Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Thế giới Tây Phương Cực Lạc là pháp giới bình đẳng

Thế giới Tây Phương Cực Lạc là pháp giới bình đẳng, chỗ này quá hi hữu. Cũng chính là nói phàm phu chúng ta sanh đến nơi đó ở chung với Văn Thù, Phổ Hiền.

Thế giới Tây Phương Cực Lạc là pháp giới bình đẳng, chỗ này quá hi hữu. Cũng chính là nói phàm phu chúng ta sanh đến nơi đó ở chung với Văn Thù, Phổ Hiền. Mười phương thế giới không có tình huống này, bạn không phải đồng một giai tầng này thì không cách gì ở chung được.

Như địa cầu này của chúng ta, địa cầu là Phàm Thánh Đồng Cư Độ, trong đây có Phật, Bồ Tát tu hành ở nơi đây, có A La Hán tu hành ở nơi đây, nhưng phàm phu chúng ta không nhìn thấy được. Không đồng một giai tầng thì không cách gì thấy được, không gặp được. Thế giới Cực Lạc thì không như vậy, Văn Thù, Phổ Hiền, những vị Bồ Tát Đẳng Giác cùng ở chung với phàm phu, cùng ngồi nghe A Di Đà Phật giảng Kinh, xếp hàng mà ngồi. Đó là chỗ mà mười phương thế giới không có.

Cho nên, Thế giới Tây Phương Cực Lạc là pháp giới bình đẳng. Vì sao vậy? Vì tất cả đều là niệm A Di Đà Phật vãng sanh, đó là nhân bình đẳng. Đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc là quả bình đẳng, thọ dụng bình đẳng, tất cả đều bình đẳng. Pháp môn này mới gọi là không thể nghĩ bàn.

Trên mặt tác dụng mà nói, chỉ nêu ra một thí dụ. Tác dụng không thể nghĩ bàn, vô lượng vô biên, chỗ này chỉ nêu ra một điểm là “tất đỗ vô lượng chư Phật”. Vô lượng chư Phật Như Lai, bạn thảy đều thấy được. Chỉ có Thế giới Tây Phương Cực Lạc mới có thể làm được điều này. Vô lượng chư Phật đều bao gồm chúng ta ở trong đó, cho nên người Thế giới Tây Phương Cực Lạc xem thấy những người chúng ta đây đều thành Phật rồi. Vì sao vậy? Họ thành Phật rồi nên họ xem thấy tất cả chúng sanh thảy đều thành Phật. Đó là họ chân thật thành Phật. Nếu như còn thấy có một chúng sanh chưa thành Phật, thành thật mà nói, chính họ chưa thành Phật.

Nói như vậy lại thấy kỳ lạ, xem thấy chúng ta đều thành Phật, Phật còn có thể đến độ Phật hay sao? Không sai. Phật xem thấy chúng ta chân thật là thành Phật rồi, thế nhưng hiện tại là một vị Phật hồ đồ. Họ xem thấy chúng ta thành Phật không sai, nhưng xem thấy hiện tại chúng ta mê mà không giác. Làm sao là giả được chứ? Là thật! Cho nên, giúp đỡ chúng ta giác ngộ. Họ biết chúng ta “bổn giác vốn có, bất giác vốn không”, cho nên họ nắm chắc, có lòng tin, nhất định giúp đỡ chúng ta có thể giác ngộ. Lý luận này căn cứ vào ngay chỗ này, tất cả chúng sanh chúng ta “bổn giác vốn có, bất giác vốn không”, là Phật thật, quyết định không phải là Phật giả.

Cho nên chúng ta giảng Đại Kinh này, đây không phải là Kinh thông thường. Kinh thông thường chúng ta không nói những lời này, nói rồi chỉ phí sức, phải giải thích rất tỉ mỉ, để lỡ rất nhiều thời gian, người khác cũng chưa chắc có thể thể hội được. Hiện tại trong giảng đường giảng “Kinh Vô Lượng Thọ”, giảng “Kinh Hoa Nghiêm”. “Kinh Hoa Nghiêm” cùng “Kinh Vô Lượng Thọ” là một bộ Kinh, bổ khuyết lẫn nhau.

Mọi người ngày ngày ở nơi đây huân tập, lời nói liền thuận tiện hơn nhiều. Tôi dạy các vị đồng tu xem tất cả chúng sanh đều là Phật, đích thực là Phật thật. Phàm phu chỉ có một mình ta, một mình ta là phàm phu, người khác đều là chư Phật Như Lai. Không luận họ làm thiện, làm ác, chúng ta đều phải nghĩ đến đó là các Ngài tùy loại hóa thân, tùy cơ thị hiện, là các Ngài thị hiện cho chúng ta xem, ta cần phải ở trong cảnh giới thị hiện mà tu hành.

Tu hạnh gì? Tu hạnh bình đẳng. Đó là thành tựu Phật đạo của chính mình. Thiện hạnh của họ chúng ta thấy rõ ràng, chúng ta tâm địa thanh tịnh không nhiễm, không thể dính mắc. Ác hạnh của họ chúng ta cũng thấy tường tận, chúng ta cũng thanh tịnh không nhiễm. Cho nên, ở trong cảnh giới, chúng ta tu luyện tâm thanh tịnh, tu tâm bình đẳng, tu tâm chánh giác. Nếu như không có những cảnh giới này hiện tiền, thì Thanh Tịnh – Bình Đẳng – Giác của chúng ta đến nơi đâu để tu? Cho nên những cảnh giới này giúp đỡ chúng ta thành tựu Thanh Tịnh – Bình Đẳng – Giác của chúng ta. Như vậy thì họ không phải là thiện tri thức của ta thì là gì? Họ không phải chư Phật Như Lai thị hiện thì là gì?

