Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Tu Tịnh Độ thuộc Tiểu thừa hay Đại thừa?

Giáo pháp Tiểu thừa không có tịnh độ. Vậy là thuộc Đại thừa. Nhưng nếu người niệm Phật cầu vãng sanh Cực Lạc mà không phát tâm cứu độ chúng sanh, như vậy là không có Bồ Đề Tâm, thuộc căn tánh Tiểu thừa.

15- Hỏi: Con quy y với vị Thầy, Thầy con tu chứng được vãng sanh Cực Lạc vậy con có được vãng sanh theo Thầy con không? Và bạn con lầm lỡ quy y với tà sư. Khi tà sư bị đọa, vậy bạn con có bị đọa theo vị tà sư đó hay không?

Đáp: Cả hai đều KHÔNG. Người xưa nói: “Ông tu, ông chứng, bà tu, bà đắc” và “Tội ai làm nấy chịu”. Luật nhân quả đấy “Tự tác hoàn tự thọ”, nghĩa là tự mình làm, tự mình chịu, không ai thay thế cho ai được cả.

16- Hỏi: Nguyện thứ 19 nói: “Lúc tôi thành Phật, thập phương chúng sanh phát Bồ Đề Tâm, tu các công đức, nguyện sanh về cõi nước tôi, đến khi lâm chung, nếu tôi chẳng cùng đại chúng hiện trước người đó, thời tôi không thủ ngôi Chánh Giác”. Như vậy thì con phát Bồ Đề Tâm, thỉnh thoảng chủ nhật con đến chùa làm công quả, cúng dường Tam bảo, tụng kinh, niệm Phật, bái sám gọi là tu công đức. Nếu công đức nhiều thì ở phẩm vị cao, công đức ít thì vãng sanh ở phẩm vị thấp, phải không Thầy?

Đáp: Kinh A Di Đà nói: “Không thể lấy chút ít căn lành, phước đức, nhân duyên mà được sanh về cõi Cực Lạc”. Do vậy Cổ đức dạy: “Công đức nói ở nguyện thứ 19 là công đức rốt ráo, như bố thí phải là Bố Thí Ba La Mật” (rốt ráo). Nên Nhị Tổ Thiện Đạo đại sư nói trong Quán Kinh Sớ, đây là Tạp tu (cách nói trên), ngàn người tu chỉ có năm, ba người vãng sanh mà thôi.

Vả lại, trong kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (do Ngài Hạ Liên Cư hội tập) có thêm đoạn văn như sau: “Phụng hành sáu Ba La Mật kiên cố bất thoái, nhất tâm niệm tôi, ngày đêm chẳng ngớt”. Điều này chứng tỏ rằng công đức nói trên phải là công đức rốt ráo (Ba La Mật), đồng thời phải nhất tâm niệm Phật ngày đêm không gián đoạn mới chắc được vãng sanh.

17- Hỏi: Vậy thì phải tu sao để được bảo đảm vãng sanh?

Đáp: Phải chuyên tu Chánh hạnh, Chánh nghiệp như đã trình bày ở phần 5 (Chuyên tu chánh hạnh trang 75).

18- Hỏi: Tu Tịnh Độ thuộc Tiểu thừa hay Đại thừa?

Đáp: Giáo pháp Tiểu thừa không có tịnh độ. Vậy là thuộc Đại thừa. Nhưng nếu người niệm Phật cầu vãng sanh Cực Lạc mà không phát tâm cứu độ chúng sanh, như vậy là không có Bồ Đề Tâm, thuộc căn tánh Tiểu thừa.

Không đúng đại nguyện của Phật A Di Đà nên không được vãng sanh.

19- Hỏi: Vậy sao kinh nói ở Cõi Cực Lạc có Thanh Văn, Duyên Giác nhiều vô số kể?

Đáp: Những vị nầy trước tu theo Tiểu thừa (Nguyên Thủy) sau phát tâm hướng Đại thừa (thượng cầu hạ hóa), nghĩa là trên thì cầu thành Phật đạo, dưới là giáo hóa (độ) chúng sanh nên được vãng sanh.

20- Hỏi: Kinh nói từ Thập Tín trở lên phải tu hai đại A tăng kỳ kiếp (vô số kiếp) mới đạt giai vị Bát Địa Bồ Tát (Bất Động Địa Bồ Tát) thì đắc Tam bất thối (Vị bất thối, Hạnh bất thối và Niệm bất thối). Kinh A Di Đà lại nói: “Này Xá Lợi Phất! Những chúng sanh sinh về Cực Lạc là hàng A Bệ Bạt Trí”. A Bệ Bạt Trí là Bất Thoái Chuyển. Vậy hai kinh đó có trái ngược nhau không?

Đáp: Không trái ngược nhau. Kinh trước nói Bất Thối về địa vị tu hành. Kinh A Di Đà nói bất thối về nơi chốn (Xứ Bất Thối). Người sanh về Tây Phương Tịnh Độ không có năm thoái duyên, không bị lùi sụt.

Năm thoái duyên là:

1) Yểu mệnh và lắm bệnh.
2) Có người nữ và sáu trần gây ô nhiễm
3) Giao du với người làm ác, tức là gặp ác trí thức.
4) Có tâm bất thiện (tâm ác).
5) Thường không gặp Phật.

Ở Cực Lạc không có năm thoái duyên nầy cho nên chúng sanh ở đây đều được bất thối.

Trích: Niệm Phật đạt bất niệm tự niệm bảo đảm Vãng Sanh – Phần VII: Tổng Kết!

Bài viết cùng chuyên mục

Nhớ nghĩ đến sự chết là điều tiêu cực hay tích cực?

Định Tuệ

Kinh Bát Đại Nhân Giác điều giác ngộ thứ sáu giảng giải

Định Tuệ

Oan gia nên giải không nên kết

Định Tuệ

Sửa mình chân chánh, cảm hóa người khác

Định Tuệ

Nội dung và ý nghĩa Chuẩn Đề Thần Chú

Định Tuệ

Ý nghĩa của Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện bạn nên biết

Định Tuệ

Đáng thương nhất là gì? Chính là đời đời kiếp kiếp chẳng thấy Phật pháp

Định Tuệ

Làm gì khi người thân lúc lâm chung bị oan gia trái chủ đến dụ dỗ?

Định Tuệ

Chia sẻ Phật Pháp mang lại phước báu không thể nghĩ bàn

Định Tuệ

Viết Bình Luận