Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

7 câu hỏi tìm hiểu về pháp môn Tịnh độ thầy Thích Giác Khang

Tịnh độ là một đường lối tu tập phổ biến, đáp ứng nhu cầu tâm linh về một đời sống vĩnh cửu và hoàn toàn giải thoát khổ đau của con người để được sống trong cõi Tịnh Độ an vui.

TÌM HIỂU PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ

Tịnh Độ là một trong các tông phái chính của Phật giáo. Giáo lý của pháp môn Tịnh Độ đã có từ khi Đức Phật tại thế, sau này trở thành một trong những pháp môn tu tập phổ biến đối với các phật tử tại nhiều nước Phật giáo Đại thừa. Mãi đến thế kỷ thứ IV, pháp môn Tịnh Độ mới trở thành một tông phái chính thức tồn tại và phát triển cùng với nhiều tông phái Phật giáo khác. Và ngày nay, Tịnh Độ tông trở thành một tông phái có nhiều phật tử tu tập đông đảo nhất không chỉ ở phương Đông mà ngay cả ở các nước phương Tây.

Khái niệm về Pháp môn Tịnh Độ:

Mục đích cứu cánh của đạo Phật là giải thoát. Đức Phật Thích Ca đã từng nói: “Nước trong bốn biển đều có một vị, đó là vị mặn. Tất cả các pháp môn của ta cũng chỉ có một vị, đó là vị giải thoát”.

Vì vậy trong hầu hết các kinh điển của Đức Phật thuyết pháp đều nói đến con đường giác ngộ và giải thoát. Mà con đường giải thoát của đạo Phật căn bản là ở tâm, phải từ tâm mà ra tức là phải nỗ lực cá nhân.

Dù Phật pháp có đến 84 nghìn pháp môn thì pháp môn nào cũng phải tự mình tu tập để đi đến giải thoát. Rõ ràng muốn từ bến bờ mê muội bên này sông sang bên kia bờ giải thoát phải tự mình lên thuyền, tức là phải có công phu tự thân tâm của chính người tu hành, phải có cả một quá trình tu tập. Pháp môn Tịnh Độ cũng thế, cũng phải là một quá trình tu tập mang tính tự lực là chính.

Pháp môn Tịnh Độ là một trong những pháp môn tu tập phổ biến đối với các Phật tử tại nhiều nước Phật giáo Đại thừa như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam.

Nhìn về lịch sử phát triển Phật giáo, từ thời Phật giáo nguyên thủy, pháp môn Tịnh Độ chú trọng đến tự lực. Về sau này, vào những thế kỷ đầu của Tây lịch, Phật giáo Đại thừa phát triển đa dạng hóa lối tu hành nên có những pháp môn chú trọng đến tha lực, tức nhờ vào Phật lực mà tu hành đạt thành đạo quả, vượt thoát khổ đau. Đó cũng là lý tưởng của pháp môn Tịnh Độ.

Vì vậy, Tịnh độ là một đường lối tu tập phổ biến, đáp ứng nhu cầu tâm linh về một đời sống vĩnh cửu và hoàn toàn giải thoát khổ đau của con người để được sống trong cõi Tịnh Độ an vui.

Dưới đây là 7 câu hỏi tìm hiểu về pháp môn Tịnh độ thầy Thích Giác Khang giảng giải, file PDF:

Xem màn hình rộng

Bài viết cùng chuyên mục

Tu Tịnh Độ thuộc Tiểu thừa hay Đại thừa?

Định Tuệ

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa tập 3 – Pháp Sư Tịnh Không

Định Tuệ

Lời khấn nguyện linh thiêng khi đến chùa, mọi người nên lưu lại

Định Tuệ

Thực thời ngũ quán: 5 điều quán tưởng trước khi ăn cơm

Định Tuệ

Điều khẩn yếu sau khi mãn phần – Khi tắt hơi cho đến lúc truy tiến

Định Tuệ

Bát công đức thủy: Nước tám công đức

Định Tuệ

Bố thí là gì? Lợi ích của bố thí, cúng dường không hề nhỏ nếu hiểu đúng

Định Tuệ

Công đức tạc dựng tôn tượng Bồ Tát Địa Tạng và cách thờ cúng

Định Tuệ

Tam giải thoát môn: Không, Vô Tướng, Vô Nguyện

Định Tuệ

Viết Bình Luận