Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Nhiếp trọn sáu căn, Tịnh niệm nối tiếp là sao?

Kinh Lăng Nghiêm nói: “Nhiếp trọn sáu căn, Tịnh niệm nối tiếp, đắc Tam Ma Địa bậc nhất”. Sáu căn là gì? Là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý.

14- Hỏi: Nhiếp sáu căn là sao?

Đáp: Kinh Lăng Nghiêm nói: “Nhiếp trọn sáu căn, Tịnh niệm nối tiếp, đắc Tam Ma Địa bậc nhất”. Sáu căn là gì? Là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Tại sao phải nhiếp? Sau đây là lý do:

Ý nghĩa

Người xưa dạy: “Sáu căn là sáu tên giặc (lục tặc) cũng là (lục thông) cửa sổ mở sáu phép thần thông” hoặc “Sáu căn không dính mắc sáu trần là giải thoát”.

Mắt thấy sắc đuổi theo, chấp chặt nên khổ đau. Tai nghe tiếng đuổi theo, chấp chặt nên khổ đau. Mũi, lưỡi, thân, ý cũng vậy. Muốn hết khổ đau, tâm được an định thì sáu căn phải được thu nhiếp (không chạy theo sáu trần: Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp). Tịnh niệm là niệm thanh tịnh… Thanh tịnh ở đây là không hoài nghi, ngoài Thánh hiệu A Di Đà, không xem tạp Thánh hiệu nào khác, không tham sân si…

Tam Ma Địa là chánh định, đối với Tịnh Độ Tông là Nhất Tâm Bất Loạn.

Thực hành: từ cạn đến sâu.

Cấp I: Nhiếp sáu căn là sáu căn vẫn tiếp xúc và hay biết mọi sự mọi việc nhưng không dính mắc, chấp chặt, đuổi theo sáu trần. Cụ thể, mắt nhìn tượng Phật để nhiếp nhãn căn vào Phật. Tai nghe tiếng niệm Phật để nhiếp nhĩ căn vào Thánh hiệu Phật. Mũi ngửi mùi hương cúng Phật để nhiếp tỷ căn vào cảnh giới Phật. Lưỡi niệm Phật để nhiếp thiệt căn vào Thánh hiệu A Di Đà. Thân ngồi nghiêm trang để nhiếp thân căn vào cảnh giới Phật. Ý nhớ nghĩ ghi nhận tâm thanh của Thánh Hiệu.

Người xưa dạy:

Thấy sắc không mê sắc,
Nghe tiếng chẳng nhiễm tiếng,
Sắc tiếng đều không ngại,
Mới đến Pháp vương thành.
Như mù mắt không nhìn ngoại cảnh,
Như điếc tai chẳng thính mảy may,
Càng không dao động càng hay,
Người ngồi tịnh tọa việc ngoài xem không.
Lưỡi vướng vị ngon, tai vướng tiếng,
Mắt theo hình sắc, mũi theo hương,
Lênh đênh làm khách phong trần mãi,
Ngày hết, quê xa vạn dặm đường.

– “Chế tâm nhất xứ, vô sự bất biện” nghĩa là Cột tâm một chỗ, không việc gì chẳng xong.

Cấp II: Ý trì là niệm Phật bằng ý (xem phần 4, Cách trì danh). Niệm bằng ý vẫn có tiếng. Bây giờ lắng lòng nghe tiếng Phật hiệu, gọi là “Phản văn, văn Phật hiệu”.

Nghe không phải là nghe bằng lỗ tai (nhĩ căn) mà nghe bằng tánh nghe (căn tánh, chơn tâm, cũng gọi là chơn như, còn gọi là bổn tánh).

Cấp III: Tập như trên lâu ngày chày tháng thành thục sẽ nhiếp (đóng) trọn vẹn nhĩ căn.

Lục căn dung thông (liên quan) lẫn nhau. Chỉ cần nhiếp thành tựu một căn, thì năm căn còn lại cũng thành tựu. Như Cổ đức dạy: “Nhất tu, nhất thiết tu”, nghĩa là thành tựu một là thành tựu tất cả. Đạt đến trình độ này mới đúng nghĩa nhiếp trọn vẹn sáu căn. Khi nhiếp trọn vẹn sáu căn và niệm Phật không gián đoạn, là đạt Nhất tâm bất loạn. Ban đầu là Sự nhất tâm bất loạn, sau là Lý nhất tâm bất loạn, thì vãng sanh Thật Báo Trang Nghiêm Độ (Thượng Phẩm).

Trích: Niệm Phật đạt bất niệm tự niệm bảo đảm Vãng Sanh – Phần VII: Tổng Kết!

Bài viết cùng chuyên mục

Người xuất gia, tại gia khéo biết dụng tâm thì phiền não tức bồ đề

Định Tuệ

10 dấu hiệu cho thấy bạn là người có nhiều phước báo

Định Tuệ

Thời khắc lâm chung là điều quan trọng nhất đời người

Định Tuệ

Tịnh nghiệp tam phước là gì? Cẩn thận với tà kiến về tịnh nghiệp

Định Tuệ

Vì sao chúng ta nên chuyên niệm Phật?

Định Tuệ

Sự bất đồng giữa Phật với Ma – Sao gọi là Phật? Sao gọi là Ma?

Định Tuệ

Chép tay kinh Địa Tạng có công đức, phước báu hay không?

Định Tuệ

Cõi Tịnh độ của đức Phật A Di Đà: Chánh báo và Y báo

Định Tuệ

Có tiền bạc là phước báo, cách dùng tiền là trí tuệ

Định Tuệ

Viết Bình Luận