Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Ý nghĩa của bố thí là gì?

Ý nghĩa của bố thí rất rộng. Bố thí là xả, là dạy chúng ta buông bỏ. Buông bỏ cái gì? Chúng ta có phiền não thì phải đem phiền não buông bỏ…

Ý nghĩa của bố thí rất rộng. Bố thí là xả, là dạy chúng ta buông bỏ. Buông bỏ cái gì? Chúng ta có phiền não thì phải đem phiền não buông bỏ, chúng ta có ngu si thì phải đem ngu si buông bỏ, có ác nghiệp thì phải đem ác nghiệp buông bỏ, có sanh tử thì phải đem sanh tử buông bỏ, thảy đều bố thí hết.

Phàm phu nói mọi thứ đều có thể buông bỏ, nhưng thân thể không thể buông, như vậy thì vẫn là phiền não. Thân thể không thể buông, thân thể có đắc thọ. Cái thân này là thân nghiệp báo, cho nên phải đem thân thể buông bỏ. Sau khi buông bỏ thân thể thì thân này liền biến thành thân tự tại, vậy thì an vui.

Đem thân nghiệp báo của bạn buông bỏ, lắc mình một cái liền biến thành thân tự tại. Tương lai, ở trong “Hoa Nghiêm”, chúng ta sẽ nói đến mười loại thân. Mười loại thân này Phật có, chúng ta cũng có, bởi vì chúng ta không buông bỏ được cái thân nghiệp báo này, cho nên trí thân, pháp thân, Bồ Đề thân, ý sanh thân của chúng ta thảy đều không thể xuất hiện.

Bạn nói xem, có đáng tiếc hay không? Quả nhiên nếu có thể đem thân nghiệp báo này xả đi thì mười cái thân trên quả địa Như Lai của chúng ta cũng thấp thoáng mờ ảo xuất hiện. Đó mới là hạnh phúc chân thật mỹ mãn.

Tất cả pháp thế xuất thế gian chúng ta đều không chấp trước, bạn liền buông bỏ. Chúng ta có thể thọ dụng, nhưng không thể chấp trước, nhất quyết không nên chiếm làm của riêng. Nếu chiếm làm của riêng thì hỏng, chiếm làm của riêng liền biến thành nghiệp chướng, là đang tạo nghiệp; nghiệp quyết định sẽ chướng đạo, chướng tánh.

Người thông minh thì biết thân này không phải là chính mình, huống hồ là vật ở ngoài thân. Bồ Tát trên “Kinh Hoa Nghiêm” nói: “Ta nói ta, ta không chấp trước ta, ta cũng không chấp trước cái của ta”, vậy thì đúng. Nói “Ta” là để biểu đạt ý kiến, một loại phương tiện câu thông với chúng sanh, là phương tiện khéo léo, là ngôn ngữ câu thông. Mi mắt có thể truyền đạt ý, đó đều thuộc về câu thông.

Cho nên bạn có thể dùng nhưng không thể chấp trước, vừa chấp trước liền tạo nghiệp. Không chấp trước, không phân biệt thì là công đức. Phương tiện thiện xảo, xảo là rất tự tại, thiện là không dính mắc, biết được tất cả pháp như “mộng huyễn bào ảnh”, biết được tất cả pháp không sở hữu, tất cả pháp không thể có được.

Trên Kinh Đại Bát Nhã nói “bất khả đắc, vô sở hữu”. Sáu chữ này đã được nói mấy trăm lần, làm cho người đọc có ấn tượng rất sâu, đó đều là Thế Tôn dùng phương tiện khéo léo để nói pháp. Cho nên, chúng ta phải hiểu được chân đế của bố thí, phải nên biết làm thế nào học tập việc bố thí ngay trong cuộc sống thường ngày.

Trích trong:
PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ
TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH
Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không Tập 26
Tâm Hướng Phật/St!

Bài viết cùng chuyên mục

Lạy Phật là vận động tốt nhất, hơn cả khí công và thái cực quyền

Định Tuệ

Nữ giới từ nhỏ tập tánh nhu hòa thì suốt đời hưởng nhiều phước

Định Tuệ

Thiên ma, Thần ma, Quỷ ma, Người ma là gì?

Định Tuệ

Hành trì kinh Dược Sư chuyển hóa được ách nạn, bệnh tật

Định Tuệ

Hôn trầm là gì? Làm sao trị được bệnh hôn trầm?

Định Tuệ

Chúng ta học Phật là học cái gì?

Định Tuệ

Nguồn gốc của Chú Đại Bi và sự linh ưng khi đọc tụng

Định Tuệ

Đời sống của cõi ngạ quỷ như thế nào theo góc nhìn của đạo Phật?

Định Tuệ

Phải đóng Lục Căn, phải diệt đi Lục Trần

Định Tuệ

Viết Bình Luận