Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Niệm một câu Phật hiệu trừ tội nặng sanh tử trong 80 ức kiếp

Trong Kinh nói rằng: Niệm một câu Phật hiệu trừ tội nặng của sự sanh tử trong tám mươi ức kiếp. Điều này thật khó tin?

54- Hỏi: Những người tạo năm tội nghịch, mười nghiệp ác, chỉ niệm mười câu Phật hiệu được vãng sanh, điều này thật khó tin?

Đáp: Nói chung một niệm lúc lâm chung rất quan trọng. Kinh nói: “Có người đàn bà qua sông, lỡ tay làm rơi đứa con xuống nước, vì lo cứu vớt con nên nước cuốn chết đuối. Do có niệm lành thương con nên được sanh lên cõi Trời”. Tỳ kheo Vô Văn lúc lâm chung, vì khởi một niệm ác hủy báng Phật, bèn bị đọa vào địa ngục.

Thiên đàng hay địa ngục chỉ ở trong một niệm, còn có thể chuyển đổi. Thế thì mười niệm được vãng sanh Tịnh độ còn nghi ngờ gì nữa? Huống chi trong những lời phát nguyện, đức Phật A Di Đà có nói: “Chúng sanh xưng danh hiệu tôi cho đến mười niệm, nếu không được vãng sanh về cõi nước tôi, tôi không thành Chánh giác”.

Nguyện lực kiên cố, tâm niệm dõng mãnh. Bên này cảm, bên kia ứng, nhanh như hình với bóng, âm thanh với tiếng vang. Như thế nghi ngờ gì nữa!

55- Hỏi: “Kinh nói niệm một câu Phật hiệu trừ tội nặng của sự sanh tử trong tám mươi ức kiếp”. Điều này thật khó tin?

Đáp: Lời này phát xuất từ chương Hạ phẩm Hạ sanh nói về người thành tựu mười niệm lúc lâm chung. Ông nghi ngờ tội nặng của sanh tử trong tám mươi ức kiếp là quan trọng, lại xem thường một niệm lúc lâm chung.

Nay y vào ba pháp của tông Thiên Thai mà suy xét thì chưa có thể lấy xa gần, nhiều ít để bàn luận khinh và trọng.

– Một là ở nơi tâm: Nghĩa là tâm tạo tội từ hư vọng điên đảo mà sinh khởi, tâm niệm Phật từ việc được nghe bậc thiện trí thức nói về danh hiệu và công đức chân thật của Phật A Di Đà mà phát sinh.

Một bên giả dối, một bên chân thật, đâu thể so sánh với nhau được. Ví như căn nhà tối muôn năm, ánh sáng mặt trời vừa soi đến, tối tăm nhanh chóng tiêu tan. Lẽ nào do tối đã lâu ngày nên không thể tan biến ngay được?

– Hai là nơi duyên: Nghĩa là tâm si mê hư vọng tạo tội, do duyên theo cảnh giả dối điên đảo mà phát sinh, tâm niệm Phật là do nghe danh hiệu và công đức chân thật thanh tịnh của Phật, duyên nơi tâm giác ngộ vô thượng mà phát sinh.

Một bên thật một bên giả, đâu có thể so sánh với nhau được. Ví như có người bị trúng tên độc, mũi tên cắm sâu, chất độc ngấm vào tổn hại da thịt, nhưng một khi nghe âm thanh của tiếng trống được thoa thuốc giải độc thì mũi tên bị đẩy ra, chất độc được giải trừ.

– Ba là ở nơi sự quyết định: Nghĩa là lúc tạo tội do có tâm gián đoạn và tâm hối hận về sau, còn khi niệm Phật không có hai tâm đó, nên lúc xả bỏ sinh mạng do tâm lành mạnh mẽ liền được vãng sanh. Ví như sợi dây rất to, cả ngàn người bứt không đứt, nhưng đứa bé chỉ cần vung gươm bén mà chém, thì trong khoảnh khắc liền đứt thành hai đoạn.

Ba sự lượng xét trên, hoàn toàn nhìn từ khía cạnh tâm hay niệm mà bàn luận. Có thể thấy rõ ràng tự tâm vốn đã có đầy đủ sức mạnh diệt trừ tội lỗi, chẳng thể nghĩ bàn.

Huống chi danh hiệu được niệm chính là Phật A Di Đà, bậc thành tựu muôn vàn đức hạnh. Do đại nguyện nhiếp trì, công năng ấy đâu thể nghĩ bàn cho được. Ví như có người lấy gân sư tử để làm dây đàn, một khi khảy đàn thì tất cả dây đàn khác đồng thời đứt đoạn. Lại như có người lấy các loại sữa trâu, dê, lừa, ngựa để vào thùng rồi cho vào một giọt sữa sư tử, tất cả loại sữa khác đều trở thành nước.

Nay xưng danh hiệu Phật, lẽ nào tội nặng của sự sanh tử trong tám mươi ức kiếp lại không tiêu diệt?

56- Hỏi: còn mang nghiệp được vãng sanh, điều đó tôi có thể tin. Nhưng vì sao được không thối chuyển?

Đáp: Đỉều này có năm nhân duyên khiến người vãng sanh được không thối chuyển:

1. Do nguyện lực của Phật A Di Đà thường thu nhiếp giữ gìn.
2. Do quang minh của Phật luôn soi chiếu, tâm Bồ đề thường tăng trưởng.
3. Nước, chim, cây, gió reo, nhạc tấu đều thuyết giáo nghĩa khổ, không. Người nghe những pháp ấy thường khởi lòng niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.
4. Cõi nước Cực Lạc toàn là Bồ Tát làm bạn lành, không có cảnh duyên xấu ác, không có quỷ thần, tà ma, các thứ phiền não tam độc… hoàn toàn không sinh khởi.
5. Do sống lâu mãi mãi đồng với chư Phật, Bồ Tát.

Trích: Niệm Phật đạt bất niệm tự niệm bảo đảm Vãng Sanh – Phần VII: Tổng Kết!

Bài viết cùng chuyên mục

Học Phật chính là phục hồi Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác của chính mình

Định Tuệ

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa tập 2 – Pháp Sư Tịnh Không

Định Tuệ

Niệm Phật phải dự bị lúc lâm chung

Định Tuệ

Chúng sanh càng khổ, càng ngu si thì càng phải thương xót họ

Định Tuệ

Ngũ tướng suy hao của các vị trời

Định Tuệ

Đại Sư Liên Trì phổ khuyến Giới sát Phóng sanh

Định Tuệ

Ngày đêm thường niệm thiện pháp

Định Tuệ

Giới Luật là gì? Tầm quan trọng của giới luật

Định Tuệ

Sanh đến thế giới Cực Lạc, tướng hảo giống như Phật A Di Đà vậy

Định Tuệ

Viết Bình Luận