Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Trí tuệ và phước báo từ đâu mà có?

Trí tuệ và phước báo từ đâu mà có? Nói cho chư vị biết, hoàn toàn từ pháp bố thí, đến từ bố thí cúng dường. Bố thí và cúng dường là một nghĩa, cùng một việc, vì sao nói bố thí, cúng dường?

Chư vị nên biết, không những là con người ở đời, bất luận là chúng sanh trong cõi nào, không được thiếu hai thứ, một là phước báo, hai là trí tuệ. Đây là nói từ pháp thế gian, phước tuệ song tu. Trong Phật pháp thì ngược lại, vẫn hai chữ này, nhưng trong Phật pháp thứ nhất là trí tuệ, thứ hai là phước đức, huệ phước song tu. Thế gian và xuất thế gian khác nhau ở điểm này, nhưng hai thứ này có thể nói là đều đứng hàng đầu, quan trọng nhất. Con người không thể không có phước báo, càng không thể không có trí tuệ. Sở dĩ Phật pháp đặt trí tuệ lên hàng đầu, là có đạo lý, vì sao vậy? Họ cần siêu việt thế gian. Pháp thế gian đặt phước lên hàng đầu, vì họ không muốn vượt thoát lục đạo. Không muốn thoát ly lục đạo thì phước phải đặt lên hàng đầu, nếu muốn siêu thoát luân hồi lục đạo, trí tuệ đặt lên hàng đầu. Đây chính là vì sao Phật pháp coi trọng trí tuệ.

Trí tuệ và phước báo từ đâu mà có? Nói cho chư vị biết, hoàn toàn từ pháp bố thí, đến từ bố thí cúng dường. Bố thí và cúng dường là một nghĩa, cùng một việc, vì sao nói bố thí, cúng dường? Vì dùng tâm khác nhau. Dùng tâm thường tu thì gọi là bố thí, tâm cung kính tu gọi là cúng dường, khác nhau ở chỗ này. Ví dụ chúng ta cúng dường của cải, hoặc cúng dường thức ăn cho người khác, dùng tâm bình thường gọi là bố thí, dùng tâm cung kính gọi là cúng dường. Quý vị xem tặng lễ vật, chẳng hạn như tặng cho bạn bè bình thường là bố thí, hoặc tặng cho người nghèo gọi là bố thí. Còn như tặng cho người có thân phận địa vị, tặng cho người lãnh đạo quốc gia, như vậy không thể gọi là bố thí, đây là cúng dường, đạo lý là như vậy. Đối với cha mẹ là cúng dường không được nói bố thí, đối với thầy, trưởng bối gọi là cúng dường, đây gọi là dùng tâm khác nhau.

Kinh Hoa Nghiêm thật tuyệt vời, trong Kinh Hoa Nghiêm không có bố thí, đều là cúng dường. Vì sao vậy? Trong kinh Đức Phật dạy: “Tất cả chúng sanh vốn là Phật”. Chúng ta cúng dường Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, cúng dường Phật A Di Đà, cúng dường Phật Tỳ Lô Giá Na, tất cả chúng sanh vốn là Phật, quý vị nói là dùng bố thí hay là dùng cúng dường? Tất cả đều là cúng dường! Cho nên kinh văn ở trước nói: “Như thuyết tu hành cúng dường, lợi ích chúng sanh cúng dường, nhiếp thọ chúng sanh cúng dường”, tất cả đều là cúng dường. Đây là nói, hoàn toàn dùng tâm chân thành cung kính để làm. Chúng ta tu điều này được bao nhiêu phước đức, trí tuệ khai phát được chừng nào đều từ tâm mình. Tâm ta càng chân thành thì phước báo càng lớn, trí tuệ càng cao, đạo lý là ở đây. Nếu không có tâm chân thành cung kính, dù thánh nhân dạy quý vị cũng không đạt được lợi ích.

