Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Từ Bi và Trí Tuệ

Từ bi và trí tuệ là hai phẩm tính không thể thiếu đối với người hành Bồ-tát đạo. Bố thí đạt đến “không tánh” nên đi giữa từ bi và trí tuệ không thiên lệch bên nào cả, cho nên cả hai cùng song song tồn tại.

Trong nhà Phật thì để đạt được phước báu lớn nhất khi thực hiện hạnh “Bố thí” là phải thực hành “Bố thí ba-la-mật”. Đây là pháp quên mình trong hạnh bố thí. Tức “bố thí” với tâm niệm vô ngã, vô nhơn, vô chúng sanh, vô thọ giả.

“Bố thí” không để tâm vướng vào “tôi”, của “tôi”, tức là đình chỉ mọi vọng niệm về một bản ngã cố hữu, không chấp trước vào thân ngũ uẩn này. Mà thân ngũ uẩn này vốn không thì không mong cầu báo ân, đó là thí không.

Người bố thí đã không thật thì làm sao có thật người nhận bố thí và vật dùng để thí cũng không, do đó không sanh tâm kiêu mạn, tham lam, hối tiếc. “Bố thí” mà chấp trước thì phước đức hữu lậu nhưng “bố thí” không chấp trước thì phước đức không thể nghĩ bàn.

Hành “bố thí ba-la-mật” tùy theo cơ duyên, tùy theo đối tượng, tùy theo tâm niệm của mỗi loại chúng sanh riêng biệt. Đây chính là phẩm tính của Bồ-tát đó là “trí tuệ” (prajnà).

Lòng từ bi rất quan trọng, nếu như từ bi càng lớn, càng mạnh mẽ thì sự hy sinh càng cao. Nhưng từ bi phải đi đôi với trí tuệ, từ bi (maitreya) và trí tuệ (prajnà) giống như đôi cánh của con chim, nếu thiếu một trong hai cánh thì chim không bay được.

Từ bi và trí tuệ là hai phẩm tính không thể thiếu đối với người hành Bồ-tát đạo. Bố thí đạt đến “không tánh” nên đi giữa từ bi và trí tuệ không thiên lệch bên nào cả, cho nên cả hai cùng song song tồn tại.

Hạnh Bồ-tát là một tổng hợp của hai lực mâu thuẫn, đó là trí tuệ và từ bi. Trong trí tuệ của ngài, ngài không thấy người nào; trong từ bi của ngài, ngài quả quyết cứu vớt tất cả. Khả năng phối hợp những thái độ mâu thuẫn này là nguồn gốc của sự vĩ đại, là khả năng tự độ và độ tha.

Qua đó cho thấy từ bi và trí tuệ tuy hai mà một, nhờ có trí tuệ mà Bồ-tát thể nhập “tánh không”, và cũng nhờ thể nhập “tánh không” mà đại bi tâm của Bồ-tát tăng trưởng.

Vì vậy có thể nói: “Từ bi trí tuệ bát-nhã mà phát sinh ra đại từ đại bi của chư Phật”. “Bố thí mà không thấy người bố thí” là “bố thí” rốt ráo, là sự thấu suốt bản tánh của các pháp, các hiện tượng là “vô tự tánh”, “tánh không”.

“Tánh không” ở đây, là quá trình thực hành bố thí, cho đến hành động tự tại và thành tựu kết quả ấy. “Tự tại” nghĩa là hiểu rõ vạn pháp giai không, nhờ giác ngộ như vậy mà thấy gốc khổ đau và con đường thoát khổ đau xa lìa tham ái và chấp trước ngũ uẩn.

“Tự tại” là không chấp trước vào hình sắc tướng mạo, không chấp vào âm thanh nghe thấy, không chấp trước vào mùi hương, không để ý đến vị ngon dở và cũng chẳng có sự phân biệt lớn nhỏ nặng nhẹ và chẳng còn niệm chấp trước pháp. Bố thí như vậy là thông đạt “tánh không” không trú vào tất cả vạn pháp, tránh xa chấp trước. Cho nên Nhân Trung luận viết: “người bố thí, người nhận bố thí và vật bố thí đều là đại tính không, nếu an trú trong cảnh giới như vậy mà hành trì bố thí, thì đó chính là bố thí ba-la-mật đích thực, là tối cứu cánh”.

“Bố thí” không còn ở nghĩa làm ơn cho người khác mà còn diệt trừ xan tham nơi tự thân và chấp chặt ngã, ngã sở. Mà “bố thí” là con đường hành Bồ-tát đạo luôn lấy an lạc chúng sanh làm đối tượng, là nền tảng của sự tỉnh thức, “lòng từ bi rộng lớn” và là yếu tố không thể thiếu để liễu hội “tánh không”.

Đối với người con Phật dù xuất gia hay tại gia muốn thành tựu trí tuệ cứu cánh, giác ngộ giải thoát thì phải trải qua quá trình thành tựu “bố thí” thanh tịnh đúng pháp “tam luân không tịch”.

Đặc biệt, đối với người xuất gia ngoài việc cứu tế vật chất (tài thí), dũng cảm đối mặt với khó khăn của cuộc đời, không lo âu, phiền muộn (vô úy thí), thì hành giả phải ban phát cho mọi người những bữa ăn đầy dưỡng chất pháp vị (pháp thí), độ thoát chúng sanh thoát ly sanh tử, liễu ngộ được thật tướng của vạn pháp, làm nhu nhuyến tâm ý, dễ thích ứng với các thiện pháp.

Tâm Hướng Phật/St!

Bài viết cùng chuyên mục

Bát khổ là gì? Chân lý thứ nhất bao quát Tứ diệu đế

Định Tuệ

Nghiệp chướng là gì? Làm thế nào để tiêu trừ nghiệp chướng?

Định Tuệ

Đừng chỉ lo làm phước mà quên tu Đức

Định Tuệ

Chỉ cần tham ái một ngọn cỏ thì sẽ đi vào luân hồi trở lại

Định Tuệ

Tâm thanh tịnh là chân tánh, tâm thanh tịnh là Phật tánh

Định Tuệ

Niệm Phật phải dứt trừ phiền não

Định Tuệ

Hết thảy chư Phật đều khuyên chúng sanh niệm A Di Đà Phật cầu sanh Cực Lạc

Định Tuệ

Những lợi ích khi trì tụng chú Đại Bi không thể nghĩ bàn

Định Tuệ

Nước chảy trào trước cửa chùa – Gia phong của Kim Sơn Thánh Tự

Định Tuệ

Viết Bình Luận