Tâm Hướng Phật
Sống An Vui

Còn đi trong sinh tử còn cần phước đức

Không ai mà không sợ thiếu phước đức. Thiếu phước đức là mất cơ hội gặp người hiền, đất lành, sinh ra gặp đời tất thảy mọi việc lận đận lao đao…

Không ai mà không sợ thiếu phước đức. Thiếu phước đức là mất cơ hội gặp người hiền, đất lành, sinh ra gặp đời tất thảy mọi việc lận đận lao đao, thì tâm ý đâu mà học được Phật pháp, cơ hội đâu mà sống đời an lành. Vậy nên mỗi ngày, nguyện làm cho được một điều phước thiện.

Việc gì mà làm mình bỏ bớt được chút tham, thêm được chút rộng lượng, bỏ được chút sân hận, thêm được chút từ bi, bỏ được chút ngu si, thêm được phần nhìn rõ sự thật, và có thể làm cho một ai đó giữa đời này được an lành, dù trong thoáng chốc, thì đều thành việc thiện cả. Dù là một việc lành, hay lời nói lành, hay một ý nghĩ lành, cũng nguyện làm mỗi ngày.

Mong đời này, đời sau, có còn sinh tử, thì mong phước che chở, như dù che mưa. Trừ khi nào lòng nguội lạnh như băng, một đời giải quyết cả sinh lẫn tử thì thôi chẳng có bận lòng với phước nhân thiên.

Chớ giờ biết đời này chưa thể xong, sợ muôn kiếp mà không đủ phước, thì sanh tử nhọc nhằn, cơ hội gặp Phật học pháp lại càng khó khăn.

“Nếu người làm điều thiện,
Nên tiếp tục làm thêm.
Hãy ước muốn điều thiện,
Chứa thiện, được an vui!”
(Kinh Pháp Cú 118)

– ST
( Sư Cô Đức Tâm)
nguồn: FB Huyen Nguyen, sưu tầm

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

Xin thường niệm A DI ĐÀ PHẬT, nguyện cầu sanh về cõi Tây Phương Cực Lạc
Phật pháp không có BẢN QUYỀN
HOAN NGHÊNH CHIA SẺ, TUYÊN LƯU PHẬT PHÁP
Chia sẻ Pháp là cách cúng dường tối thượng

Bài viết cùng chuyên mục

Tu hành là tu sữa hành vi, lời nói, ý nghĩ của chính mình

Định Tuệ

Khi nào là Phật?

Định Tuệ

Học Phật là học cái gì?

Định Tuệ

Không dùng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học cho vườn rau

Định Tuệ

Một người có thể sống vững vàng không phải học lực mà là đức hạnh

Định Tuệ

Thai nhi nhắc tụng Kinh Địa Tạng để siêu thoát

Định Tuệ

Làm người phải biết tiếc phước, đừng nên hoang phí

Định Tuệ

Tâm từ bi là cội nguồn của hạnh phúc

Định Tuệ

Đạo giáo của Như Lai lấy hiếu làm gốc

Định Tuệ

Viết Bình Luận