Trong Kinh Dịch nói rất hay, không phải Kinh Dịnh, mà là trong Kinh Thư nói: “Mãn chiêu tổn, khiêm thọ ích”, đạo lý này là thật. Trong ly này đầy nước thì không thể đựng thêm, nếu rót thêm sẽ tràn, nếu ly này trống thì có thể được lợi ích. Những gì người khác cúng dường, có thể thu nhận tất cả. Bất luận là pháp thế hay xuất thế gian, việc đầu tiên trong học tập chính là khiêm tốn, khiêm tốn mới được lợi ích, cung kính khiêm tốn mới được lợi ích. Đại sư Ấn Quang từ bi dạy chúng ta: “Một phần thành kính được một phần lợi ích”, tâm thái chúng ta mười phần thành kính sẽ được mười phần lợi ích. Cùng một người thầy dạy, có mấy chục học sinh, nhưng mỗi người được lợi ích không giống nhau. Có người nhiều lợi ích, có người rất ít, nguyên nhân do đâu? Từ tâm cung kính đối với thầy, tâm cung kính đối với những gì mình học, đây là kính nghiệp! Thầy giáo không thiên vị, đều dạy học rất chân thành, học sinh được lợi ích khác nhau. Học sinh nào đạt lợi ích thật sự, thầy giáo có biết chăng? Biết, rất rõ ràng. Vì sao vậy? Thấy ngôn hành cử chỉ của họ luôn cung kính, nỗ lực học tập, học sinh này nhất định được lợi ích.

Vào thời nhà Hán có một câu chuyện, câu chuyện về Trịnh Khang Thành_Trịnh Huyền, là một nhà Nho lớn thời nhà Hán. Thầy ông là Mã Dung, cũng rất giỏi. Mã Dung không những học thuật giỏi, mà quan vị cũng rất lớn, tương đương với cấp bộ hiện nay. Ông ta dạy học_đây là một gia đình phú quý, trong nhà có một đội nhạc công, nghĩa là các cô gái ở đó ca hát. Ông ta rất thích ca múa, ngay cả lúc dạy học cũng để các cô gái này ở sau ca hát, ông ở trước vừa dạy vừa thưởng thức, dùng bức rèm ngăn lại. Ở đây dạy học, sau bức rèm là các cô gái đàn ca tấu nhạc múa hát. Quý vị thử nghĩ xem các học sinh này, ai không muốn ra sau đó xem. Chỉ có một học sinh, suốt ba năm tâm luôn chuyên chú, chưa từng một lần liếc mắt ra sau bức rèm đó xem. Mã Dung biết điều này, suốt ba năm nay, bản lĩnh của ông học sinh này đã tiếp thu tất cả. Con người rất khó đoạn được tập khí phiền não, nhà Nho lớn cũng có vấn đề, ông ta đố kỵ đối với học sinh. Ông biết học sinh này tương lai nhất định hơn mình, nếu là người có đức hạnh thật sự sẽ rất hoan hỷ, màu xanh sinh ra từ màu lam mà đẹp hơn màu lam. Học sinh tương lai giỏi hơn mình là vinh dự cho bản thân. Ông ta không nghĩ như thế, ông có ý muốn hại học sinh này, dùng phương pháp cũng rất xảo diệu. Lúc nghỉ học, trở về quê, học sinh tốt nghiệp về nhà, ông dẫn theo đồng học đưa tiễn Trịnh Huyền mười dặm, tiễn hành Trịnh Huyền. Mỗi học sinh kính ba ly rượu, người xưa khi nói đến rượu thường nói 300 ly, điển tích này xuất phát từ đây. Trịnh Khang Thành uống với mọi người hơm 300 ly, ông uống say chăng? Nếu say trên đường sẽ có người hạ thủ, xử lý ông. Không ngờ, Trịnh Khang Thành uống xong 300 ly, dù lễ tiết nhỏ nhặt cũng không mất.

Thầy Lý kể cho chúng tôi nghe câu chuyện này, thầy nói nếu tửu lượng của mỗi người chúng ta đều như Trịnh Khang Thành, thì trong năm giới của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni không có giới cấm rượu, không cần thiết. Ông không thất lễ, Trịnh Khang Thành đúng là hải lượng. Sau khi đi, Trịnh Khang Thành vốn dự định đi con đường này, mọi người đều biết, trên thực tế ông đi theo con đường nhỏ khác.

Đây là chuyên chú, thành kính. Thành kính đối với thầy, thành kính đối với học nghiệp, mới thật sự đạt được lợi ích. Không có thành kính, như người bây giờ tâm nông nổi, họ làm sao học được lợi ích? Những gì họ học đều là những nhu cầu bức thiết trước mắt, như khoa học kỹ thuật, những đạo lý của thánh hiền họ không học được! Luân lý đạo đức, đặc biệt trong Phật giáo nói: “lên cao một bậc”. Lên cao là gì? Nói như cách nói bây giờ là khoa học cao cấp, triết học cao cấp, như vậy thì đành chịu.

