Tâm Hướng Phật
Nhân Quả

Cách chuyển hóa một nghiệp xấu như thế nào?

Mọi người hãy cố gắng tu, cố gắng làm phước đền bù với phần tội mà chúng ta đã từng gây tạo trong hiện tại cũng như quá khứ, để khi nghiệp quả xấu xảy đến chúng ta có trả cũng trả một cách nhẹ nhàng hơn.

1. Cách chuyển hóa một nghiệp xấu

Trong Kinh A Hàm, Đức Phật có dạy thí dụ như sau:

“Nếu người phải bị nuốt một nắm muối sẽ rất khó khăn. Tuy nhiên nếu đem cho nắm muối đó vào một tô nước nhỏ rồi uống, thì sẽ dễ dàng hơn việc nuốt muối khan như ban đầu. Và nếu cho nắm muối đó vào một lu nước rồi uống thì sẽ còn dễ chịu hơn chút nữa. Cuối cùng nếu bỏ nắm muối vào hồ nước lớn rồi uống vào thì chuyện sẽ không còn là vấn đề.

“Nắm muối ở đây tượng trưng cho các ác nghiệp mà con người đã gây tạo, bây giờ phải lãnh quả báo khổ đau, không sao tránh khỏi. Chỉ có phước báo có ít hay nhiều, tượng trưng tô nước, lu nước hay hồ nước, có thể giúp con người vượt qua khổ đau mà thôi. Ví dụ : Cùng là 2 đứa trẻ bị tật nguyền, nhưng một em thì sinh vào nhà giàu, có kẻ hầu người hạ, đầy đủ tiện nghi, cha mẹ thương yêu hết lòng, bản thân chỉ bị tật thôi, ngoài ra không thiếu một thứ gì. Còn một em thì lại sinh ra trong gia đình nghèo khó, cha mẹ nuôi không nổi, bữa đói bữa no, dần dà rồi cũng đẩy vào viện mồ côi, cuộc sống thiếu thốn đủ điều.

Qua đó ta thấy rằng 1 người trả quả báo khi phước đang còn. Còn 1 người trả quả báo khi khi phước không còn, thê thảm vô cùng.Khi chúng ta đang có phước thì nghiệp sẽ chưa trổ quả, nhưng khi phước đã cạn thì ác nghiệp chúng sẽ kéo đến ngay, gây đau khổ cho bản thân này.

Biết được điều đó mọi người hãy cố gắng tu, cố gắng làm phước đền bù với phần tội mà chúng ta đã từng gây tạo trong hiện tại cũng như quá khứ, để khi nghiệp quả xấu xảy đến chúng ta có trả cũng trả một cách nhẹ nhàng hơn.

2. Phương pháp tịnh hóa Nghiệp

Làm thế nào để tịnh hóa những hạt giống nghiệp không để chúng chín mùi và trổ quả? Chúng ta có thể tịnh hóa những nghiệp bất thiện bằng cách thực hành và sử dụng bốn năng lực đối trị:

  1. Cảm thấy hối hận, ăn năn về những hành động bất thiện đã tạo
  2. Đặt niềm tin vào sự giúp đỡ của những đối tượng quy y như Phật, Pháp và Tăng
  3. Thực hành thiện nghiệp để cân bằng ác nghiệp
  4. Quyết tâm không tái phạm.

Chúng ta nên thực hành các phương pháp tịnh hóa hàng ngày trước khi đi ngủ để tịnh hóa tất cả những hành động bất thiện đã tạo trong ngày. Tuy nhiên, chúng ta có thể tịnh hóa tất cả ác nghiệp chúng ta đã tạo ra từ nhiều ngày, nhiều tháng, nhiều năm trước đó, trong thời thơ ấu, thậm chí là nhiều đời trước – không bao giờ là muộn cả.

Những hạt giống nghiệp tốt có thể bị tiêu hủy khi bạn nổi tâm sân giận hay có những quan điểm tà kiến, ví dụ không tin quy luật nhân quả, không tin vào khả năng đạt được giác ngộ nơi mỗi người. Chính vì vậy, bạn phải trưởng dưỡng trí tuệ và sự giác tỉnh để luôn canh phòng tâm chúng ta không rơi vào những thái độ và trạng thái tiêu cực như vậy. Dù thật khó tránh khỏi các xúc tình phiền não, đặc biệt là sân giận, chúng ta có thể loại bỏ những bất thiện nghiệp trong hiện tại và quá khứ bằng cách thực hành các phương pháp tịnh hóa (như tụng kinh Lương Hoàng Sám, sám hồng danh 35 vị Phật hay trì tụng chân ngôn Đức Phật Kim Cương Tát Đỏa Vajrasattva), và bảo vệ những nghiệp tốt đã tạo bằng cách hồi hướng công đức đến sự giác ngộ của tất cả chúng sinh.

Có rất nhiều phương pháp để điều trị bệnh tật như là uống thuốc, điều trị vật lý trị liệu, thay đổi chế độ ăn, thay đổi cách sống và cách làm việc. Tương tự như vậy, có nhiều phương pháp để tịnh hóa nghiệp. Hãy nhớ rằng nghiệp không phải là định mệnh, không thể thay đổi được, không có bất thiện nghiệp nào mà không thể tịnh hóa được.

Nếu thực hành quán chiếu về nghiệp trong đời sống hàng ngày, bạn có thể phát triển nhận thức rằng mình chính là chủ nhân của nghiệp và sẽ có trách nhiệm với những hành động của mình. Nhờ đó, bạn sẽ có thái độ sống đúng đắn, biết chấp nhận những điều bất như ý và tri ân những điều may mắn trong cuộc sống. Hiểu biết sâu sắc về nghiệp cũng giúp bạn thận trọng, cân nhắc trong từng hành động tạo tác để tránh xa các bất thiện nghiệp và phát triển các nhân của hạnh phúc và giải thoát. Điều này chắc chắn sẽ đem đến cho bạn những trải nghiệm an lạc trong hiện tại và tương lai.

Với cái nhìn hiểu biết về Nghiệp, bạn thấy rằng đời người thật quý giá bởi đó là cơ hội cho bạn tích lũy vô lượng công đức và tịnh trừ vô số ác nghiệp, là nơi duy nhất cho phép bạn tự do quyết định tính chất hạnh phúc hay đau khổ cho đời sống hiện tại cũng như tương lai của mình. Do đó hãy sử dụng thân người của bạn một cách hiệu quả nhất, tránh xa những dục vọng ảo tưởng thế gian, hãy dấn thân và nỗ lực tinh tấn thực hành hướng đến sự giác ngộ giải thoát!

Nguồn: Phatgiao.org.vn!

Bài viết cùng chuyên mục

Sỉ nhục người chỗ nào, quả báo bị đúng chỗ đó

Định Tuệ

Lời nói gió bay nhưng nghiệp thì không bay

Định Tuệ

Sức mạnh của đồng tiền – Tu hành không dễ

Định Tuệ

Nghịch duyên giữa cha mẹ và con cái

Định Tuệ

Khỏi mụn nhọt lâu năm ở chân nhờ phóng sinh một con lươn

Định Tuệ

Đám tang chó – Báo ứng hiện đời tập 2

Định Tuệ

Sức mạnh của sám hối – Trích Báo ứng hiện đời tập 4

Định Tuệ

Làm thế nào để phân biệt đúng sai, chánh kiến tà kiến?

Định Tuệ

Ngựa được chuyển sinh làm người nhờ nghe Kinh Pháp Hoa

Định Tuệ

Viết Bình Luận