Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Cách niệm Phật đạt đến Nhất Tâm Bất Loạn

Niệm cho rõ ràng, nhớ cho phân minh, nghe cho rành rẽ thì Vọng Niệm không chỗ chen chân, lâu ngày sẽ tự được “Nhất Tâm Bất Loạn”.

Nếu Niệm Phật tâm khó “Quy Nhất” thì nên “Nhiếp Tâm” niệm khẩn thiết, tâm sẽ tự có thể Quy Nhất. Tâm chẳng “Chí Thành”, muốn Nhiếp Tâm cũng chẳng được.

Nếu đã Chí Thành, nhưng vẫn chưa “Thuần Nhất” thì hãy nên lắng “Tai” nghe kỹ, chẳng luận là niệm ra tiếng hay niệm thầm, mỗi niệm đều phải từ tâm khởi, tiếng từ miệng thoát ra, âm thanh lọt vào tai, khi niệm thầm miệng chẳng động, nhưng trong ấy vẫn có thanh tướng.

“Tâm và Miệng” niệm rõ ràng, tách bạch, “Tai Nghe” rõ ràng phân minh, nhiếp tâm như thế Vọng Niệm sẽ tự dứt.

Nếu sóng Vọng Tưởng vẫn còn trào dâng thì dùng ngay pháp “Thập Niệm Ký Số”. Dốc toàn bộ sức lực của tự tâm đặt vào mỗi câu Niệm Phật thì Vọng Tưởng muốn khởi cũng chẳng đủ sức.

Điều Pháp Nhiếp Tâm Niệm Phật rốt ráo này, các vị hoằng dương Tịnh Độ trước kia chưa nhắc đến vì căn tánh người thời ấy không còn Danh Lợi ,chẳng cần phải làm vậy vẫn có thể Quy Nhất, Ấn Quang tôi vì tâm khó chế phục, mới biết cách này mầu nhiệm. Càng thực hành càng thấy hiệu nghiệm, chứ chẳng phải tự tiện nói mò.

Xin chia sẽ cùng những người “Độn Căn” trong khắp thiên hạ đời sau, ngõ hầu vạn người tu vạn người về.

Pháp Thập Niệm Ký Số vừa nhắc đến đó như sau:

Trong khi Niệm Phật, từ “Một” câu, đến “mười” câu, phải niệm cho phân minh, nhớ số cho phân minh. Niệm hết “Mười” câu, lại niệm từ “một” câu, đến “mười” câu, chẳng được niệm “hai mươi, ba mươi” câu. Niệm câu nào nhớ câu nấy, chẳng được lần chuỗi, chỉ dựa vào tâm để nhớ, nếu thấy khó nhớ cả mười câu thì chia ra làm hai hơi.

1 – Từ câu thứ nhất đến câu thứ năm. 1 đến 5.
2 – Từ câu thứ sáu đến câu thứ mười. 6 đến 10.

– Nếu vẫn chưa được, hãy niệm thành ba hơi:

1 – Từ câu thứ nhất đến câu thứ ba. 1 đến 3.
2 – Từ câu thứ tư đến câu thứ. 4 đến 6.
3 – Từ câu thứ bảy đến câu thứ mười. 7 đến 10.

Niệm cho rõ ràng, nhớ cho phân minh, nghe cho rành rẽ thì Vọng Niệm không chỗ chen chân, lâu ngày sẽ tự được “Nhất Tâm Bất Loạn”.

Đức Đại Thế Chí nói: Nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối, đắc Tam Ma Địa, ấy là bậc nhất.

Kẻ lợi căn chẳng cần bàn đến, còn như bọn “Độn Căn” bỏ đi cách “Thập Niệm Ký Số” này
lại mong “nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối” thật khó khăn lắm thay!

Ấn Quang Đại Sư!

Bài viết cùng chuyên mục

Tác ý là gì? Những tác ý cần biết khi làm việc phước thiện

Định Tuệ

Vì sao hiện tại xã hội động loạn, lòng người bất an như vậy?

Định Tuệ

Thờ cúng Địa Tạng Bồ Tát có công đức lợi ích gì?

Định Tuệ

Phật tử đi chùa như thế nào mới đúng?

Định Tuệ

Người niệm Phật là người có phước

Định Tuệ

Vì sao Đức Phật lại chọn Đản sinh ở nơi rừng cây?

Định Tuệ

Miệng thường niệm câu Phật hiệu, sẽ có hai tác dụng

Định Tuệ

Phổ đẳng tam muội là gì?

Định Tuệ

Duy tâm Tịnh Độ, tự tánh Di Đà

Định Tuệ

Viết Bình Luận