy chúng ta: “Chẳng thể do chút thiện căn, phước đức, nhân duyên mà được sanh về cõi ấy”.

Các vị Bồ Tát, La Hán, Bích Chi Phật ấy có nhân duyên, nhưng thiện căn và phước đức của chính họ chẳng đủ, nghe xong bèn hoài nghi, chẳng tin tưởng, đáng tiếc quá! Lỡ làng!

Ở đây, đức Phật nhắc nhở chúng ta, “sở vị văn kinh, văn chi vô nghi” (đối với kinh chưa được nghe, hễ nghe bèn chẳng nghi). Người ấy bèn được thọ dụng!

Chủ giảng Hòa Thượng Tịnh Không!

Bài viết cùng chuyên mục

Học Phật chớ nên có tâm ngạo mạn

Định Tuệ

10 Đại Nguyện Vương của Phổ Hiền Bồ Tát – Nguyện thứ ba: Quảng tu cúng dường

Định Tuệ

Mục đích cuối cùng của sự giáo hóa của Phật A Di Đà

Định Tuệ

Phật là cái sống tự nhiên chơn thật tuyệt đối

Định Tuệ

Bảo Tạng Thiên Nữ Đà La Ni – Cầu Tài Chú

Định Tuệ

Vì sao chính mình học Phật lại dẫn đến sự phản đối của cha mẹ?

Định Tuệ

Thế nào gọi là ác, thế nào gọi là thiện?

Định Tuệ

Lợi ích của sự niệm Phật – Phương pháp hành trì

Định Tuệ

Bất cứ tai nạn gì sắp đến, người có phước quyết định không khiếp sợ

Định Tuệ

Viết Bình Luận