Tâm Hướng Phật
Nhân Quả

Tỉnh thì đi lên về cảnh giới Phật Bồ Tát, Mê thì lạc lõng đi xuống

Cái phần tinh thần của chúng ta nếu nó “Tỉnh” thì nó về cảnh giới Phật và Bồ Tát, mà nếu nó “Mê” thì nó lạc lõng đi vào các bào thai…

Chúng ta vay mượn “Đất” để làm da, làm thịt, làm xương, thế cho nên cái thân bằng cơm gạo này, cơm gạo là thứ từ cây lúa, cây lúa lấy chất bổ từ dưới đất mang lên tách thành hạt gạo, chúng ta mượn hạt gạo chúng ta ăn làm da làm thịt làm xương, thế cho nên cái thân cơm gạo này làm Bằng Đất.

Bởi vì mượn đất làm thân thể cho nên có ngày phải trả về cho đất. Của đi vay, đi mượn có bao giờ dùng được lâu. Thế cho nên cái thân này thế nào nó cũng phải chết, nghĩa là trả về cho đất là sự đương nhiên.

Hàng ngày, cứ mỗi một bữa, chúng ta vay vài chén cơm để làm da, làm thịt, làm xương thì tức sẽ có ngày chúng ta sẽ phải trả về cho đất bởi vì nó là đất.

Thế cho nên, chỉ có cái thân bằng đất này khi tan rã nó trả về cho đất chứ còn cái Tánh Thể, cái Tánh đang biết nói mà quí vị đang nghe, chúng ta có cái tánh nghe, tánh biết, Tánh Phật, cái phần tinh thần của chúng ta nó không làm bằng cơm gạo, nó không cùng với cái thân này sinh ra cho nên người ta bỏ vào quan tài là chỉ bỏ cái thân bằng cơm gạo thôi, chớ còn cái Tánh Phật của chúng ta, cái tánh đang biết nói đây mà quí vị đang nghe đấy, cái tánh cái tinh thần của chúng ta đâu có làm bằng đất, thế cho nên không có ai bỏ được nó vào quan tài, không có ai đem chôn mà vất nó xuống đất được, thì khi cái thân này bỏ vào quan tài bỏ xuống trong đất thì cái phần tinh thần của chúng ta nếu nó “Tỉnh” thì nó về cảnh giới Phật và Bồ Tát, mà nếu nó “Mê” thì nó lạc lỏng đi vào các bào thai hoặc làm con người, hoặc đi vào bụng làm con trâu con bò, lạc lỏng đi vào các đường Mê , tuy lạc lỏng đi vào đường Mê nhưng nó không mất, nó là thứ “Vô Sanh Bất Diệt”.

Thế cho nên khi cái thân bằng đất này tan đi trả về cho đất, cái Tánh Phật của mình nếu nó Giác Tỉnh, nếu nó tỉnh táo thì nó theo tiếng niệm Phật nó đi về cảnh giới Phật làm Thánh Hiền.

Còn những vị cứ Tự Tử, ưu sầu khổ não, đeo trong lòng cái buồn cái hận mà lại tự tử tức là làm cho cái thân cơm gạo này nó tan đi thì cái buồn cái hận ấy nó nặng nề cho nên nó đưa những người ấy xuống những cảnh giới làm ma làm quỷ, làm trâu, làm bò, làm những loài đi xuống không được đi lên.

Cho nên những người tự tử ấy nó dại, dại lắm, không biết rằng đời sống hiện tại này đã khổ mà cái khổ này nó ở tâm mình, không gỡ ở tâm mình thì có bao giờ nó rời được mình đâu, cần phải tỉnh ra mà gỡ được cái khổ để cái tâm mình nó tỉnh táo thì nó mới đi lên, còn đằng này mình để cho cái tâm của mình nặng nề thì nó đi xuống.

Trong Kinh Lăng Nghiêm, Đức Phật có dạy cái tâm của chúng ta nó có hai phần, Phật gọi nội phần và ngoại phần, nội phần gọi là Tình, ngoại phần Phật gọi là Tưởng.

Cho nên người ta cứ gọi là các người hữu tình, hữu tình là những người có buồn, vui, sầu não, phiền bực đó là những người gọi là hữu tình.