Chúng ta mượn cách nói của người thời hiện đại, hiện nay kết quả nghiên cứu thảo luận của triết học cao cấp, khoa học cao cấp với những gì Phật pháp đại thừa nói, dần dần đi đến nhất quán, hầu như hoàn toàn tương đồng. Trong Phật pháp họ không đủ tiêu chuẩn, trong pháp thế gian họ rất đáng nể, nhưng trong Phật pháp không đủ tiêu chuẩn. Vì sao vậy? Vì họ không có tâm chân thành cung kính. Tuy họ phát hiện, nhưng khoa học dùng lý luận toán học, dùng khoa học kỹ thuật cao, dùng những máy móc này quan sát được. Dùng kính viễn vọng thiên văn, dùng nó để quan sát vũ trụ vĩ quan. Lượng tử lực học, dùng kính hiển vi bội số lớn, thật sự thấy được. Nhưng như thế nào? Không minh tâm kiến tánh. Họ đo lường đến sau cùng, hiện tượng tinh thần, hiện tượng vật chất từ đâu đến? Họ nói từ trong không sinh ra có, nói không sai, từ trong không sinh ra có.

Nhưng Phật pháp nói cao siêu hơn nhiều, Phật pháp cũng nói từ trong không sinh ra có. Không ở đây không phải là không của có không, vậy tại sao nói nó là không? Vì nó không phải hiện tượng vật chất, năm căn chúng ta không tiếp xúc được. Mắt không nhìn thấy, tai không nghe thấy, mũi cũng không ngửi được, tay không sờ đến được. Nó không phải vật chất, cũng không phải tinh thần, chúng ta nghĩ cũng không tưởng tượng ra được. Nếu nó là hiện tượng tinh thần, đệ lục Ý thức có thể duyên được. Nó không phải là gì cả, không phải tinh thần cũng không phải vật chất. Nhưng nó có thể biến hiện ra tinh thần, cũng có thể biến hiện ra vật chất, tức là từ trong không sanh ra có.

Danh từ của Phật pháp gọi đây là tự tánh, pháp tánh. Người xưa cũng nói: Tánh người vốn thiện, là nói đến cái tánh này. Trong danh từ của triết học gọi là bản thể của vũ trụ vạn hữu, bản thể rốt cuộc là gì? Các nhà triết học hiện nay vẫn nói không rõ ràng, trong Phật pháp 3000 năm trước đã nói rõ ràng điều này, gọi là tự tánh, pháp tánh, tự tánh thanh tịnh viên minh thể. Sáu căn không duyên đến được, sáu căn duyên được là hiện tượng. Từ trong thể này xuất hiện hiện tượng, quý vị duyên được, hiện tượng tinh thần là thọ tưởng hành thức. Hiện tượng vật chất ta có thể thấy được, cực kỳ vi tế cũng bị ta phát giác ra.

Vấn đề này trong kinh điển cũng nói rất rõ ràng: Tất cả chúng sanh dùng tâm phân biệt_Đệ lục Ý thức, dùng tâm chấp trước_Mạt na thức. Đối với bên ngoài có thể duyên đến vũ trụ, đối với bên trong có thể duyên đến A lại da, nhưng không duyên được tự tánh. Minh tâm kiến tánh không liên quan đến quý vị, quý vị không duyên đến được, minh tâm kiến tánh mới gọi là thành Phật. Trí tuệ vốn có trong tự tánh hiện tiền, đức năng vốn có ngày nay gọi là năng lượng, các nhà khoa học gọi là năng lượng, thông thường chúng ta nói năng lực xuất hiện. Tướng hảo vốn có, quý vị không thiếu gì cả, trong tự tánh đầy đủ viên mãn.

Vì thế ta kiến tánh, kiến tánh phước viên mãn, tuệ cũng viên mãn. Phước và tuệ từ đâu mà có? Không phải do tu được, là trong tự tánh vốn có, mọi người đều bình đẳng. Trên chúng ta bình đẳng với Chư Phật Như Lai, dưới bình đẳng với tất cả loài bò bay cựa động, côn trùng. Nói theo Phật pháp, không những loài bò bay cựa động là súc sanh, còn bình đẳng với ngạ quỷ, địa ngục. Vì sao tướng không bình đẳng? Lý thì bình đẳng, vì sao tướng không bình đẳng? Vì trên mặt tướng ta có phiền não, có tập khí, ta mang theo bao nhiêu tập khí phiền não, đây là điểm khác nhau. Mang theo nhiều thì hiện rõ sự ngu si, mang theo ít thì thông minh hơn một chút, từ chỗ này hiện ra sự không bình đẳng.

