Tâm Hướng Phật
Sống An Vui

Chẳng tranh với người, chẳng cầu nơi đời

Vô tranh vô cầu là buông xuống hết thảy, hết thảy đều không chấp trước, niệm Phật vãng sanh không còn chướng ngại.

Thông thường mỗi khi có tranh chấp, nhất định là do chấp trước thành kiến của mình, tự cho mình là đúng. Nếu hai người đều cho là mình đúng nên mới có sự tranh chấp, nếu anh ấy cho là đúng, tôi không tự nghĩ mình là đúng, sẽ không có chuyện gì xảy ra.

Họ tranh còn tôi nhường, tranh cãi chẳng còn dấy lên. Đánh nhau thì phải do hai người đánh đấm, nếu một người đánh, một người nhường, chẳng còn đánh nhau nữa!

Mắng chửi cũng vậy, hai người chửi mắng nhau thì mới ầm ĩ, một người mắng, một người nhịn thì người kia không thể tiếp tục chửi mắng nữa.

Từ đây cho thấy, hai người đánh lộn hoặc chửi mắng nhau, chứng tỏ hai người ngang hàng; nếu một người cao, một người thấp sẽ chẳng thể cãi nhau được. Người ở trình độ cao hơn sẽ nhường, sẽ không tranh cãi nữa. Chỗ này chúng ta phải học hỏi, hễ học được thì trong đời này sẽ có nhiều hạnh phúc.

Khi chúng ta muốn cùng người khác cãi vã, tự mình phải sanh lòng hổ thẹn. Vì sao? “Tôi cũng giống như họ vậy”, không giống nhau thì làm sao cãi vã cho được!

Vì thế, đừng cho mình là đúng, đừng nghĩ rằng mình rất tài giỏi, chớ nghĩ mình là thông minh nhất, nếu nghĩ như vậy sẽ dẫn đến thị phi, sẽ dính vào nhiều việc phiền phức.

Giống như trong xã hội hiện thời thường nói, chúng ta phải giữ lấy mình, như vậy mới là tốt! Chớ nên tranh cãi với kẻ khác.

Nhất là khi học Phật, khởi sự từ đâu? “Chẳng tranh với người, chẳng cầu nơi đời”.
Vô tranh vô cầu là buông xuống hết thảy, hết thảy đều không chấp trước, niệm Phật vãng sanh không còn chướng ngại.

Niệm Phật không thể vãng sanh là vì chúng ta vẫn còn có tranh giành, chúng ta vẫn còn đòi hỏi, còn tranh còn cầu thì chính mình chịu thiệt thòi, thiệt thòi quá lớn!

Không thể vãng sanh thì, vẫn phải tiếp tục trôi lăn trong lục đạo luân hồi, vậy thì phiền phức to lớn hay không? Thiệt thòi quá to lớn, vì thế, trước hết phải học “vô tránh” (không tranh).

Một đệ tử đức Phật là tôn giả Tu Bồ Đề đối với hết thảy người, sự, vật đều chẳng tranh giành, đức Phật Thích Ca Mâu Ni thường khen ngợi Ngài, Ngài đã đắc Vô Tránh Tam Muội. Thế Tôn tán thán Ngài, biểu dương Ngài là khuôn mẫu, dạy chúng ta nên học theo Ngài, dụng ý là ở chỗ này.

“Chúng ta buông xuống một phần sẽ thấu hiểu một phần; chúng ta buông xuống hai phần sẽ thấu hiểu hai phần; buông xuống càng nhiều, thấu hiểu càng nhiều hơn nữa.”

Hòa Thượng Tịnh Không!

Bài viết cùng chuyên mục

Tâm kiêu mạn là gì? Làm thế nào để dẹp tan lòng kiêu mạn?

Định Tuệ

Làm người phải biết tiếc phước, đừng nên hoang phí

Định Tuệ

Muốn thành công trước hết phải biết ơn cha mẹ

Định Tuệ

Chỉ có cảnh giới của Phật A Di Đà là nơi an lành vĩnh viễn

Định Tuệ

Người niệm Phật gặp người phỉ báng Phật chỉ nên chắp tay mỉm cười

Định Tuệ

Con người cả đời tranh giành nhau rốt cuộc vì điều gì?

Định Tuệ

Cạm bẫy thiên nhiên – Những sự bất toàn, không có hoàn hảo

Định Tuệ

Vật ngoài thân càng nhiều, gánh nặng của bạn càng nặng

Định Tuệ

Nghe theo lời Phật dạy để hạnh phúc hơn mỗi ngày

Định Tuệ

Viết Bình Luận