Tâm Hướng Phật
Sống An Vui

Thế Giới Cực Lạc không có các sự khổ, chỉ hưởng niềm vui

Cho nên trong kinh A Di Đà nói: “Thế giới ấy tên là Cực Lạc, vì chúng sanh ở cõi đó không có các sự khổ, chỉ hưởng những niềm vui”.

Khi đến Thế giới Cực Lạc sẽ hóa sanh nơi hoa sen, thì không còn sự khổ về sanh; thuần tướng đồng nam, sống lâu như hư không, thân không suy biến, thì già, bịnh chết chẳng còn nghe thân huống là có thật?

Từ đó bạn cùng Thánh chúng, gần với A Di Đà, chim nước, rừng cây diễn nói pháp mầu, tuỳ nơi căn tánh nghe rồi tu chứng, chừng ấy người thân còn không có, lựa là có oan gia?

Ở Cõi Cực Lạc, tưởng ăn được ăn, tưởng mặc được mặc, cung điện lâu đài đều là châu báu tự nhiên hoá hiện. Bảy điều khổ ở cõi trược đã đổi thành bảy điều vui, đến như thân thì có thần thông oai lực lớn.

Không rời chỗ ở, trong một niệm có thể đi khắp mười phương thế giới làm những việc cầu Phật, độ sanh. Tâm thì có trí huệ biện tài cao, nơi một pháp, biết hết thật tướng của vạn pháp, tuy nói việc thế gian đều hợp với lý mầu. Thế là nổi khổ năm ấm cũng không còn, chỉ hưởng sự yên vui tịch định.

Cho nên trong kinh A Di Đà nói: “Thế giới ấy tên là Cực Lạc, vì chúng sanh ở cõi đó không có các sự khổ, chỉ hưởng những niềm vui”.

Tóm lại, nổi khổ ở Ta-bà là chẳng thể tả xiết, sự vui ở Cực Lạc nói không cùng. Nên để ý: đừng đem trí hiểu biết của phàm phu suy đạc, nhận lầm rằng: “bao nhiêu sự mầu lạ không thể nghĩ bàn ở Tây Phương Cực Lạc đều thuộc về ngụ ngôn để thí dụ cho tâm pháp, chớ không phải cảnh thật”. Nếu có sự hiểu biết lầm lạc đó, tất sẽ mất điều lợi ích vãng sanh Tịnh Độ, mối hại này rất lớn, phải nên cẩn thận.

Đã biết Ta-bà là khổ, Cực Lạc là vui, nên phát lòng thệ nguyện thiết thật, nguyện lìa Ta-bà về Cực Lạc. Lòng nguyện ấy ví như người bị sa xuống hầm dơ, cầu ra khỏi, lại như kể ở lao ngục mong nhớ cố hương. Sự mong cầu cần phải khẩn thiết, vì sức mình không thể vượt thoát khỏi, phải nhờ bậc có thế lực lớn dìu dắt.

Chúng sanh ở Ta-bà, đối với cảnh thuận nghịch khởi lòng tham, giận, mê gây nghiệp giết, trộm, dâm, làm ô uế bản tâm trong sạch, ấy là hầm nhơ sâu thẳm. Đã gây nghiệp ác, tất phải chịu quả khổ, trãi nhiều kiếp luân hồi trong sáu nẻo, đó là lao ngục lâu dài.

Về nhiều kiếp trước, Đức Phật A Di Đà, đã phát bốn mươi tám đại nguyện để độ sanh, trong ấy có một nguyện:

“Nếu chúng sanh nào nghe danh hiệu ta, chí tâm xưng niệm cho đến mười niệm, cầu sanh về Cực Lạc, như không được vãng sanh, ta thề không làm Phật”.

Đức Từ Phụ tuy thệ nguyện độ sanh như thế, nhưng nếu chúng sanh không cần tiếp dẫn, Phật cũng chẳng biết làm sao? Như có người hết lòng xưng danh, cầu lìa khỏi Ta-bà, đều được Phật xót thương tiếp dẫn.

Đức A Di Đà, oai lực rất lớn, có thể cứu vớt loài hữu tình ra khỏi hầm nhơ, lao ngục ở cõi trược, đem về Cực Lạc, khiến cho vào cảnh giới Phật, đồng sự thọ dụng của Như Lai.

Muốn sanh Tây Phương, trước phải TIN SÂU, NGUYỆN THIẾT. Thiếu hai điều này, dù có tu hành, cũng không thể cảm ứng với Phật, chỉ được phước báo cõi trời, người, và gieo nhân giải thoát về sau mà thôi. Nếu tín nguyện đầy đủ, thì muôn người vãng sanh không sót một.

Trích từ Lá Thư Tịnh Độ!
Ấn Quang Đại Sư.
Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!

Bài viết cùng chuyên mục

Hãy cảm ơn người mắng chửi ta vì họ giúp ta tiêu trừ ác nghiệp

Định Tuệ

Học cách tích đức bằng những việc đơn giản trong cuộc sống

Định Tuệ

Bốn thời điểm khiến con người ta tỉnh ngộ ra nhiều nhất

Định Tuệ

Muốn cải thiện hoàn cảnh cần đoạn ác tu thiện chuyên tu cúng dường

Định Tuệ

Cạm bẫy thiên nhiên – Những sự bất toàn, không có hoàn hảo

Định Tuệ

Thiệt thòi là phước, chiếm được lợi ích là tai họa

Định Tuệ

Thế gian không có một thứ chi là của mình

Định Tuệ

Còn đi trong sinh tử còn cần phước đức

Định Tuệ

Nếu muốn thoát khỏi mọi khổ não, nên quán xét việc biết đủ

Định Tuệ

Viết Bình Luận