Trong kiếp người, hoàng hậu là một bà góa nghèo, hàng ngày đi nhặt từng hạt cơm do người vứt bỏ dưới đất mang về rửa sạch mà ăn.
Trong “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên” có ghi:
“Vô cớ cắt may quần áo làm hoang phí vải vóc, vô cớ sát hại loại vật để làm ngon miệng mình, vứt bừa làm hoang phí ngũ cốc, bắt người lao dịch cho mình mà không thương.”
Làm người phải biết tiếc Phúc, quần áo là để che thân, mặc rách thì may mới, mặc cũ thì có thể đem tặng cho dân nghèo, đó là một phương pháp tích phúc.
Người xưa chỉ có hội hè đình đám mới giết vật để tế Thần, nay thấy nhiều người giàu cũng không biết tiếc Phúc, ngày đêm tiệc tùng đãi khách, đem thức ăn dư thừa mang đi đổ, kiếp sau dễ lạc vòng Ngạ Quỷ đạo.
Ngược lại, người sống cần kiệm không chỉ là bớt tổn phước, mà sẽ tăng thêm rất nhiều phước báo.
Thời nhà Đường, vua Lương Võ Đế hỏi Thiền sư Chí Công – là bậc cao tăng đã khai mở túc mạng thông:
-Phu nhân của trẫm kiếp trước có phúc đức gì mà kiếp này được làm hoàng hậu, cùng trẫm hưởng cảnh phú quý?
Thiền sư đáp:
– Hoàng hậu trong ba kiếp trước là một con giun, bị Hòa Thượng Cao Phong sơ ý, khi quốc đất trồng hoa quốc chết. Hòa Thượng niệm chú Vãng Sanh cho con giun nên giun được đầu thai làm kiếp người.
Trong kiếp người, hoàng hậu là một bà góa nghèo, hàng ngày đi nhặt từng hạt cơm do người vứt bỏ dưới đất mang về rửa sạch mà ăn. Thiên – Thần thấy người nghèo mà còn biết tiếc Phúc bèn tâu Đức Ngọc Đế hay, cho nên hoàng hậu kiếp này được hưởng cảnh phú quý đấy.
Nguồn: FB Quang Tử!