Thì những người hữu tình Phật kể như thế này: ví dụ như Tham, cái tâm tham khi mà mình tham ăn, khi mình muốn ăn một miếng ngon thì cái miệng của mình nó chảy ra nước giải nước miếng, khi mình thèm một miếng ăn ngon thì cái miệng của mình nó chảy nước giải tức là thèm khát một miếng ăn, hoặc là khi cái người thích tiền bạc chợt nghe người ta nói trúng số đọc đắc mừng quá toàn thân toát mồ hôi ra, hoặc nhớ tới cha mẹ mình yêu thương hoặc là nhớ tới đứa con mà mình yêu thương lỡ nó chết nó đi xa thì chảy nước mắt, hoặc ưa thích sự dâm dục thì ở nữ căn và nam căn cũng chảy cái nước.

Thế thì Đức Phật kể đấy, cái Tham Ái nó chảy nước như thế, tham ăn thì chảy nước ở miệng, nhớ con thương yêu con mà nó chết nó đi xa thương nhớ thì chảy nước mắt, yêu thích tiền bạc mà chợt được vàng hay trúng số mừng quá thế là toát mồ hôi-> chung qui cũng là chảy nước.

Phật kể những cái tham của chúng mình, cái chỗ chảy nước không giống nhau, hoặc là ở mắt, hoặc ở lỗ chân lông, hoặc ở miệng nhưng chung qui đều chảy nước cả. Mà nước là cái thứ nó nặng không bao giờ nước nó đi lên cả. Đã là nước, mình nhỏ giọt là nó chảy nó đi xuống.

Thế cho nên những người hay có lòng tham là cái đi xuống, bởi vì đấy, mình đang sống đây nó hiện cái sướng ra, nó hiện cái nước mà nước là cái thứ đi xuống cho nên những hữu tình, nặng về cái tình là nó đi xuống. Thế thì mình tham người ta khen mà người ta không khen mà lại chê thì mình cáu mình giận, mình muốn cho vừa ý mà người ta lại cứ trái ý của mình thì mình phải bực bội.

Ấy thế cái tham cái sân chung qui là do sự si mê cho nên gọi Tham Sân Si là cái gốc của sự Đọa Lạc. Ở Lăng Nghiêm là Phật chỉ rõ như vậy để mình hãy quan sát cái tâm của mình đi xem nó Đi Xuống hay Đi Lên.

Cũng như Tổ dạy ở đây mình biết mình Chết như thế nào thì mình xem ngay cái hàng ngày mình sống đây, mình đi lên hay đi xuống. Thế cho nên Phật nói ở Lăng Nghiêm “Tình” là Đi Xuống, còn Phật nói “Tưởng” là Đi Lên. “Tưởng” là cái tâm “Khác Ngưỡng”.

Như bây giờ khác ngưỡng đức hạnh của Đức Bổn Sư Thích Ca, khác ngưỡng công đức của Đức Phật A Di Đà, của Đức Quán Thế Âm cho nên hàng ngày mình niệm Phật niệm Bồ Tát, mình lễ lạy, mình tụng kinh để đọc những lời dạy của Thánh Hiền.

Cái tâm Khác Ngưỡng như vậy gọi là “Ngưỡng” tức là ngửa lên, ngữa lên cầu ước những các cái đức hạnh cho nên trở thành cái thắng khí thì trong Kinh Lăng Nghiêm nói rằng: “Những người nào suốt ngày tụng Kinh, trì Chú, niệm Phật nghĩa là suốt ngày sống với cái tưởng, sống với cái khác ngưỡng thì cái vị ấy lúc lâm chung bay lên cao, trong lúc bay lên có cái nguyện cầu vãng sanh thì sẽ thấy cõi Cực Lạc và tự nhiên về cõi Cực Lạc.

Cung kính và cảm niệm công đức Những lời chỉ dạy thật thâm sâu diệu dụng dủa: Sư Bà Hải Triều Âm! Nam Mô A Di Đà Phật!

Tâm Hướng Phật/St!

Bài viết cùng chuyên mục

Quỷ nhiều năm quấy phá, luôn ôm ngủ và chẳng thể có con

Định Tuệ

Không truyền rộng điều ác, thường tán dương điều thiện

Định Tuệ

Vong hồn quấn quýt theo quấy phá, niệm Phật được giải oán kết

Định Tuệ

Nhất quyết không sát sinh, bất ngờ khỏi ung thư máu

Định Tuệ

Lý nhân quả không sai một mảy, hễ tạo nhân nào thì kết quả nấy

Định Tuệ

Cầu vãng sanh mà còn ăn thịt, làm gì có đạo lý này chứ?

Định Tuệ

Siêu độ vong linh cha nhờ tụng Kinh Địa Tạng

Định Tuệ

Nghiệp nhân quả báo, tơ hào không sai

Định Tuệ

Con Lừa đến từ địa ngục

Định Tuệ

Viết Bình Luận