Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Căn bản của cứu cánh quả Phật đều ở Thập thiện nghiệp

Căn bản của cứu cánh quả Phật đều ở Thập thiện nghiệp. Gốc của Thập thiện nghiệp là Cảm Ứng Thiên và Đệ Tử Quy. Quý vị có thể không nỗ lực để học chăng?

Ngày nay nói đến kinh nghiệm, đây là kinh nghiệm nhiều năm của tôi, cảm nhận được một cách sâu sắc. Giới luật phải học từ Đệ Tử Quy, phải học từ Cảm Ứng Thiên.

Từ trong Đệ Tử Quy học luân lý đạo đức, từ trong Cảm Ứng Thiên học nhân quả. Sức mạnh của nhân quả, lớn mạnh hơn nhiều so với sức mạnh của Đệ Tử Quy.

Đệ Tử Quy ba phần sức mạnh, Cảm Ứng Thiên có bảy phần sức mạnh. Con người mặc dù học rất tốt luân lý đạo đức, nhưng vẫn động tâm trước địa vị danh lợi, vẫn là biết mà cứ phạm.

Vì sao vậy? Vì không vượt qua được sự cám dỗ của danh lợi, điều này trong lịch sử rất nhiều, không phải họ không hiểu. Nhưng người hiểu nhân quả họ không dám, vì sao vậy?

Người biết nhân quả, họ sẽ nghĩ đến tương lai như thế nào? Bây giờ ta có được địa vị, có được của cải này, không phải là thủ đoạn chính đáng, được rồi tương lai cũng phải trả, giết người phải đền mạng.

Chưa nghe nói giết người, nói cho chư vị biết, nạo thai chính là giết người, có cần đền mạng chăng, quý vị có dám chăng? Không dám! Quý vị nợ mạng nợ tiền người khác, đều là việc phiền phức, oan oan tương báo không bao giờ dứt, quý vị dám chăng?

Bởi vậy một ý niệm bất thiện làm tổn thương chúng sanh, trên thực tế là tổn thương chính mình, gọi là lực phản kháng. Quý vị đánh ra nó lại dội ngược về mình, rất nhanh. Cho nên nhân quả có bảy phần sức mạnh câu thúc con người, Đệ Tử Quy chỉ có ba phần sức mạnh.

Phật pháp đến viên mãn, giới luật sơ học của Phật pháp rất đơn giản, chỉ mười điều, Thập Thiện Nghiệp: Không sát sanh, không trộm cắp, không tà hạnh, không vọng ngữ, không lưỡng thiệt, không ác khẩu, không ỷ ngữ, không tham, không sân, không si.

Nhưng nếu không có hai nền tảng của Nho và Đạo giáo, ta không thực hành được Thập Thiện Nghiệp. Có nền tảng luân lý, đạo đức, nhân quả, nền tảng sâu dày sẽ thực hành được thập thiện.

Cho nên Thập Thiện Nghiệp Đạo gọi là pháp nhân thiên, đời sau không mất thân người, tu thật tốt đời sau được sanh lên cõi trời, đây là tiêu chuẩn của pháp nhân thiên. Lên cao hơn nữa là Thanh văn bồ đề, Duyên giác bồ đề, đây là tứ thánh pháp giới. Tiếp tục lên nữa là vô thượng bồ đề.

Căn bản của cứu cánh quả Phật đều ở Thập thiện nghiệp. Gốc của Thập thiện nghiệp là Cảm Ứng Thiên và Đệ Tử Quy. Quý vị có thể không nỗ lực để học chăng? Không tinh tấn học không được.

Tuổi tác đã lớn, bây giờ khi tuổi tác đã lớn, chúng ta phải dùng một giáp làm tiêu chuẩn. Trên 60 tuổi, nhất tâm chuyên niệm Phật A Di Đà. Chưa học Đệ Tử Quy không sao, chưa học Cảm Ứng Thiên cũng không sao, hãy giữ vững Thập Thiện Nghiệp Đạo, niệm niệm không quên, vĩnh viễn không bỏ một câu A Di Đà Phật.

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa – Tập 160
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
Chuyển ngữ: Hạnh Chơn
Biên tập: Bình Minh

Bài viết cùng chuyên mục

Mục đích cuối cùng của sự giáo hóa của Phật A Di Đà

Định Tuệ

Có bốn hạng người ở đời là những hạng người nào?

Định Tuệ

Nghiệp chướng là gì? Làm thế nào để tiêu trừ nghiệp chướng?

Định Tuệ

Niệm Phật thế nào để bảo đảm Vãng Sanh?

Định Tuệ

Người niệm Phật lúc lâm chung được vãng sanh hay không?

Định Tuệ

Tu hành để thành Phật

Định Tuệ

Phong thủy tốt hay xấu là do chính bạn

Định Tuệ

Nghiệp chướng là gì? Tiêu giải nghiệp chướng theo lời Phật dạy

Định Tuệ

Niệm Phật đúng Pháp – Cách đối trị các bệnh khi niệm Phật

Định Tuệ

Viết Bình Luận