Cho nên trong Phật pháp tu pháp cúng dường quan trọng nhất, cúng dường nghĩa là gì? Cúng dường là buông bỏ, ý nghĩa thật sự của nó là buông bỏ. Quý vị chịu cúng dường là chịu buông xả, xả bỏ những gì? Xả bỏ tập khí phiền não, khôi phục thanh tịnh bình đẳng giác của chính mình, đó nghĩa là gì? Đó chính là chơn chánh cúng dường, đó là cúng dường Như Lai. Ta cúng dường như thế, Như Lai liền xuất hiện, Như Lai là bản tánh của ta, là tự tánh của ta. Những điều này xuất hiện, quý vị cũng là Như Lai, quý vị sẽ thành Phật.

Chúng ta đã học bao nhiêu năm, coi như cũng hiểu rõ ràng minh bạch đạo lý này. Phật pháp trước sau, từ khi mới phát tâm cho đến Như Lai địa, đến chứng được cứu cánh quả Phật, tu điều gì? Chỉ có buông bỏ mà thôi. Bởi thế Bồ Tát lục ba la mật, cũng chính là sáu cương lĩnh, sáu khoa mục tu hành của Bồ Tát, thứ nhất là bố thí, bố thí là dạy chúng ta buông bỏ. Ngày nay trong tự tánh mình, trí tuệ và đức tướng không thể hiện tiền, vì sao vậy? Kinh Hoa Nghiêm nói rất hay: Vì vọng tưởng chấp trước mà không thể chứng đắc, nói rất rõ ràng. Quý vị có vọng tưởng, có phân biệt, có chấp trước, những thứ này gọi chung là phiền não. Vọng tưởng là vô minh phiền não, phân biệt là trần sa phiền não, chấp trước là kiến tư phiền não, đây là ba loại lớn. Vô lượng vô biên phiền não không ra ngoài ba loại lớn này, nếu đoạn trừ được nó, tự tánh liền hiện tiền, Như Lai lập tức xuất hiện.

Đức Phật nói với chúng ta rằng: Buông bỏ kiến tư phiền não sẽ thành tựu A la hán, A la hán không có kiến tư phiền não, họ có vô minh, có trần sa. Tiếp tục đoạn trừ trần sa phiền não quý vị là Bồ Tát, sau cùng buông bỏ vô minh phiền não quý vị đã thành Phật. Quý vị nên biết, từ sơ phát tâm đến sau cùng thành Phật, bí quyết không có gì khác ngoài buông bỏ. Càng buông bỏ thì tâm càng thanh tịnh, tâm càng thanh tịnh thì tánh giác càng cao, dần dần đạt đến viên mãn, vì thế phải tu bố thí cúng dường. Trong cúng dường cũng là cúng dường của cải, cúng dường pháp, cúng dường vô úy, nội dung hoàn toàn giống với bố thí. Tài bố thí được giàu có, bố thí pháp được thông minh trí tuệ, bố thí vô úy được mạnh khỏe sống lâu. Trong nhà Phật có con đường lớn phát tài, nếu muốn phát tài thì hãy bố thí.

Trích trong:
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
Tập 177
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
Chuyển ngữ: Hạnh Chơn
Biên tập: Bình Minh
Thời gian: 27.10.2010
Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội – Hongkong
Tâm Hướng Phật/St!

Bài viết cùng chuyên mục

Thọ Bồ tát giới tại gia nuôi chó mèo có tội hay không?

Định Tuệ

Tịnh Nghiệp Tam Phước là nguyên tắc chỉ đạo tối cao của toàn thể Phật pháp

Định Tuệ

Phật giáo Nguyên thủy có chủ trương ăn chay hay không?

Định Tuệ

A Di Đà Phật là đệ nhất đại thí chủ, là vua trong các vị Phật

Định Tuệ

Người tu hành không có tâm Từ Bi không thể thành Phật, Bồ Tát

Định Tuệ

Bố thí Tài thì được tiền tài

Định Tuệ

Bát chánh đạo là gì? Tám con đường cao quý đưa ta đến giác ngộ

Định Tuệ

Công năng của thần Chú Vô Lượng Thọ Như Lai Đà La Ni

Định Tuệ

Nhất định phải đoạn vọng tưởng, phân biệt, chấp trước

Định Tuệ

Viết Bình Luận