Chưa từng lầm khởi tâm xả bỏ chúng sinh. Chẳng vì chúng sanh tâm tính tệ ác, tà kiến sân hận ô trược, khó điều phục mà xả bỏ, không tu hồi hướng.
Có phước đức lớn, tâm Bồ Tát sâu rộng, CHÁNH NIỆM QUÁN SÁT, chẳng thối lùi khuất phục. Vì muốn rốt ráo công đức trí huệ. Nơi pháp vô thượng thù thắng, tâm sinh chí muốn. Pháp quang chiếu khắp, THẤY TẤT CẢ NGHĨA. Nơi CÁC PHÁP MÔN, trí huệ TỰ TẠI. Thường VÌ LỢI ÍCH TẤT CẢ CHÚNG SINH mà TU PHÁP LÀNH. Chưa từng lầm KHỞI TÂM XẢ BỎ CHÚNG SINH. Chẳng vì CHÚNG SINH TÂM TÍNH TỆ ÁC, TÀ KIẾN SÂN HẬN Ô TRƯỢC, KHÓ ĐIỀU PHỤC, mà XẢ BỎ, KHÔNG TU HỒI HƯỚNG.
Giảng: Sở dĩ Bồ Tát có những BIỂU HIỆN như đã nói ở trên, là vì Bồ Tát CÓ PHƯỚC ĐỨC LỚN. Vì Ngài có phước đức, cho nên CHƯA TỪNG SỢ NẠN KHỔ, đó là CÔNG ĐỨC TÍCH TỤ thành tựu trong lúc tu hành Bồ Tát đạo.
TÂM LƯỢNG của Ngài sâu rộng NHƯ BIỂN CẢ. Quang minh từ bi tế thế của Ngài như mặt trời khắp chiếu sáng vạn vật. Ngài ĐỐI ĐÃI với NGƯỜI và VẬT bình đẳng NHƯ CHÍNH MÌNH, quán sát sự lý thì chánh niệm.
Lập định cứu thế giáo hoá chúng sinh làm tông chỉ. CHẲNG vì CHÚNG SINH CANG CƯỜNG KHÓ DẠY mà SINH TÂM THỐI LÙI. Chẳng khuất phục bởi THẾ LỰC và CƯỜNG QUYỀN. Chẳng CÚI ĐẦU lúc gặp KHỐN KHỔ HOẠN NẠN. Bất cứ LÚC NÀO, HOÀN CẢNH NÀO, Ngài cũng CHẲNG THỌ sự UY HIẾP DẪN DỤ mà BIẾN ĐỔI TÁC PHONG, hoặc CHUYỂN LÙI.
Tại sao Bồ Tát có thể CỰ TUYỆT như vậy ? Vì Ngài CÓ ĐẠI NGUYỆN, đó là lời nguyện phát ra TỪ THÂM TÂM của Ngài. Nguyện lực dẫn dắt Ngài DŨNG CẢM HƯỚNG VỀ TRƯỚC, hy vọng tâm thành tựu, khiến cho Ngài TINH TẤN KHÔNG GIẢI ĐÃI, cũng là vì MUỐN ĐẮC ĐƯỢC CÔNG ĐỨC RỐT RÁO, trí huệ chân thật.
Tóm lại, tức là muốn đắc được công đức đầy đủ, trí huệ viên mãn. Giống như đủ thứ pháp môn thù thắng đã nói ở trước, Ngài đều lập chí MỘT LÒNG TU HỌC, và nguyện ý HÀNH TRÌ KHÔNG GIẢI ĐÃI. Vì chí nguyện của Ngài cầu pháp thù thắng, vĩnh viễn không thối lùi khuất phục, cho nên Ngài ĐẮC được PHÁP QUANG CHIẾU KHẮP, nơi nghĩa lý CHÁNH KIẾN quang minh, nơi tất cả pháp, dùng trí huệ của Ngài, đều THẤU SUỐT THÔNG ĐẠT, mà TỰ TẠI NHẬM VẬN tu hành những pháp môn đó.
Tại sao Bồ Tát phải thường tu các pháp? Ngài vì tất cả chúng sinh, hy vọng thường có thể LỢI ÍCH CHO TẤT CẢ CHÚNG SINH mà TU CÁC PHÁP LÀNH. Bồ Tát từ xưa đến nay CHƯA TỪNG VÌ LỢI ÍCH mà QUÊN CHÚNG SINH, dù trong sự VÔ Ý cũng CHẲNG LẦM KHỞI TÂM NIỆM XẢ BỎ CHÚNG SINH.
Bất cứ LÚC NÀO Ngài CŨNG NGHĨ đến việc GIÁO HOÁ chúng sinh, độ chúng sinh được giải thoát. Bồ Tát TU Bồ Tát hạnh, HÀNH Bồ Tát đạo, thì nhất định phải TU ở TẠI THÂN CỦA CHÚNG SINH, mới có thể TÍCH TỤ HẾT THẢY CÔNG ĐỨC. Nếu CHẲNG CÓ CHÚNG SINH, thì Bồ Tát CHẲNG CÓ ĐỐI TƯỢNG TU CÔNG LẬP ĐỨC, CHẲNG CÓ CƠ HỘI THÀNH TỰU Bồ Tát đạo.
Bồ Tát giáo hoá chúng sinh, cũng chẳng vì chúng sinh sinh tính TỆ ÁC, mà XẢ BỎ chúng sinh KHÔNG GIÁO HOÁ. Ngài vẫn nghĩ TÌM HẾT BIỆN PHÁP, KHÉO DẪN DỤ, khiến cho họ CẢI ÁC HƯỚNG THIỆN. Thứ tính tệ ác nầy của chúng sinh, đầy dẫy ở trong não hải sung mãn TÀ TRI TÀ KIẾN, NÓNG GIẬN lớn, tâm SÂN NẶNG. Chẳng thấy chân lý, chẳng ngộ con đường chân chánh. Tất cả sự lý, vốn là trung đạo mới đúng.
Thế nào gọi là TRUNG ĐẠO? Tức là CHẲNG THÁI QUÁ, cũng ĐỪNG BẤT CẬP, không trái không phải, đó mới là TRUNG ĐẠO LIỄU NGHĨA. Nếu THIÊN VỀ MỘT BÊN, tức THÀNH TÀ.
Sân hận nóng giận lớn, tự ngã ở trong tâm. TRƯỢC là NGU SI, CHẲNG DỄ GÌ ĐIỀU PHỤC. Vì loại chúng sinh đó sinh tính tệ ác, cho nên giáo hoá như thế nào, họ cũng CHẲNG TIN THỌ SỰ DẠY DỖ.
Bồ Tát tuy nhiên GẶP những loại chúng sinh CANG CƯỜNG NGU MUỘI, KHÓ ĐIỀU KHÓ PHỤC, song, KHÔNG THỂ KHÔNG ĐỘ họ hoặc xả bỏ họ, hoặc CHẲNG HỒI HƯỚNG CHO HỌ. Bồ Tát chẳng làm như thế.
Dù khó độ, khó giáo hoá, lại cang cường, lại tệ hại, Bồ Tát cũng phải DÙNG tâm NHẪN NẠI TỐI ĐA để ĐỘ HỌ, DẠY HỌ, khiến cho họ cải ác hướng thiện. ÐEM CĂN LÀNH CÔNG ĐỨC của mình tu hành tích tụ, thời thời VÌ LOẠI CHÚNG SINH NẦY MÀ HỒI HƯỚNG.
Kinh Hoa Nghiêm lược giảng!
HT Tuyên Hóa!