Ðọc Kinh Đại Tập Hội Chánh Pháp, chúng ta gặt hái được cho mình một kho tàng công đức đồ sộ, trực tiếp và tinh tấn góp phần bảo vệ chánh pháp.
Kinh Đại Tập Hội Chánh Pháp đã từng là một trong những bộ kinh phổ biến nhất. Vào những năm 1930, các nhà khảo cổ đào ở phía Bắc Pakistan thuộc địa của Anh quốc, tìm được cả một kho kinh điển Phật giáo của thế kỷ thứ 5 sau công nguyên, xưa hơn những gì kiếm ra trong các cuộc khảo cổ trước đây rất nhiều.
Trong số những bộ kinh tìm thấy, Kinh Đại Tập được ghi chép nhiều nhất, hơn cả Kinh Pháp Hoa hay Kim Cương hay những bộ kinh thuộc hệ Bát Nhã hiện nay đang phổ biến.
Kinh Đại Tập vào thời phôi thai của Phật giáo Ðại thừa đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, còn nguyên bản tiếng Phạn thì thất lạc. Phải đợi đến đợt khám phá cổ học vào thập niên 1930, nguyên văn Phạn tự mới được tìm thấy.
Kinh Đại Tập Hội Chánh Pháp này khó tin khó hiểu, do nhiều Đức Phật thuyết, ở nhiều thế giới khác nhau.
Đức Phật dạy: “Nếu có chúng sinh nào được nghe kinh Đại Tập Hội Chánh Pháp này sẽ được sống lâu tám vạn bốn ngàn kiếp. Nếu ai được nghe Chánh Pháp này, khởi dậy lòng tin thanh tịnh, cung kính tôn trọng, thì người ấy chín mươi lăm kiếp được Túc mạng trí, sáu vạn kiếp làm Chuyển luân vương, lúc mạng chung thời có chín mươi lăm ức Đức Phật hiện ra trước mắt, an ủi người đó, thọ ký cho, mỗi lần sanh đều được sanh vào cõi Phật”.
Bộ kinh này có khả năng tác động mạnh mẽ lên tâm thức. Người đọc tụng có thể thấy được rất rõ tấm lòng từ bi vô hạn của Phật đối với chúng sinh.
Phật nói kinh này để giúp chúng sinh mau chóng thành tựu viên mãn Vô Thượng Bồ Ðề. Ðồng thời, nhiều đoạn dài trong kinh là lời Phật nói, nên khi đọc cũng là mang giọng nói của mình làm sống lại tiếng lời của Phật trong thế giới hôm nay.
Ðọc Kinh Đại Tập, không những chúng ta gặt hái được cho mình một kho tàng công đức đồ sộ, mà còn trực tiếp và tinh tấn góp phần bảo vệ chánh pháp.
Mời quý bạn đọc Kinh Đại Tập Hội Chánh Pháp Sanghata tại file PDF dưới đây.
[pvfw-embed viewer_id=”2140″ width=”100%” height=”600″ iframe_title=”Tâm Hướng Phật” zoom=”auto” pagemode=”none”]