Ngoài ra còn có một đạo lý nữa, việc này trên Kinh Phật thường nói, mọi người đều quen thuộc, đó là “cảnh tùy tâm chuyển”. Chúng ta dùng tâm Thanh Tịnh – Bình Đẳng – Giác để nhìn tất cả chúng sanh, thì tất cả chúng sanh liền thành Phật. Tất cả chúng sanh chính là Thanh Tịnh – Bình Đẳng – Giác. Thanh Tịnh – Bình Đẳng – Giác nói ở trên đề Kinh này là biệt hiệu của A Di Đà Phật.

A Di Đà Phật gọi là Thanh Tịnh – Bình Đẳng – Giác. Cho nên, cảnh duyên thành tựu Thanh Tịnh – Bình Đẳng – Giác cho chính chúng ta. Ta dùng Thanh Tịnh – Bình Đẳng – Giác để xem pháp giới tất cả chúng sanh. “Tình dữ vô tình” chân thật “đồng viên chủng trí”. Chúng sanh hữu tình là Thanh Tịnh – Bình Đẳng – Giác, chúng sanh vô tình cũng là Thanh Tịnh Bình Đẳng – Giác, vậy thì làm sao không vào cảnh giới này chứ! Đó gọi là tùy thời ngộ nhập Hoa Nghiêm Tam Muội.

Tôi dạy các bạn phương pháp tốt này, nếu bạn có thể thường hay đem cái tâm này chuyển đổi lại, thường hay thấy như vậy, lâu ngày dài tháng trong bất tri bất giác thật có thể tùy thời ngộ nhập Hoa Nghiêm Tam Muội. Chúng ta ở niệm Phật đường niệm Phật, sức mạnh đó thì lớn, chuyển biến sóng tư tưởng bất thiện của tất cả chúng sanh thế gian này. Chúng ta có năng lực làm được hay không? Khẳng định có thể làm đến được. Thời gian tuy có tai nạn, cho dù chúng ta không có năng lực có thể hóa trừ tai nạn này, nhưng nhất định cũng có thể làm cho tai nạn này giảm nhẹ, làm cho tai nạn này kéo lui về sau.

Ở trong đây có đạo lý, đó là sóng tư tưởng của chúng ta là Thanh Tịnh – Bình Đẳng – Giác. Sức mạnh của tần sóng này rất mạnh, có nhiều người như vậy, mọi người cùng nhau tu tập, lại có thể được tất cả chư Phật Như Lai gia trì. Trong đây có đạo lý, có lý luận, không phải tùy tiện nói.

Cho nên chúng ta hiểu được đạo lý này, tường tận lý cùng sự này thì tín tâm của chúng ta liền khẳng định, một chút hoài nghi cũng không có. Chúng ta bước vào niệm Phật đường chân thật là tự độ, độ người, cứu mình, cứu người, chân thật là cứu độ tất cả chúng sanh. Cho nên, nếu như đối với những sự cùng lý này không tường tận, không thấu triệt, họ làm gì có được loại tín tâm kiên định này? Không có tín tâm kiên định này, tuy niệm Phật nhưng sóng tư tưởng niệm Phật không có được sức mạnh như vậy.

Hay nói cách khác, không đủ sức mạnh để chuyển nghiệp lực của chúng sanh. Chúng ta đích thực là may mắn, có thể gặp được đại pháp này, gặp được pháp thuần chánh này, pháp môn đệ nhất chư Phật Như Lai độ chúng sanh thành Phật đạo. Cũng giống như cư sĩ Bàng Tế Thanh đã nói: “Một ngày từ vô lượng kiếp đến nay hi hữu khó gặp”. Chúng ta gặp được rồi, bạn nói xem việc này may mắn cỡ nào!

Giả như chúng ta ở ngay trong cuộc sống thường ngày, nếu không thể “trụ thâm thiền định”, không thể “tất đỗ vô lượng chư Phật”, công phu tu tập của chúng ta sẽ không có lực. Cũng là người thông thường nói, công phu tu hành của bạn không có lực. Nếu như muốn có lực thì phải thực tiễn hai câu nói này, hai câu nói này phải áp dụng.

Trích trong:
PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ
TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH
Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tập 44
Tâm Hướng Phật/St!

Bài viết cùng chuyên mục

Niệm Phật nhất định phải phát nguyện vãng sanh Cực Lạc

Định Tuệ

Cảnh sách đại chúng: Hãy chuyên tâm niệm Phật

Định Tuệ

Thiện nam tín nữ đến chùa cần cẩn trọng khi sử dụng đồ của chùa

Định Tuệ

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa tập 13 – Pháp Sư Tịnh Không

Định Tuệ

Giúp đỡ người khác nên lấy điều gì làm chủ?

Định Tuệ

Vì sao Đức Phật lại chọn Đản sinh ở nơi rừng cây?

Định Tuệ

Ngũ uẩn hay ngũ đạo

Định Tuệ

Làm thế nào để thành mãn Bồ Đề Tâm?

Định Tuệ

Người cả đời làm ác lúc lâm chung niệm Phật có được vãng sanh?

Định Tuệ

Viết Bình Luận