Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Chùa Phật là cơ cấu giáo dục để giáo dục giáo hóa chúng sanh

Chùa Phật là cơ cấu giáo dục để giáo dục giáo hóa chúng sanh. Chúng ta cần phải nhận thức rõ ràng, nếu bỏ việc tu học, bỏ việc dạy học, thì chính là quên đi gốc rồi. Cho nên không được tán thán.

Lão Pháp sư từ bi, vì chúng ta mà nêu lên những ví dụ này để nói rõ. Ngài nói: Hiện nay Phật giáo ở Đài Loan, làm rất nhiều sự nghiệp từ thiện cứu trợ, rất rộng lớn. Lão Pháp sư nói rằng trong quá trình ngài giảng Kinh: trước giờ chưa từng tán thán điều này.

Khi đó tôi nghe điều này, xem thấy điều này, thì tôi có thắc mắc, sao lại như vậy? Làm công tác từ thiện chẳng phải là điều tốt sao? Vì sao không tán thán?

Sư phụ giải thích như sau: Ngài nói sự nghiệp từ thiện tuy là thiện pháp, nhưng vì sao tôi không tán thán? Bởi đó là thiện pháp của thế gian, không phải Phật pháp Đại thừa. Ở đây ngài nói thiện pháp này là thiện pháp của thế gian, không phải thiện pháp của Đại Thừa.

Nói rằng: nếu chúng ta đối với thiện pháp của thế gian càng tán thán, nói cách khác, có thể sẽ làm mọi người hiểu nhầm: đấy là Phật pháp. Lão Pháp sư trả lời như vậy.

Ngài nói: Nếu là như vậy, thì cũng là dẫn dắt chúng sanh sai đường, đây là sai lầm lớn. Ví như trường học thì có các cấp Tiểu học, Trung học, Đại học, sự nghiệp của trường học là gì? Là dạy học. Nếu dạy học có thành tích, thì chúng ta nên tán thán, nếu trường học thỉnh thoảng làm công tác từ thiện cứu trợ xã hội một lần, thì cũng đáng được chúng ta tán thán. Tuy nhiên nếu với tư cách một trường học, mà xao lãng việc dạy học, thầy cô không dạy học, học sinh không học tập, mỗi ngày ra xã hội làm công tác từ thiện, quý vị nghĩ xem chúng ta có nên tán thán hay không? Bởi vì họ bỏ đi bổn phận và sự nghiệp của chính mình. Việc này chúng ta không được tán thán, tán thán nhất định cần phải tương ưng với Tánh đức.

Bổn phận của Phật pháp là gì? Là gia nghiệp của Như Lai, gia nghiệp của Như Lai là hoằng pháp lợi sanh, phổ độ chúng sanh, giúp đỡ tất cả chúng sanh phá mê khai ngộ. Nếu lìa khỏi điều này, thì lão Pháp sư gọi đó là “không làm chánh nghiệp”.

Lý niệm này, chư vị đồng tu hiểu được hay không? Tiếp nhận được hay không? Chúng ta khi nào nên lễ kính, khi nào nên tán thán, lão Pháp sư đã nêu ra ví dụ rõ ràng cho chúng ta rồi. Chúng ta phải chăng nên nghe cho hiểu.

Ví dụ như: Chùa viện và am đường trước đây đều là cơ cấu giáo dục của Phật pháp. Chúng ta xem trong Đại Kinh thấy được: chùa Phật mỗi ngày đều có hai thời giảng Kinh, hai thời tu hành. Hai thời ấy, chúng ta hiện nay nói là 8 giờ đồng hồ. Hai thời chính là 8 giờ hiện nay.

Quý vị nghĩ xem: trong chùa có 8 giờ giảng Kinh, 8 giờ tu hành. Tu hành cũng không ngoài hai loại lớn: một là tham thiền, hai là niệm Phật, đó là tu hành. Những người niệm Phật, mỗi ngày ở trong niệm Phật đường niệm Phật 8 giờ. Ở phòng giảng Kinh nghe giảng 8 giờ, còn lại tám giờ để nghỉ ngơi, 8 lần 3 là 24 giờ.

24 giờ được chia ra như thế, thế nên người tu hành thời đó không có thời gian để khởi vọng niệm. Cho nên Đạo Tràng của Phật giáo là tự viện. Tự viện là cơ cấu giáo dục.

Chúng ta xem tình hình hiện nay: chùa chiền đã trở thành điểm tham quan du lịch rồi. Có phải như vậy không? Cho nên đã đánh mất bổn lai diện mục của cơ cấu giáo dục rồi.

Lão Pháp sư nói với chúng ta: chùa và miếu không giống nhau. Miếu là gì? Là nơi cúng tế quỷ thần. Chúng ta hiện nay hoàn toàn đem chùa và miếu nhập lại làm một, chùa cũng là miếu, miếu cũng là chùa.

Hiện nay những nơi được gọi là chùa không còn nhiều nữa. Tấm biển đề ghi là chùa gì đó, nhưng mọi người đều nói: đến miếu lớn, đến miếu lớn nào đó, đều nói như vậy.

Rất nhiều nơi đem việc cúng tế quỷ thần của miếu, cũng trộn chung vào chùa, đây là một cách làm sai lầm, đó vốn là nơi giao lưu với quỷ thần, hiện nay chùa và miếu đều bị nhầm lẫn là một, đây cũng là điều bi ai nữa của Phật giáo.

Chùa Phật là cơ cấu giáo dục để giáo dục giáo hóa chúng sanh. Chúng ta cần phải nhận thức rõ ràng, nếu bỏ việc tu học, bỏ việc dạy học, thì chính là quên đi gốc rồi. Cho nên không được tán thán.

Ở đây lúc nào nên tán thán, lúc nào không tán thán, tôi cảm thấy lão Pháp sư đã nói cho chúng ta rất rõ ràng rồi. Nếu chúng ta tán thán không đúng, thì sẽ khiến một số người đối với Phật giáo có cái nhìn sai lầm, có thể họ cho rằng đây chính là Phật giáo, thực tế đó không phải là Phật giáo.

Trích: 05 -70 Kinh Vô Lượng Thọ Giảng Năm 2018, cô giáo Lưu Tố Vân chủ giảng.

Bài viết cùng chuyên mục

Facebook là ảo nhưng tạo nghiệp là thật

Định Tuệ

Học Phật không chịu thiệt thòi thì không học Phật được

Định Tuệ

Đọc tụng Chú Đại Bi có ý nghĩa, lợi ích gì?

Định Tuệ

Hạn Tam Tai là gì? Sự thật về hạn Tam Tai trong Phật giáo

Định Tuệ

Nước chảy trào trước cửa chùa – Gia phong của Kim Sơn Thánh Tự

Định Tuệ

Trì giới Ba la mật là gì? Giới hạnh siêu nhiên

Định Tuệ

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa tập 11 – Pháp Sư Tịnh Không

Định Tuệ

Niệm Phật phải niệm đến tâm thanh tịnh, tâm từ bi

Định Tuệ

Trí tuệ của Đức Phật sâu đến mức nào?

Định Tuệ

Viết Bình Luận